Liên minh hợp tác cùng ngành

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing quốc tế của ford motor company (Trang 37 - 41)

Ngày công nghiệp xe hơi là một chiếc bánh béo bở mà các ông trùm lớn không muốn bỏ, các đối thủ cạnh tranh mới muốn chen chân vào. Là một trong những ngành mũi nhọn của các quốc gia để cạnh tranh nhau. Những ông trùm lớn của ngành công nghiệp nặng này đó là GM, Ford, Honda, Toyota, Hyundai-Kia, Nissan, Volkswagen, DaimlerChrysler … và các hãng xe mới nổi từ Trung Quốc và Ấn Độ… Liên minh trong ngành là một điều không thể thiếu và cực kỳ gay cấn không chỉ đối với Ford mà còn với tất cả các công ty, tập đoàn đa quốc gia khác.

Những diễn biến thị trường thế giới ngày nay như sáp nhập, chia tách, bán mua đang tạo nên một trào lưu "lai tạp" sản phẩm giữa các hãng, nghĩa là động cơ của hãng này, hộp số của hãng kia và ngược lại. Trên thực tế, xu hướng này đang trở nên phổ biến bởi còn rất ít nhà sản xuất tự mày mò làm từ cái nhỏ nhất

đến cái lớn nhất để lắp ráp thành xe. Nếu làm theo cách cũ và truyền thống thì chi phí và cái giá trả cho những sản phẩm đó quá cao mà rào cản bắt chược thì càng ngày càng thấp và dễ bị phá vỡ, sự chắc chăn về tính hiện đại của công nghệ ấy qua một thời gian để đủ thu hồi vốn và kiếm lãi là quá rủi ro. Do đó, dù nhiều khi có “một mất một còn” thì vẫn phải liên minh những lúc cần thiết. Trước kia để cạnh tranh và phát triển những thị trường mới, hãng xe Mazda (Nhật) đã bán 15% vốn của mình cho Ford. Sau đó Mazda đã bị lâm vào tình trạng khủng khoảng tài chính. Do vậy, ngày 31 tháng 3 năm 1999, Ford đã trở thành cổ đông chính với tỷ lệ nắm giữ lên đến 33,4% và nắm giữ quyền điều hành. Liên minh Ford – Mazda bắt đầu từ đó.

Sự hợp tác đã giúp cho Ford sản xuất một số model dựa trên các model của Mazda như chiếc Probe, model mới nhất là Escort (Bắc Mỹ) và Mercury Tracear và chiếc hợp tác sản xuất Escape/Mazda Tribute. Năm 1979 nổi bật với sự kiện Ford bán những model của Mazda tại Châu Á và Úc dưới cái tên như Laser và Telstar. Những model này thay thế các model của Ford châu Âu được bán trong những năm 70. Ford cũng sử dụng các model của Mazda để chiếm lĩnh thị trường Nhật bản. Tại đây, nhà phân phối là công ty Autorama đã bán những chiếc xe này, cùng với các model của Ford Mỹ và Ford châu Âu. Những model thiết kế thời kỳ này không còn được sản xuất vào đầu thế kỷ 21 nữa khi Ford thay thế chiếc Laser bằng chiếc Focus và chiếc Telstar bằng chiếc Mondeo của hãng.

Ford và Mazda đã đi đến hợp tác mang ý nghĩa hơn dựa trên nền tảng chia sẻ. Ford đã sử dụng các lợi điểm Mazda như thế nào thì ngựơc lại Mazda cũng như thế. Mazda đã bán những chiếc xe hơi được xây dựng trên các model của Ford như chiếc Mazda 121 dựa trên chiếc Ford Fiesta. Nhờ sự giúp sức của Ford, Mazda dần tiến sâu vào đất Mỹ phát triển các loại động cơ tốt hơn với các mẫu xe hiện đại hơn. Hãng đã dành tâm huyết cho hai sản phẩm là RX-7 và 626 để mở rộng thương hiệu trên nước Mỹ. Họ xây dựng một nhà máy ôtô của Mỹ (nay là AutoAlliance International) để sản xuất chiếc 626 và Ford đã hỗ trợ rất nhiều cho dự án này.

Hiện tại Ford vẫn đang liên minh hợp tác chặt chẽ với Mazda dưới tên gọi Auto Alliance (một liên minh nổi tiếng chỉ sau liên minh lâu đời NUMMI (New United Motor Manufacturing Inc) nhất thế giới, đóng tại Fremont, California, giữa General Motors và "khắc tinh" Toyota; tròn 23 tuổi và là nơi cho ra đời những chiếc Pontiac, Toyota Tacoma và Toyota Corolla) xúc tiến sản xuất các mẫu xe như Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6 những chiếc xe dựa trên kiểu thiết kế của Ford Fiesta và Ford Focus và những chiếc Mustang huyền thoại. Liên minh này tiếp tục duy trì bằng các kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy liên doanh sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ. Với liên minh hợp tác này hai hãng sẽ giúp nhau phát triển xây dựng những loại động cơ tốt và mới hơn, các loại sản phẩm của mình, cùng nhau duy trì và sống sót bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Mặc dù chiến đấu "sứt đầu mẻ trán" trên thương trường nhưng Ford và GM cũng đã bắt tay nhau phát triển hệ truyền động 6 cấp. Và gần đây đã có nhiều thông tin cho hay hai ông trùm hàng đầu của Mỹ dự định liên kết hợp tác sau khi cuộc thương lượng đàm phán của hãng Renault-Nissan (Pháp) với GM và Ford thất bại gần đây. Hai hãng này muốn hợp tác với nhau để cải tổ hiệu quả sản xuất sau cuộc khủng hoảng vừa qua.

Trước sự ra đời và phát triển của công nghệ hybrid, các nhà quản trị cấp cao của Ford đã tuyên bố chung chung: “Chúng tôi gặp gỡ thường xuyên với những nhà sản xuất ôtô khác để thảo luận về rất nhiều chủ đề liên quan tới lợi ích chung.” Một số thông tin nói rằng Ford muốn đàm phán để có thể sử dụng công nghệ hybrid của Toyota dù thực tế là Ford đã trả tiền mua dây truyền sản xuất bộ dẫn động của Escape Hybrid bởi nó tương tự như hệ thống Hybrid Synergy Drive của Toyota.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing quốc tế của ford motor company (Trang 37 - 41)