7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền
chỉ có một hoặc hai bên vợ chồng mới có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vì vậy, cần có những bổ sung kịp thời theo hướng quy định thêm các tổ chức xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con khi rõ ràng quyền lợi của con không được đảm bảo trên thực tế.
Ngoài ra, trường hợp người cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con thì mất năng lực hành vi dân sự, nên không thể trực tiếp nuôi con được nữa nhưng theo quy định của pháp luật người mất năng lực hành vi dân sự không thể thực hiện việc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp người cha (mẹ) còn lại cố tình trốn tránh, lơ là nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chung mà không yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích mọi mặt của con. Do vậy, bên cạnh quy định các tổ chức xã hội nêu trên có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thì những người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm cả người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Sự bổ sung này vừa đảm bảo quyền lợi của con được thực hiện nhiều hơn trên thực tế vừa đảm bảo sự thống nhất, hợp lý trong việc thực hiện các chức năng xã hội của các tổ chức xã hội ở nước ta.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn
Trên cơ sở phân tích cụ thể những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn xét xử của các tòa án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn để hoạt động xét xử của tòa án các cấp được hoàn thiện, ý thức trách nhiệm của các bên đương sự liên quan đến vụ, việc ly hôn được nâng cao và việc tổ chức thực hiện tốt nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích của con sau khi việc ly hôn có hiệu lực.
3.3.1. Đối với hoạt động xét xử của toà án các cấp
Với đặc điểm là một tòa án địa phương có số vụ án thụ lý năm sau cao hơn năm trước: “Năm 2010, ngành TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế thụ lý 1.863 vụ án các loại, đã giải quyết 1.799 vụ, đạt tỷ lệ 96,6%; năm 2011, ngành TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế thụ lý 1.937 vụ án các loại, đã giải quyết 1.867 vụ, đạt tỷ lệ 96,4%. So với năm 2010, thụ lý tăng 74 vụ” [39]. Riêng đối với án HN&GĐ càng ngày càng tăng lên, chủ yếu liên quan đến ly hôn. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn cần có những giải pháp sau:
- Nhận thức đúng tinh thần của Luật HN&GĐ trong việc giải quyết ly hôn, trong đó bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong quá trình giải quyết, cán bộ tòa án phải có tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt phải tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Công ước về quyền trẻ em và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; bồi dưỡng thẩm phán, cán bộ tòa án; rèn luyện phẩm chất chính trị, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức xã hội để xây dựng đội ngũ thẩm phán và cán bộ tòa án vững về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp và yêu cầu của nhân dân. Thường xuyên tổ chức các Hội thảo chuyên đề để nâng cao chất lượng trong hoạt động xét xử các vụ, việc ly hôn và tham gia góp ý xây dựng hoàn thiện pháp luật HN&GĐ nói chung và quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn nói riêng.
- Mạnh dạn quy hoạch cán bộ trẻ, có năng lực, có khả năng phát triển trong ngành để đào tạo, bồi dưỡng làm nguồn Thẩm phán và cán bộ lãnh đạo. Tăng cường hợp tác quốc tế để đưa cán bộ trẻ đi đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.
- Tăng cường công tác phối hợp với các ngành tố tụng và ngành khác trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng của pháp luật về tố tụng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Tăng cường công tác tập huấn để cải thiện kỹ năng viết bản án, kỹ năng tiếp cận với công nghệ thông tin, hỗ trợ cho công tác xét xử.
3.3.2. Đối với các bên đương sự liên quan đến việc ly hôn
Có một bài báo với tiêu đề “Bố mẹ chia tay nhau rồi con ở với ai?” là một câu hỏi làm đau lòng những người làm cha, làm mẹ. Khi cha mẹ ly hôn cần ý thức được rằng con cái mình sẽ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do đó, cha mẹ cần có một thái độ đúng mực đối với con, phải biết bỏ qua những ích kỷ cá nhân để bảo vệ quyền, lợi ích của con. Vậy nên trước khi giải quyết ly hôn, trong quá trình hòa giải phải phân tích cho cha mẹ hiểu được điều đó. Đã là cha, là mẹ ai cũng muốn bảo vệ quyền, lợi ích của con mình cho nên khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con phải quan tâm chăm sóc tới con nhiều hơn nữa để giúp con thích nghi với điều kiện sống mới. Và khi người này lập gia đình mới thì cũng không nên lo cho hạnh phúc mới mà bỏ rơi con của mình. Hơn nữa, bên cạnh việc bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho người dân về quyền và nghĩa vụ của họ đối với con khi ly hôn, để người cha, người mẹ tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
Đồng thời cũng cần phải nâng cao ý thức, thái độ của những người thân trong gia đình như ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em để tòa án giải quyết được nhanh hơn, khi lấy lời khai của những người thân trong gia đình thì họ cần phải khai báo đúng, đủ và chính xác, không được vì tình riêng mà khai báo sai sự thật hoặc giả tạo.
thì cưỡng chế là giải pháp cuối cùng, nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác của người có nghĩa vụ. Ý thức còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp các biện pháp cưỡng chế cũng không thể đạt được mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, công tác giáo dục ý thức pháp luật, lối sống có trách nhiệm không phải chờ đến khi ra tòa xét xử mới thực hiện mà cần thực hiện ngay đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để thực hiện được việc này, pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng cần được tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn, đặc biệt ở những vùng mà trình độ dân trí còn thấp. Nên có những chương trình phát thanh, truyền hình, sách báo có nội dung pháp luật dễ hiểu, cụ thể, đưa ra các trường hợp thực tế để từ đó gây được sự quan tâm của mọi người. Qua đó, sự hiểu biết sẽ tăng lên và cũng đồng nghĩa với việc ý thức được nâng cao.
