7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con
Như vậy, để đảm bảo được quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn thì cần phải có một cơ chế hoàn chỉnh, bắt đầu từ các quy định của pháp luật nội dung đến việc áp dụng pháp luật. Trong đó, công tác xét xử, công tác THA về cấp dưỡng và xác định người trực tiếp nuôi con là khâu rất quan
trọng, để quyền và lợi ích của con được đảm bảo trên thực tế. Do vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật nội dung, công tác xét xử và THA cũng phải được nhà nước quan tâm nhiều hơn để dần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, nhằm đảm bảo các quyết định của tòa án có hiệu lực và được đảm bảo thực thi trên thực tế.
Ngoài ra, luật quy định: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc của cả hai bên, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con”. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các tòa án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vận dụng và giải quyết một số trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có yêu cầu. Nhưng việc giải quyết này đang dừng lại ở những con số rất nhỏ so với thực tế đặt ra. Khi rõ ràng cuộc sống của người con không được đảm bảo nhưng cha mẹ chúng vì lý do riêng tư nào đó lại không yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì cũng không có ai có quyền yêu cầu tòa án thực hiện việc này. Việc quy định chỉ có cha mẹ là người có quyền yêu cầu là quá hẹp, không bảo vệ được quyền lợi cho con trong mọi tình huống. Có thể nói luật không quy định những tổ chức có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của người con khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình cũng có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là một thiếu sót cần bổ sung.