Giải pháp về thể chế, chính sách

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 65)

Thứ nhất, sớm thay thế Nghị định số 19/2003/NĐ-CP "Quy định trách

nhiệm của cơ quan hành chính các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước" bằng một Nghị định khác với phạm vi rộng hơn, khả thi hơn.

Nghị định số 19/2003/NĐ-CP qua 7 năm thực hiện đã có nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên , thực tế thực thi các quy định của Nghị định 19, bên cạnh những điểm được cũng đã bộc lộ nhiều bất cập , hạn chế ....đòi hỏi phải có những giải pháp đủ ma ̣nh để bảo đảm tính khả thi . Hơn nữa, hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ khi Nghị định 19 có hiệu lực đã có nhiều thay đổi về vai

trò, trách nhiệm và quyền của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước, đòi hỏi Nghị định 19/2003/NĐ-CP cần được sửa đổi toàn diện để bảo đảm tính thực tế, đồng bộ và thống nhất. Bên cạnh đó, những quan điểm (đặc biệt quan điểm thứ 4) của Đảng Cộng sản Việt Nam đến năm 2020 và các giải pháp chủ yếu đã đặt ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết này cần được thể chế hóa một cách cụ thể trong Nghị định này.

Nghị định thay thế cần bảo đảm tiếp tục thể chế hóa vai trò của Hội

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đại diện và bảo vệ quyền làm chủ của phụ nữ

tham gia quản lý nhà nước thông qua việc thiết lập mối quan hệ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước các cấp bằng cơ chế bảo đảm và tạo điều kiện cụ thể; phù hợp với tình hình thực tế và định hướng đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước đã thể hiện trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về

công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW. Đồng thời, Nghị định cũng cần mở rộng phạm vi thực hiện vai trò đại diện của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trên cơ sở quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là pháp luật về bình đẳng giới. Việc thiết kế các quy định cụ thể về trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện của cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp phải phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; làm rõ cơ chế phối hợp hai chiều với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp. Đồng thời, thể hiện rõ tính đặc thù của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam so với các tổ chức chính trị - xã hội khác liên quan đến nhóm đối tượng mà Hội đại diện và bảo vệ ở cả góc độ người thực hiện và thụ hưởng.

Những điểm cơ bản cần sửa đổi là: Tách riêng những quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính cấp Trung ương (Chính phủ và các Bộ, ngành) trong việc tạo điều kiện cho Trung ương Hội tham gia hoạt động quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô. (Theo Nghị định cũ, mới quy định chung các cấp từ Trung ương đến địa phương nên việc thực thi ở cấp Trung ương còn hạn chế; hơn nữa, Nghị định 19 không đề cập đến Chính phủ nên trong thực tế việc phối hợp giữa Chính phủ với Trung ương Hội chưa thường xuyên, chưa được đánh giá). Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng không thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ

được mời tham dự các kỳ họp của chính quyền khi bàn các vấn đề có liên

quan đến mà cần quy định Hội có thể chủ động yêu cầu được tham dự họp

bàn một số vấn đề khác vì lợi ích chung của cộng đồng, của nhân dân.

Thứ hai, xây dựng Quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đúng theo quy định tại Điều 39

Luật Tổ chức Chính phủ.

Điều 112 Hiến pháp và Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ quy định

"Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp với Ban Chấp hành Trung ương của đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả". Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ

quy định "Chính phủ cùng Ban Chấp hành Trung ương các đoàn thể xây

dựng quy chế cụ thể về mối quan hệ công tác" và nêu ra những nội dung

chính của quan hệ giữa Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương của các đoàn thể.

Thực tế thời gian qua đã có nhiều cuộc Chính phủ làm việc với Lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tiếp nhận và giải quyết được rất nhiều đề xuất của Hội, tạo điều kiện nhiều mặt cho Hội hoạt động. Tuy nhiên, do chưa được quy định bằng văn bản nên các hoạt động phối hợp này chưa đi vào nề nếp và chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

Thứ ba, xây dựng các văn bản phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân

dân tối cao) trong việc bảo đảm sự tham gia của Hội vào hoạt động quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước gồm hoạt động của các cơ quan nhà nước trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Việc đảm bảo cho Hội tham gia vào các hoạt động hành pháp đã được quy định tại Nghị định 19/2003/NĐ-CP, còn đối với việc tham gia thực hiện hoạt động tư pháp mới chỉ được quy định lẻ tẻ trong từng văn bản như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật trợ giúp pháp lý…, chưa có văn bản nào quy định về các nguyên tắc để đảm bảo thực hiện sự tham gia đó cũng như những cơ chế, cách thức, điều kiện để Hội tham gia thực hiện các quy định trong từng văn bản đó.

Vì vậy, cần thiết phải xây dựng các văn bản phối hợp này để đảm bảo Hội sẽ được tạo điều kiện tham gia đầy đủ và có chất lượng vào hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp.

Thứ tư, cần có cơ chế đảm bảo hiệu quả kiểm tra, giám sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, nhân dân là chủ thể của quyền lực. Về nguyên tắc, nhân dân có toàn quyền quyết định đối với quyền lực nhà nước, có toàn quyền kiểm soát quyền lực nhà nước. Để quyền kiểm soát này được thực hiện hiệu quả, cần thiết phải có cơ chế tổ chức, thực hiện và giám sát hợp lý và khả thi.

Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước cần đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân và tính hệ thống, đồng bộ trong hoạt động của hệ thống chính trị gồm Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân. Nền dân chủ thực sự, đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền không chỉ đòi hỏi sự kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước từ phía các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn, đòi hỏi phải thiết lập được các cơ chế giám sát hữu hiệu

ngoài bộ máy nhà nước, bao gồm các chủ thể khác nhau: kiểm tra, giám sát của Đảng; kiểm tra, giám sát của cá nhân công dân; kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Để nâng cao vai trò và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cần tạo điều kiện để Hội tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có việc tăng cường huy động phụ nữ tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, qua đó phát hiện vấn đề, kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Khi tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch, quy hoạch này, phụ nữ sẽ được biết, được cung cấp thông tin, được bàn bạc vấn đề, từ đó có thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình, kế hoạch.

Đại diện Hội cần được tham gia vào các đoàn thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ, tỉnh, huyện, các đoàn thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)