Chính sách thu hút, tạo động lực khuyến khích lao động

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 29)

Chính sách thu hút, khuyến khích tạo động lực là chiến lược kích thích lao động và động viên họ nhằm duy trì củng cố và phát triển lực lượng lao động này gắn bó với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một lực lượng lao động có trình độ và bố trí vào vị trí thích hợp, nhưng chính sách lương

bổng, đãi ngộ không thích hợp thì tinh thần người lao động sẽ giảm sút, năng suất lao động không cao. Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động bao gồm: đãi ngộ về mặt tài chính và đãi ngộ phi tài chính.

1.2.3.1. Đãi ngộ về mặt tài chính

Đãi ngộ về mặt tài chính được chia ra 2 phần: phần đãi ngộ trực tiếp là trả lương tháng, lương công nhật, tiền thưởng,… và đãi ngộ gián tiếp là các khoản phúc lợi và các kế hoạch bảo hiểm. Trong đãi ngộ về mặt tài chính thì hình thức trả lương, thưởng cũng rất quan trọng. Cơ cấu trả lương thường được chia thành trả lương cho khối gián tiếp và khối trực tiếp. Khối gián tiếp là các nhân viên hành chính và cán bộ quản lý doanh nghiệp, hình thức trả lương cho khối gián tiếp thường là lĩnh lương theo tháng và các khoản tiền thưởng. Khối lao động trực tiếp được lĩnh lương theo thời gian hoặc sản phẩm với các phương pháp trả lương như: phương pháp trả lương theo từng sản phẩm, trả lương thưởng 100%, trả lương theo giờ tiêu chuẩn, trả lương cơ bản cộng với tiền thưởng,…

Đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính là các khoản phúc lợi và các kế hoạch bảo hiểm. Các khoản phúc lợi bao gồm: phúc lợi theo quy định của pháp luật và phúc lợi tự nguyện. Phúc lợi theo quy định của pháp luật là các loại bảo hiểm xã hội: trợ cấp ốm đau bệnh tật; trợ cấp tai nạn lao động; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp hưu trí,… Phúc lợi tự nguyện là các khoản phúc lợi không theo quy định của pháp luật nhằm khuyến khích người lao động yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan nhiều hơn: đó là các chương trình bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, các loại dịch vụ, bảo hiểm nhân thọ và các loại trợ cấp khác.

1.2.3.2. Đãi ngộ phi tài chính:

Ở Việt Nam hiện nay, đa số người lao động trong các doanh nghiệp còn quan tâm nhiều đến tài chính để lo cho cuộc sống nên kích thích phi tài chính chưa thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, trong tương lai khi đất nước phát triển, vấn đề này sẽ càng trở nên quan trọng. Hiện nay, ở

một số nước có nền kinh tế phát triển, nhiều khi kích thích phi tài chính còn quan trọng hơn các kích thích về tài chính. Kích thích phi tài chính bao gồm chính bản thân công việc có thu hút và làm cho người lao động thỏa mãn không? và môi trường, khung cảnh làm việc có thỏa mãn nhu cầu của người lao động chưa? Ngoài ra, đãi ngộ phi tài chính còn nhằm thỏa mãn nhu cầu ở thứ bậc cao như các nhu cầu xã hội, nhu cầu được kính trọng, nhu cầu được tự thể hiện mình, nhu cầu được học hành, thăng tiến,v.v…

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)