Về công tác đào tạo:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 58 - 60)

- Quá trình phát triển của công ty thực phẩm Hà Nộ

2.3.1.2. Về công tác đào tạo:

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty thực phẩm Hà Nội được thực hiện nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và sự phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai.

Công tác đào tạo gồm; đào tạo mới, đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo tại chỗ, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, đào tạo tại chức, hội thảo, đào tạo theo các đề án, tham quan, khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm ... trong và ngoài nước.

Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty được xây dựng phù hợp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh....

Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm quản lý thống nhất công tác đào tạo trong nhà máy....

Phòng Tổ chức - Lao động giúp việc cho Giám đốc, tổ chức, quản lý công tác đào tạo của nhà máy....

Tất cả cán bộ công nhân của nhà máy có đủ trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung chương trình và nhu cầu đào tạo, có ý thức tổ chức tốt, không vi phạm kỉ luật, và có các điều kiện cần thiết khác đều có thể được chọn cử tham dự các khoá đào tạo ở trong nước, ngoài nước, do công ty hoặc các đơn vị tài trợ tổ chức.

Những cán bộ cần phải có trình độ phù hợp với sự thay đổi của công việc hay nâng cao tay nghề, Công ty gửi đi đào tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau.

- Với cán bộ bằng cách gửi đi học nâng cao trình độ - Đối với công nhân: Đào tạo tại nơi làm việc. v.v...

Chi phí đào tạo của công ty được lập trong kế hoạch đào tạo hàng năm của công ty, theo các quy định hiện hành được Giám đốc phê duyệt và cùng với kinh phí của các cá nhân đóng góp.

Trong những năm vừa qua, lãnh đạo Công ty đã hết sức chú trọng đến công tác đào tạo. Công ty đã mở được các lớp bồi dưỡng cho cán bộ kỹ thuật như lớp bồi dưỡng cán bộ tại các đơn vị, tại công ty và liên kết với các trường và trung tâm đào tạo nghề. Ngoài ra, công ty còn tạo điều kiện cho cán bộ theo học liên thông nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, công ty còn cử những lao động giỏi đi nước ngoài nhằm học hỏi về khoa học kỹ thuật mới. Kết quả thực hiện công tác đào tạo:

+ Đại học và trên đại học : 6 người

+ Bồi dưỡng kèm cặp tại chỗ 40 lượt người.

- Năm 2007: có 71 lượt cán bộ công nhân viên được đào tạo, trong đó: + Đại học và trên đại học : 12 người;

+ Bồi dưỡng kèm cặp tại chỗ 59 lượt người.

- Năm 2008: Công ty có thực hiện chương trình trọng điểm về đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ cao ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào:

+ Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, hành chính có 4 người

+ Đào tạo và bồi dưỡng các cấp chuyên gia và công nhân nguồn có tay nghề cao có 12 người

Công ty nên nghiên cứu và đề ra những giải pháp khuyến khích sử dụng và thu hút người lao động nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ có tay nghề và chuyên gia giỏi trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và các dự án kinh doanh phát triển cho công ty. Để công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp những điều kiện của Công ty phụ thuộc về vốn, tài chính, con người... Công ty cần đào tạo đúng đối tượng, đủ chứ không tràn lan. Từ những điều kiện vốn có của Công ty, Công ty cần lựa chọn cho mình phương pháp đào tạo riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)