Yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội và vai trò tham gia quản lý nhà nước nói riêng phù hợp với tình hình phát

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 63)

và vai trò tham gia quản lý nhà nước nói riêng phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước

Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều yếu tố - cả thuận lợi và khó khăn - ảnh hưởng đến công tác Hội nói chung, vai trò tham gia quản lý nhà nước nói chung. Vấn đề bình đẳng giới, quyền của phụ nữ, đấu tranh chống lại mọi sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ đã trở thành vấn đề toàn cầu, ngày càng được coi trọng. Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới; hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới ngày càng được hoàn thiện. Bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới được củng cố, kiện toàn. Đường lối, chính sách đổi mới, hội nhập quốc tế của Đảng, nhà nước đã đạt được những thành tựu to lớn, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo, vươn lên nhóm các nước có thu nhập trung bình; đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa đất nước lên giai đoạn phát triển mới; đất nước có điều kiện kinh tế, xã hội tốt hơn để thực hiện chính sách bình đẳng giới. Nhận thức của xã hội nói chung, của phụ nữ nói riêng, về bình đẳng giới và vai trò phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa có chuyển biến tích cực hơn. Người phụ nữ, nhất là phụ nữ có trình độ học vấn cao, ngày càng có ý thức và nhu cầu cao hơn về các quyền của phụ nữ, nhất là quyền bình đẳng nam - nữ. Các tổ chức hoạt động vì bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ ngày càng được mở rộng. Tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền làm chủ của các tầng lớp phụ nữ, có vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ; đội ngũ cán bộ Hội các cấp tận tụy, trách nhiệm, sâu sát cơ sở, gần gũi chị em phụ nữ, có kinh nghiệm, sáng tạo trong hoạt động cộng đồng, từng bước được nâng cao trình độ, năng lực và trẻ hoá.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một số thách thức đối với công tác Hội như: Nhận thức, hiểu biết về vấn đề giới của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách chưa đầy đủ nên hạn chế việc lồng ghép giới trong luật pháp, chính sách theo quy định chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ. Nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ còn biểu hiện định kiến giới. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc liên quan trực tiếp tới phụ nữ với tư cách người lao động, người mẹ chưa được cải thiện mà còn có chiều hướng phức tạp hơn (thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, di cư tự phát, mại dâm, buôn bán phụ nữ - trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực đối với trẻ nhỏ...). Tiến trình đổi mới trên cơ sở phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường và hội nhập, đã làm cho sự phân hóa về nhu cầu, lợi ích, mối quan tâm, quan niệm về giá trị… giữa các nhóm đối tượng phụ nữ diễn ra ngày càng nhanh chóng, sâu sắc. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn tới phụ nữ. Trong điều kiện đã hình thành một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội có mục đích hoạt động vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ; muốn phát huy được vị trí, vai trò truyền thống của Hội, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực tổ chức, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích thiết thân của các nhóm đối tượng phụ nữ khác

nhau, đặc biệt hướng về phụ nữ ở cơ sở; đồng thời Hội phải có khả năng kết nối, liên hiệp các tổ chức cùng phấn đấu cho sự nghiệp bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam.

Ngày 8/12/2009, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 62-KL/TW về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó yêu cầu Mặt trận và các đoàn thể xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn.

Chủ trương lãnh đạo của Đảng cùng các điều kiện thực tiễn trên đang đặt ra yêu cầu đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ hiện nay phải đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội, gắn liền mục tiêu hoạt động phong trào phụ nữ với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngày càng tham gia tốt hơn vào quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)