Những hạn chế

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 54)

Trong việc tham gia xây dựng luật pháp, chính sách:

Nhiều ý kiến đóng góp của Hội còn chưa có chất lượng, còn chung chung, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Chẳng hạn, đại diện Lãnh đạo Hội, với vai trò là đại biểu Quốc hội, tại các kỳ họp của Quốc hội đã đề xuất nhiều chính sách liên quan đến phụ nữ, cán bộ nữ, trong đó có vấn đề thay đổi độ

tuổi nghỉ hưu cho cán bộ nữ (tùy theo từng đối tượng). Tuy nhiên, Hội chưa có một công trình khảo sát, nghiên cứu nào đủ lớn để có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn thuyết phục cho vấn đề này. Chính vì vậy, việc đề xuất đã phải thực hiện nhiều lần, tại nhiều diễn đàn nhưng chưa có kết quả cuối cùng.

Ở cấp cơ sở, việc tham gia đóng góp ý kiến còn chưa đồng đều. Nhiều nơi, Hội Phụ nữ không được mời tham gia đóng góp ý kiến hoặc việc tham gia đóng góp ý kiến của Hội mới chỉ dừng lại ở mức phản ánh tình hình.

Trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước:

Tại một số địa phương, một số ban chỉ đạo và Hội đồng chưa có thành viên là đại diện của Hội phụ nữ như Ban chỉ đạo 135, Hội đồng xuất khẩu lao động, Hội đồng thi tuyển công chức, thi nâng ngạch, Ban đổi mới doanh nghiệp, Hội đồng xét đền bù giải phóng mặt bằng, đất đai, nhà ở, Hội đồng tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước... giảm cơ hội tham gia xây dựng và bảo vệ quyền lợi thiết thực cho phụ nữ của Hội phụ nữ.

Việc triển khai, thực hiện Nghị định 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ về trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước còn chưa được đồng đều, chưa được tiến hành thường xuyên, còn hạn chế tại nhiều nơi như vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Nhiều địa bàn, việc triển khai thực hiện Nghị định gần như chỉ được thực hiện trong thời gian đầu, sau khi Nghị định được ban hành. Việc triển khai thực hiện ở thời gian sau nhất là khi có sự thay đổi, luân chuyển công tác của đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương, Hội phụ nữ nhìn chung còn rất hạn chế. Bộ Nội vụ đánh giá:

Khi thay đổi về nhân sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và các cấp Hội phụ nữ, thiếu sự bàn giao công việc nên công tác

đôn đốc, theo dõi chưa thường xuyên, không bao quát đầy đủ nội dung theo tinh thần của Nghị định. Do đó việc tạo điều kiện cho các cấp Hội phụ nữ tham gia quản lý nhà nước còn hạn chế [2, tr. 13]. Hội tổ chức nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng còn dàn trải, chưa rõ nét, chưa tập trung. "Hoạt động của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề bức xúc liên quan đến phụ nữ" [12, tr. 2].

Trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách:

Hoạt động tham gia kiểm tra giám của các cấp Hội còn gặp nhiều lúng túng, chất lượng chưa cao. Nhiều trường hợp không phát huy được vai trò là một thành viên của đoàn kiểm tra giám sát.

Bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến, kiến nghị của Hội, do các điều kiện khách quan vẫn chưa được giải quyết kịp thời nhất là các ý kiến ở cấp cơ sở như: các ý kiến về giá cả đền bù, giải phóng mặt bằng, phụ cấp cho Ban chấp hành phụ nữ cấp xã....

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)