Trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con, trong những năm qua, việc thực hiện quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con của các tòa án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế khá tốt, bảo vệ được quyền và lợi ích của con. Theo thống kê của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế tình hình giải quyết các tranh chấp này qua các năm như sau:

Nội dung Cấp 2007 2008 2009 2010 2011

Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con

Sơ thẩm 2 2 1 1 0

Phúc thẩm 1 2 0 2 0

Ví dụ: Trường hợp của chị Lê Thị Phúc và anh Phan Hữu Chánh, tại quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 64/2008/QĐST-HNGĐ ngày 01/04/2008 TAND thành phố Huế đã giao cháu Phan Lê Thảo Chi sinh ngày 20/10/2003 cho anh Phan Hữu Chánh trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng; giao cháu Phan Lê Anh Quân, sinh ngày 06/10/2007 cho chị Lê Thị Phúc trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng, không bên nào phải đóng phí tổn nuôi con. Nhưng chị Lê Thị Phúc cho rằng trong thời gian qua anh Chánh chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Chi không đảm bảo, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của cháu nên chị Phúc yêu cầu tòa án giải quyết cho chị được trực tiếp

chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Chi và yêu cầu anh Chánh đóng góp phí tổn nuôi con mỗi tháng 1.000.000 đồng. Anh Phan Hữu Chánh trình bày: Từ khi được tòa án giao chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Thảo Chi anh vẫn đảm bảo đầy đủ mọi mặt cho cháu và cháu vẫn phát triển, học hành, sinh hoạt bình thường, hơn nữa anh nhận thấy chị Phúc nuôi một mình cháu Anh Quân đã quá vất vả. Vì vậy anh không đồng ý giao cháu Thảo Chi cho chị Phúc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

Tại Bản án số 38/2009/HNGĐ-ST ngày 21/10/2009 của TAND thành phố Huế đã quyết định chấp nhận yêu cầu của chị Lê Thị Phúc giao cháu Phan Lê Thảo Chi cho chị Phúc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Anh Chánh phải đóng góp phí tổn nuôi con mỗi tháng 1.000.000 đồng.

Đến ngày 02/11/2009 anh Chánh có đơn kháng cáo vì không đồng ý với quyết định của TAND thành phố Huế.

Như vậy, với đơn kháng cáo của anh Chánh thì TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế phải giải quyết ở cấp phúc thẩm. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các nội dung liên quan, tại Bản án số 10/2010/HNGĐ-PT ngày 05/04/2010 Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định giao cháu Thảo Chi cho chị Phúc trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, anh Chánh đóng phí tổn nuôi con mỗi tháng 1.000.000 đồng cho đến khi cháu Chi tròn 18 tuổi.

Như vậy, sau hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND thành phố Huế và TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giải quyết đúng đắn trên cơ sở các quy định của pháp luật, bảo vệ được quyền lợi của con.

Bên cạnh đó, còn không ít những trường hợp mà quyền và lợi ích của con không được đặt lên hàng đầu khi tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Đó là trường hợp của chị Lê Thị Kim Hoài và anh Lê Xuân Bình. Tại quyết định số 161/QĐCNTTLH ngày 18/10/2005 của TAND thành phố Huế đã chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai người. Anh Bình được trực

tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Lê Xuân Anh Sơn sinh ngày 06/07/2001. Chị Hoài không phải đóng góp phí tổn nuôi con. Sau khi chấm dứt hôn nhân với anh Bình thì chị từ một người không có công ăn việc làm nay đã trở thành một người môi giới cho đối tác kinh doanh khoáng sản rất có uy tín và thu nhập cao, cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo sinh hoạt lâu dài cho gia đình. Với hoàn cảnh điều kiện của chị có khả năng nuôi dưỡng cháu nên chị đã khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Tại Bản án số 01/2011/HNGĐ-ST ngày 06/01/2011 TAND thành phố Huế đã chấp nhận yêu cầu của chị Hoài và giao cháu Lê Xuân Anh Sơn cho chị trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Liên quan đến vụ án này có rất nhiều nội dung cần được xem xét kỹ. Anh Bình đã nuôi dưỡng cháu từ rất nhỏ cho đến bây giờ vẫn đảm bảo về điều kiện ăn, ở, học tập của cháu. Mặc dù anh đã tái hôn nhưng người vợ mới của anh cũng không hề dọa nạt gì cháu Sơn như chị Hoài đã trình bày. Hiện nay mặc dù điều kiện kinh tế của anh không bằng chị Hoài nhưng anh cũng đã có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó chị Hoài vừa mới sinh con nhỏ nên việc chăm sóc cháu Sơn sẽ khó khăn hơn. Qua trường hợp trên chúng ta thấy có lẽ tòa án đã quyết định quá vội vàng, chưa xem xét kỹ tình hình, và đang quyết định người trực tiếp nuôi con dựa trên cơ sở về điều kiện kinh tế mà chưa xem xét một cách toàn diện các yếu tố khác nữa.

