Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 56)

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Các cấp Hội còn chưa chủ động tham gia, góp ý kiến văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết, các cấp Hội đều chỉ tham gia góp ý kiến vào văn bản quy phạm pháp luật khi được mời tham dự trong các cuộc họp hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước gửi văn bản xin ý kiến chứ chưa chủ động gửi ý kiến, tham mưu, đề xuất những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em cho các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Một số nơi, mặc dù được là thành viên chính thức trong các Hội đồng, các ban, nhưng Hội còn thụ động, chưa thể hiện rõ vai trò đại diện, chưa bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích của phụ nữ. Sự tham gia của đại diện Hội phụ nữ ở

hầu hết các nơi mới chỉ mang tính chất là sự tham gia của cá nhân người được cử. Việc hỗ trợ thông tin, điều kiện làm việc để cán bộ Hội tham gia trong các tổ chức này có thể phát huy hết các khả năng, có những ý kiến đóng góp xác đáng chưa được các cấp Hội quan tâm thích đáng. Do vậy, chất lượng các ý kiến đưa ra phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của cán bộ được cử tham gia.

Trình độ cán bộ Hội nhìn chung còn chưa được đồng đều, hiểu biết của cán bộ Hội về luật pháp, chính sách nhất là về kỹ năng giám sát còn hạn chế. Theo tổng hợp số liệu trình độ cán bộ Hội các địa phương (sau Đại hội phụ nữ các cấp -2011) cho thấy, có tới 1.476 Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã còn mù chữ, chủ yếu tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi; cấp huyện có tới hơn 900 Ủy viên Ban Chấp hành chỉ có trình độ Trung học cơ sở và tiểu học

Cán bộ tham mưu, triển khai thực hiện các văn bản của nhà nước nhiều nơi còn thụ động, năng lực còn hạn chế dẫn đến chất lượng tham gia quản lý nhà nước của Hội còn chưa cao, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức.

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Về thể chế, mặc dù đã có nhiều quy định của Nhà nước về vai trò của

Hội Liên hiệp phụ nữ trong các lĩnh vực, các khía cạnh của quản lý nhà nước nhưng văn bản riêng quy định về vấn đề này mới chỉ có Nghị định số 19/2003/NĐ-CP. Tuy vậy, Nghị định cũng mới chỉ quy định về trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp chứ chưa phải tất cả các cơ quan nhà nước khác. Mặt khác, việc hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định còn chung chung, sự phối hợp chỉ đạo giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Nội vụ còn mờ nhạt nên khó khăn cho việc triển khai thực hiện Nghị định tại các địa phương.

Hơn nữa, mặc dù Luật Tổ chức Chính phủ (Điều 39) quy định "Chính phủ cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Ban Chấp hành Trung ương của đoàn thể nhân dân xây dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác" nhưng trên thực tế, vẫn chưa xây dựng được quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn thiếu cơ chế để Hội thực hiện giám sát độc lập, Hội mới chỉ có thể thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền. "Thiếu các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước trong việc đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân" [34, tr. 276]. Với thực tế này, theo bà Trần Thị Mai Hương, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, cần làm rõ các quy định bảo đảm cho Hội phụ nữ thực hiện chức năng giám sát theo Điều 9 của Hiến pháp với tinh thần động viên phụ nữ thực hiện quyền giám sát.

Về mặt nhận thức, nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền địa

phương, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, thiếu sự quan tâm, chưa thấy hết vai trò, vị trí của việc thực hiện Nghị định 19 và các quy định của pháp luật về sự tham gia của Hội phụ nữ trong quản lý nhà nước. Tại buổi làm việc với Đảng Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (11/2011), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh:

Đảng ta luôn coi trọng công tác phụ nữ và đã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình, đề án để phát huy vai trò của phụ nữ, thúc đẩy các phong trào hành động thiết thực, hiệu quả của phụ nữ. Những năm gần đây, công tác phụ nữ có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào việc đoàn kết, tập hợp phụ nữ, xây dựng Hội và đội ngũ cán bộ nữ. Tuy nhiên, nhiều chỉ thị, nghị quyết chưa đi vào cuộc sống, vẫn còn nhiều việc chưa làm được như mong muốn. Nguyên nhân có nhiều, cả khách quan và chủ quan,

trong đó nguyên nhân quan trọng là ở nhiều nơi, cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác phụ nữ [1].

Về khâu tổ chức thực hiện, sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan hành chính nhà nước và Hội phụ nữ cùng cấp có lúc, có nơi chưa rõ nét, thiếu đồng bộ dẫn đến kết quả triển khai các hoạt động quản lý chưa cao, đôi khi có sự chồng chéo giữa các ngành, các đoàn thể.

Việc tổ chức các cuộc họp riêng, định kỳ giữa Hội và chính quyền địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các cuộc họp định kỳ chủ yếu được duy trì qua hình thức giao ban với các đoàn thể. Các cuộc họp riêng giữa Hội và chính quyền ít được thực hiện. Điều đó làm giảm cơ hội và hiệu quả tham gia quản lý nhà nước của các cấp Hội

Về điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất: một số nơi còn khó khăn, ở cấp

cơ sở ở nhiều địa phương phòng làm việc của Hội còn phải chung với 2-3 đoàn thể khác, đặc biệt là các cơ sở miền núi, vùng sâu, phòng làm việc của Hội phải dùng chung với tất cả các đoàn thể và các ban ngành trong xã, thậm chí Hội không có bàn làm việc mà chung bàn làm việc với 2 -3 đoàn thể khác. Kinh phí hoạt động còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã, kinh phí hoạt động này không ổn định, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Ở cấp xã, trung bình Hội phụ nữ chỉ được kinh phí từ 2-3 triệu đồng/năm cho tất cả các hoạt động Kinh phí hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các hoạt động của Hội. Cán bộ Hội cấp xã, chi, tổ có nơi không có phụ cấp hoặc có nhưng rất ít, chủ yếu là làm vì nhiệt tình, trách nhiệm, điều này dẫn đến cán bộ Hội không ổn định, thường xuyên thay đổi, hạn chế chất lượng tham gia công tác xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)