Những kết quả chính

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 32)

2.2.1.1. Tham gia xây dựng luật pháp, chính sách

Đây là kết quả rất rõ nét của Hội phụ nữ trong vai trò tham gia quản lý nhà nước. Những năm vừa qua, Hội đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, sửa đổi bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái.

Về văn bản quy phạm pháp luật, từ năm 2009 -2010, Hội đã tham gia ý kiến đối với 75 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, gồm 2 dự thảo Bộ luật, 40 dự thảo Luật, 9 dự thảo Nghị định, 12 dự thảo Thông tư và 12 văn bản khác bằng nhiều hình thức như cử đại diện tham gia trực tiếp vào các Ban

soạn thảo, Tổ biên tập; góp ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội thảo đối thoại chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin cho Ban soạn thảo; tham gia ý kiến tại các hội thảo, chuyên đề liên quan trong quá trình dự thảo; Chủ tịch Hội phát biểu tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, kỳ họp Quốc hội, Chính phủ. Các văn bản Hội tham gia ý kiến chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em khác như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật hình sự, Bộ Luật lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật phòng chống buôn bán người v.v... Năm 2010, Hội cũng đã kiến nghị với Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật về hôn nhân gia đình, xác định các giải pháp để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Đặc biệt, thực hiện chức năng đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, năm 2006, Hội đã đề xuất và nhận nhiệm vụ chủ trì xây dựng Luật Bình đẳng giới theo Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI, Nghị quyết số 49/2005/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 của Quốc hội. Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thành lập Ban Soạn thảo gồm đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Toà án nhân dân tối cao, Ban Công tác lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là Trưởng ban soạn thảo. Để phục vụ việc soạn thảo Dự án Luật, Ban soạn thảo, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới; đánh giá thực trạng bình đẳng giới tại

11 tỉnh, thành phố; xin ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 64 Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 3 đơn vị trực thuộc (Ban Nữ công, Ban Công tác phụ nữ Quân đội và Ban Công tác phụ nữ Công an). Tổ chức lấy ý kiến của nhiều Đoàn Đại biểu Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội; các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học, các chuyên gia; những người sử dụng lao động, người lao động đóng góp ý kiến; tham khảo pháp luật về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ của hơn 10 nước, ý kiến các chuyên gia quốc tế về bình đẳng giới. Luật này đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29/1/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ; là căn cứ quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Về các chính sách, hàng năm, các cấp Hội đã chủ động đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, đồng thời giúp cho công tác quản lý nhà nước hiệu quả hơn. Các ý kiến tham gia của Hội tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới nhằm bảo đảm cơ hội tham gia, đóng góp của phụ nữ trong xã hội, gia đình; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền và trách nhiệm pháp lý của công dân, tham gia vào quản lý và xây dựng đất nước. Các ý kiến đóng góp nhìn chung đều được các cơ quan tiếp thu và ghi nhận. Tại các địa phương, 100% các cấp Hội đều được mời và đã cử người tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đều phát huy được khả năng, có nhiều ý kiến đóng góp xác đáng, được chính quyền địa phương đánh giá cao. Theo báo cáo, trong 5 năm qua, hầu hết các

cấp Hội đã có nhiều ý kiến tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật pháp chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực như lao động, việc làm, đất đai, hôn nhân gia đình v.v... và đều được các cơ quan quản lý nhà nước địa phương đồng tình, xem xét tiếp thu hoặc trả lời kịp thời. Nhiều nơi, Hội đã chủ động có những tham mưu, đề xuất về luật pháp, chính sách nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ như đề xuất việc hưởng chính sách xã hội cho các đối tượng trẻ em mồ côi, phụ nữ đơn thân, tàn tật; đề xuất chính sách bồi dưỡng, thu hút nhân tài nữ...

Năm 2009, các cấp Hội đã đề xuất và được chấp nhận sửa đổi 40 chính sách, điển hình như chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), đào tạo nghề cho phụ nữ vùng thu hồi đất tái định cư (Hà Tĩnh), chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ đi đào tạo (Bắc Giang)... Năm 2010, 70 chính sách cũng đã được bổ sung, sửa đổi sau khi có đề xuất của Hội phụ nữ như: hỗ trợ các nữ chủ doanh nghiệp về đất xây dựng nhà xưởng và vốn vay phát triển doanh nghiệp (Thái Bình), chính sách hỗ trợ phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ đơn thân, khuyết tật (Quảng Ninh), chính sách trợ cấp chuyển đổi ngành nghề (Sóc Trăng)...

Các cấp Hội đã thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, trẻ em và kịp thời phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để đưa ra các chính sách, pháp luật phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em..

Hội phụ nữ các cấp còn tích cực tác động, vận động, thông qua các đại biểu Quốc hội để đề xuất các ý kiến đóng góp xây dựng luật pháp, chính sách. Trong bài viết về vai trò của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước của mình, ThS. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hải Hà (Học viện Hành chính quốc gia) đã nêu: "Theo đánh giá của Văn phòng Quốc hội, việc tham gia xây dựng pháp luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác quản lý nhà nước và tọa đàm với cử tri nữ của các nữ đại biểu Quốc hội ngày càng có chất lượng" [33].

Điều này thể hiện sự ghi nhận của các cơ quan có thẩm quyền, của công chúng về sự đóng góp của Hội phụ nữ và phụ nữ Việt Nam trong công tác xây dựng luật pháp, chính sách.

2.2.1.2. Tham gia tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách

a. Tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước

Đường lối, chính sách, chủ trương mà Đảng và Nhà nước đề ra là để thực hiện, để biến thành hành động thiết thực của các tổ chức, cá nhân. Những đường lối chính sách, chủ trương ấy dù tốt đến mấy cũng không thể tự nó chuyển thành hiện thực trong cuộc sống, mà nhất thiết phải được chuyển tải đến dân qua các hoạt động tuyên truyền, vận động của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân bằng những hình thức khác nhau.