Tóm lại, qua nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi giải quyết việc ly hôn qua hoạt động xét xử của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế, TAND thành phố Huế và TAND huyện Phong Điền đã có được những kết quả nhất định. Khi giải quyết việc ly hôn, các tòa án luôn luôn quan tâm đến quyền lợi của con mặc dù trong quá trình xét xử, quan điểm của hội đồng xét xử còn khác nhau và quan điểm giải quyết cũng có một số vấn đề cần quan tâm. Nhưng nhìn chung, với chức năng, nhiệm vụ của mình, các tòa án đã làm tròn trách nhiệm, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn.

Chương 3

NHỮNG KHÓ KHĂN, VƢỚNG MẮC TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON KHI GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI CÁC TOÀ ÁN TỈNH

THỪA THIÊN - HUẾ VÀ PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT

3.1. Những khó khăn, vƣớng mắc

Trong thực tiễn việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua cũng đã đạt được nhiêu thành tựu đáng kể. Quyền lợi của người con luôn được tòa án cân nhắc khi giải quyết ly hôn của cha, mẹ tránh ảnh hưởng xấu đến con cái, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những đứa con theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực cũng còn những khó khăn, vướng mắc nhất định được thể hiện qua những nội dung sau.

3.1.1. Vấn đề giao con cho ai nuôi nhiều khi chưa được nhìn nhận một cách toàn diện một cách toàn diện

Trên thực tế, trong các vụ việc ly hôn người mẹ thường giành được quyền trực tiếp nuôi con bởi vì mẹ thường là người quan tâm, chăm sóc, gần gũi với con hơn người cha. Điều đó nhiều khi đã trở thành một tập quán định hình trong việc giao con cho ai nuôi: Tòa án thường nghiêng về phía người mẹ. Khi có tranh chấp về quyền nuôi con, một số Thẩm phán đã động lòng trước sự khóc lóc, van nài của người mẹ mà không tìm hiểu thực tế rằng người cha có điều kiện và thực hiện việc nuôi dưỡng con tốt hơn người mẹ. Chính ảnh hưởng của quan niệm người mẹ có khả năng chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của tòa án.

Hoặc một số Thẩm phán đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, nhầm lẫn giữa việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ. Quyền lợi của người con cũng không được đảm bảo bởi vì

nếu có khả năng kinh tế, có nghề nghiệp ổn định nhưng không có đạo đức, lối sống tốt thì sự phát triển về nhân cách của người con sẽ bị ảnh hưởng xấu. Điều đó nguy hiển hơn nhiều so với việc giao con cho người kia nuôi, mặc dù điều kiện kinh tế của họ không tốt bằng nhưng họ có lối sống lành mạnh, chăm sóc và giáo dục con tốt.

3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn nuôi con sau khi ly hôn

Khi giải quyết cho ly hôn tòa án phải giải quyết các vấn đề về tình cảm, tài sản và con cái theo các quy định của Luật HN&GĐ hiện hành. Việc cấp dưỡng sau khi ly hôn trên thực tế đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn nhiều khi là “nợ khó đòi” đối với cả cơ quan THA và phía bên kia.

Cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”.

Ví dụ: Anh Minh và chị Tú được TAND huyện Phong Điền xử cho ly hôn, bản án tòa tuyên chị Tú được nuôi con; cháu Hiền lúc đó 4 tuổi và buộc anh Minh cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 200.000 đồng từ tháng 4/1997 đến khi cháu Hiền tròn 18 tuổi.

Như vậy, quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án. Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14, 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Nên tòa án cần giải thích cho các đương sự hiểu về việc họ có quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con nếu có căn cứ để phù hợp hơn với thực tế.

