Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng

+ Trước hết, cần quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc kể cả trong trường hợp bên trực tiếp nuôi con từ chối. Quyền được cấp dưỡng là quyền lợi của con nên người trực tiếp nuôi dưỡng không có quyền từ chối vì như vậy là đi ngược lại lợi ích của con. Nghĩa vụ cấp dưỡng vừa là nghĩa vụ nhưng cũng vừa là quyền của người phải cấp dưỡng.

+ Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nên có văn bản hướng dẫn cụ thể trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con đã không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con của mình từ trước khi ly hôn mặc dù người đó có điều kiện, thì nghĩa vụ cấp dưỡng của người đó được xác định từ lúc người đó không đóng góp để nuôi con mà không phải là từ lúc vợ chồng phải ly hôn, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Bởi vì, theo định nghĩa tại Khoản 11 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 thì “cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình”. Như vậy, từ khi không trực tiếp chăm sóc con và không đóng góp để nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ phải thực hiện mà không phải chờ đến lúc ly hôn nghĩa vụ đó mới phải thực hiện.

+ Về quy định mức cấp dưỡng tối thiểu, trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nhưng luật cần có quy định hướng dẫn để trong một số trường hợp Thẩm phán có thể can thiệp nếu mức cấp dưỡng mà các bên thỏa thuận rõ ràng là không đảm bảo quyền lợi chính đáng của con.

Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến cho rằng nên quy định mức cấp dưỡng tối thiểu từ 1/3-1/2 mức lương cơ bản hiện hành của nhà nước cho một người con chưa thành niên để tạo thuận lợi cho tòa án giải quyết và đảm bảo mức tối thiểu cho cuộc sống của con cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, theo chúng tôi ý kiến sửa đổi trên chưa mang tính hợp lý vì việc quy định mức cấp dưỡng cần phải dựa vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng ở mỗi địa phương là khác nhau, và khác nhau ở từng trường hợp con được cấp dưỡng giữa con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do vậy, không nên quy định mức cấp dưỡng cụ thể mà quyền quyết định mức cấp dưỡng thuộc về Thẩm phán xét xử trong từng vụ việc cụ thể.

+ Về cơ chế xử lý những trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng

Trên thực tế vấn đề vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng rất phổ biến, mặc dù đã có chế tài xử lý nhưng do chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng chưa đủ nghiêm khắc, và vấn đề xử lý hành vi vi phạm trên thực tế vẫn còn chưa kiên quyết. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 87/NĐ-CP nếu có hành vi vi phạm quy định về cấp dưỡng chỉ bị “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật” [5]. Còn Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp

dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” [27]. Chế tài trên của pháp luật còn quá nhẹ đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Do vậy, pháp luật cần có chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn, cũng như kiên quyết xử lý đối với những người có hành vi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Về cấp dưỡng bổ sung

Để cho các quy định của pháp luật về cấp dưỡng bổ sung mang tính khả thi cao, theo chúng tôi pháp luật chỉ cần quy định người cấp dưỡng một lần có khả năng thực tế cấp dưỡng cho con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng bổ sung cho con khi con lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo gây ra. Còn mức cấp dưỡng bổ sung theo chúng tôi cũng cần phải quy định theo hướng trước hết cần tôn trọng thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Có như vậy, việc cấp dưỡng bổ sung mới có thể được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế cụ thể theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của con khi lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng.

+ Về tạm ngừng cấp dưỡng: Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định nào về thời gian tạm ngừng thực hiện việc cấp dưỡng, dễ dẫn đến người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con. Do vậy cần phải quy định về thời gian tạm ngừng việc cấp dưỡng một cách cụ thể, rõ ràng, đảm bảo quyền và lợi ích của người cấp dưỡng cũng như người được cấp dưỡng.

3.2.2. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)