Những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã luôn tích cực, chủ động tham gia cùng các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước, trong đó đóng góp nổi bật của Hội là công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Nội dung tuyên truyền tập trung các chủ trương, chính sách luật pháp liên quan mật thiết đến phụ nữ như: pháp luật về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; các chính sách an sinh xã hội.

Hình thức tuyên truyền chủ yếu bằng tập huấn, sinh hoạt Hội, thông qua mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, các ấn phẩm, các hội nghị, hội thảo... Đồng thời Hội cũng đã tăng cường phối hợp với các Đài truyền hình, đài phát thanh, các báo trung ương và địa phương để truyền thông đến đông đảo hội viên phụ nữ và nhân dân cả nước về luật pháp, chính sách của nhà

nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Hội đã xuất bản 13.000 cuốn Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành, 13.000 bản tin pháp luật chuyên đề giới, bình đẳng giới và Luật Bình đẳng giới. Hội cũng đã xây dựng và nhân rộng mô hình phổ biến pháp luật ở nhiều tỉnh thành; củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố; thành lập các trung tâm tư vấn pháp luật ở một số địa phương. Qua các hình thức đó, hàng năm có trên 11 triệu hội viên được tuyên truyền, phổ biến trực tiếp, đồng thời đông đảo nhân dân, phụ nữ cả nước được tiếp cận thông tin luật pháp chính sách qua các kênh truyền thông đại chúng.

Đặc biệt, Hội đã chủ trì thực hiện đề án "Tuyên truyền, giáo dục trong

cộng đồng về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, 2005-2010"

thuộc Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của Chính phủ; Tiểu đề án 4 "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ

nữ nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu số" từ 2009-2012 thuộc Chương trình phổ

biến giáo dục pháp luật của Chính phủ. Các hoạt động của đề án đã góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em; ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật trong phụ nữ nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư.

b. Tham gia tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách và các hoạt động

quản lý xã hội.

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động phụ nữ tích cực thực hiện pháp luật và các chính sách của nhà nước, các cấp Hội còn chủ động thực hiện hoặc phối hợp với các ngành thực hiện nhiều hoạt động nhằm đưa luật pháp, chính sách của nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Tác giả Tuấn Cường, báo điện tử Đảng bộ Tỉnh Bình Thuận viết:

Ngày nay, việc nữ giới thành công trong nhiều lĩnh vực cũng như nam giới cho thấy rằng vai trò, vị trí của giới nữ đã được

mở rộng hơn. Những đây đó, cũng còn không ít phụ nữ phải chịu sự ràng buộc, không được tự do phát huy năng lực của bản thân... Nhằm phát huy tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ; Hội Liên hiệp phụ nữ đã có nhiều nỗ lực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện bình đẳng giới ở nhiều lĩnh vực như: lao động việc làm, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ...; chỉ đạo các cấp Hội cụ thể hóa và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của trên liên quan đến việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới ở địa phương, cơ sở [4].

Tham gia cùng cơ quan nhà nước triển khai các hoạt động quản lý.

Đại diện Hội phụ nữ các cấp tham gia với tư cách là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cùng cấp về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em và đóng góp nhiều ý kiến cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở hầu hết các địa phương, Hội phụ nữ đều được mời tham gia với tư cách là thành viên chính thức trong các Hội đồng tư vấn, các Ban quản lý, Ban chỉ đạo. Các tổ chức có đại diện hội phụ nữ tham gia phổ biến là Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Hội đồng chăm sóc bảo vệ trẻ em, Hội đồng giáo dục, Hội Luật gia, Hội thẩm nhân dân, các Ban quản lý dự án, Ban kiểm tra, giám sát, Ban tuyển sinh, Ban tư vấn pháp luật, Ban chỉ đạo xây dựng nếp sống khu dân cư và xây dựng gia đình văn hóa... Hội còn tham gia trong các chương trình liên quan đến phụ nữ trẻ em như chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình dinh dưỡng, chương trình tiêm chủng mở rộng... Khi được mời tham gia, Hội đã cử người có năng lực, trách nhiệm để tham gia trong các tổ chức này. Qua đó, Hội đã trực tiếp bàn bạc và đóng góp ý kiến xây dựng cho địa phương về những vấn đề liên quan

trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em, nắm bắt kịp thời những vấn đề bức xúc của phụ nữ, nhu cầu nguyện vọng chính đáng của phụ nữ, trẻ em để giúp cho chính quyền có những quyết định đúng đắn, đồng thời hạn chế những sai sót trong chỉ đạo thực hiện, đảm bảo được quyền dân chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển xã hội. Bên cạnh đó, việc tham gia trong các Hội đồng tư vấn, Ban chỉ đạo, Ban quản lý... cũng giúp cho Hội phụ nữ các cấp kịp thời nắm bắt các chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước, các thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và các kế hoạch của nhà nước, địa phương. Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 19/2003/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã đánh giá: "Hội phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng đã phát huy được khả năng, thế mạnh của mình trong việc tham gia xử lý, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp diễn ra tại địa phương" [2, tr. 7].

Thực hiện các hoạt động tư vấn phá p luật , hòa giải, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của phụ nữ. Hội đã tích cực phối hợp với ngành Tư pháp

tổ chức tư vấn lưu động giúp cho nhiều hội viên , phụ nữ tiếp cận với hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý . Nội dung tư vấn pháp luật và giải quyết đơn thư của tất cả các cấp tập trung vào lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, buôn bán trẻ em, các chính sách đối với phụ nữ, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề

Một phần của tài liệu Vai trò tham gia quản lý nhà nước của các cấp hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)