3.3.3. Về tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích của con sau khi việc ly hôn có hiệu lực
Khi việc ly hôn có hiệu lực pháp luật, đa số các bậc cha mẹ đều rất có trách nhiệm với con, tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con và tòa án chỉ việc ghi nhận sự đóng góp đó. Nhưng không ít trường hợp người không được giao nuôi con không thực hiện nghĩa vụ của mình, không cấp dưỡng nuôi con. Khi đó cơ quan THA phải vào cuộc. Tuy nhiên, cấp dưỡng nuôi con là dạng án khó thi hành. Án đã có hiệu lực, người được THA đã có đơn yêu cầu THA và cũng đã hết thời gian tự nguyện THA nhưng người phải THA vẫn cứ tìm cách trốn tránh, chây ỳ.
THA là giai đoạn quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và nó là điều kiện không thể thiếu để quyền lợi của trẻ được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật nội dung, công tác THA cũng cần phải được nhà nước quan tâm nhiều hơn để dần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, cần phải
nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp của các chấp hành viên thông qua các hoạt động như tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo chuyên đề. Chấp hành viên cũng cần phải được giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm để việc THA mang lại hiệu quả trên thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn.
Bên cạnh công tác nâng cao hiệu quả việc THA về cấp dưỡng nuôi con, để việc tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích của con sau khi việc ly hôn có hiệu lực thì trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con của người được giao trực tiếp nuôi con cũng cần phải được quan tâm. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về ý thức của người đó. Nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của con thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử lý theo quy định. Đồng thời cũng cần quy định thêm các biện pháp giám sát, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền để quyền lợi của con được bảo đảm thực sự và lâu dài. Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn để giúp cho hoạt động xét xử của tòa án các cấp, công tác tổ chức thực hiện được tốt hơn.
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết, con cái là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi gia đình. Sự chăm sóc và bảo vệ tốt nhất dành cho con cái là bảo vệ trong môi trường gia đình, cái nôi nuôi dưỡng của mỗi người. Trong gia đình cha và mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng với việc nuôi dưỡng và giáo dục con, tạo những điều kiện cho con được phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho xã hội. Nhưng khi vì một nguyên nhân nào đó, quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ chấm dứt, con cái mất đi một môi trường sống hạnh phúc, đầm ấm có cả cha lẫn mẹ. Sự tan vỡ của gia đình đã gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của con về những điều kiện cho sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ đối với con.
Pháp luật HN&GĐ với những nguyên tắc tiến bộ trong đó có hướng tới bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn. Pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng đã tạo ra cơ chế để cha mẹ thực hiện được nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với con sau khi ly hôn nhằm hạn chế những ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn đến quyền lợi của con. Cha mẹ vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cả khi hôn nhân giữa họ đã chấm dứt, đảm bảo cho con những điều kiện của sự phát triển thể chất và tinh thần. Khi ly hôn, một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi con chăm sóc đời sống hằng ngày của con, người còn lại có quyền được thăm nom con và thực hiện việc cấp dưỡng để đảm bảo đời sống của con.
Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là một nội dung quan trọng của Luật HN&GĐ năm 2000. Đó là sự cụ thể hóa của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong trường hợp đặc biệt. Việc này không chỉ là trách nhiệm của tòa án mà con là trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.
và cũng ít để lại hậu quả xấu cho các con nếu như chúng ta thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi cho con, đặc biệt là con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hoàn thiện nội dung trên cũng góp phần vào việc xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. “Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội” (2011), http://www.caugiay.hanoi.gov.vn.
3. “Chung tay bảo vệ trẻ em” (2012), http://www.anninhthudo.vn.
4. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
5. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
6. Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1964), Sắc luật số 15/64 quy định giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng, Sài Gòn.
7. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Vĩnh Châu và Lê Thị Mận (2011), Tuyển tập các bản án quyết định của tòa án nhân dân về hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình, tập 2, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1959), Tuyên ngôn về các quyền của trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. "Giới thiệu tổng quan Thừa Thiên Huế" (2012), http://thuathienhue.gov.vn. 12. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về
quyền con người, Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Ngô Thị Hường (2006), Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình - Vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.
14. Phạm Thanh Hải (2001), “Về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn”,
Dân chủ và pháp luật, (4).
15. Nguyễn Phương Lan (2001), “Vấn đề cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Luật học, (1).
16. Liên hợp quốc (1966), Công ước về các quyền chính tri - dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Liên hợp quốc (1966), Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Liên hợp quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. “Ly hôn tòa lại giao con cho bà ngoại” (2009), http://phapluattp.vn
20. Trần Thị Thùy Liên (2012), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Bùi Thị Mừng (2004), “Về việc xem xét nguyện vọng của con khi giải quyết vấn đề giao con cho ai nuôi trong các vụ án ly hôn”, Luật học, (5). 22. “Một vài suy nghĩ về thi hành án cấp dưỡng nuôi con” (2008),
http://moj.gov.vn/thihanhan.
23. Đinh Thị Mai Phương (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.