Đấy là chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cơ quan THA và cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không

thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng theo như quy định của Khoản 2 và Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP nêu trên thì gánh nặng lại chồng lên vai người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn; có trường hợp chị Linh khi ly hôn tòa án giao con nhỏ cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, con lớn ở với bố, khi người bố kết hôn đứa con lớn của chị “chạy luôn về ở với mẹ”. Chẳng có người mẹ nào từ chối con mình trong trường hợp đó. Sáu năm sau khi ly hôn chị không nhận được một đồng cấp dưỡng nào của chồng, chị làm đơn đến cơ quan THA vẫn chưa được giải quyết, chị đến ban chỉ đạo THA dân sự thành phố nhờ can thiệp. Qua lời trình bày của chị: Từ khi ly hôn chị không nhận được khoản tiền cấp dưỡng nuôi con theo như bản án mà tòa án đã tuyên, đợt này chị phải cầu cứu vì sau khi bị mổ ruột thừa sức khỏe chị giảm sút, kinh tế kiệt quệ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, điều đáng nói là chồng chị lại là người đang làm việc tại cơ quan bảo vệ pháp luật. Cũng phải đến “năm lần bảy lượt” gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trưởng cơ quan can thiệp theo như Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì mới “đòi” được tiền cấp dưỡng. Đấy là nghĩa vụ nuôi con mà còn trốn tránh lấy đâu ra việc cấp dưỡng bổ sung khi “người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”. Hầu như rất ít các cơ quan, tổ chức thực hiện Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ. Nên việc thực thi các quy định về cấp dưỡng còn khó khăn.

Hơn nữa, thời điểm ly hôn của vợ chồng nếu con còn nhỏ tuổi, điều này đồng nghĩa với việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng kéo dài có khi hơn chục

năm, với đầy những biến đổi của thị trường giá cả. Do vậy, mỗi lần người trực tiếp nuôi con muốn thay đổi mức cấp dưỡng thì lại phải làm đơn yêu cầu tòa án công nhận thay đổi mức cấp dưỡng. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 kèm theo đơn yêu cầu trên phải kèm theo chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, chính thủ tục này đã làm cho công tác THA về cấp dưỡng càng mất nhiều thời gian, công sức hơn.

Do các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn nên trong nhiều trường hợp các bên đã tự thỏa thuận một mức cấp dưỡng quá thấp, không đảm bảo được quyền lợi cho trẻ. Trong trường hợp mức cấp dưỡng là do tòa án quyết định thì tòa án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào “khả năng thực tế” của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu.

+ Về quy định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Tại Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của tòa án” [4]. Nhưng Luật chưa quy định một căn cứ chung nào để các tòa dựa vào đó xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, trên thực tế, việc quyết định thời điểm này nhiều khi xuất phát từ ý chí chủ quan của các tòa án, gây ra tình trạng không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật ở các địa phương. Có tòa cho rằng nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh từ khi bản án có hiệu lực, có tòa lại cho rằng nghĩa vụ đó phát sinh từ khi người không trực tiếp nuôi con không thực hiện việc đóng góp nuôi con khi hôn nhân còn tồn tại. Vì vậy, quyền lợi của trẻ nhiều khi cũng không được bảo đảm một cách đầy đủ, chính xác.

+ Về tạm ngừng cấp dưỡng: Được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật HN&GĐ năm 2000. Việc tạm ngừng cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Đây là một vấn đề khó khăn đối với người yêu cầu cấp dưỡng và tòa án bởi khó mà xác định được khi nào người cấp dưỡng hết lâm vào tình trạng khó khăn để yêu cầu cấp duỡng lại, chưa kể họ cố tình tạo ra tình cảnh khó khăn để không phải cấp dưỡng nữa cho tới khi người được cấp dưỡng đủ 18 tuổi. Luật cũng chưa có văn bản hướng dẫn vấn đề này và cũng không có một chế tài nào đối với trường hợp cố ý như vậy. Do đó, khi xem xét việc yêu cầu tạm ngừng cấp dưỡng, tòa nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.

+ Công tác THA cấp dưỡng: Với tình cảm của nguời cha, người mẹ đối với con mình thì sau khi ly hôn đa số các bậc làm cha, làm mẹ đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con mình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít những trường hợp cha, mẹ cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quyết định trong bản án của tòa, buộc cơ quan THA phải vào cuộc. Khi án đã có hiệu lực pháp luật thì người được THA đã có đơn yêu cầu THA và cũng đã hết thời gian tự nguyện THA nhưng người phải THA có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn không chịu thi hành. Cơ quan THA đã làm

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)