7. Kết cấu của luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh
hƣởng đến việc ly hôn và việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn
Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước Việt trong nhiều thế kỷ. Nói đến Huế, không chỉ là Huế trong phạm vi hành chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trường Sơn đến đầm phá ra biển Đông [11]. Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế ảnh hưởng đến việc ly hôn và việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn như sau:
Nằm ở khu vực miền trung Việt Nam, Thừa Thiên - Huế trải dài từ 16’14’’ đến 16’4’’ vĩ Bắc, rộng từ 107’02’’ đến 108’11’’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Nước Cộng hoà nhân dân Lào, phía Đông giáp biển với chiều dài bờ biển là 120 km và diện tích là 5009 km2 chiếm 1,5% diện tích so với cả nước [11].
Thừa Thiên - Huế có đặc điểm địa hình rất đa dạng bao gồm núi, rừng và đồi trung du, đồng bằng và vùng duyên hải ven biển. Đồng bằng tỉnh Thừa Thiên - Huế ở vùng ven biển có hệ sinh thái - địa lý đặc biệt là đầm phá nước lợ với diện tích mênh mông (đặc biệt là phá Tam Giang nổi tiếng với chiều dài là 66 km, diện tích là 22. 000 ha). Phía Tây Thừa Thiên - Huế là vùng núi chiếm gần 70% diện tích tự nhiên với dãy Trường Sơn hùng vĩ trải dài phía Tây vươn ra biển.
Về khí hậu, Thừa Thiên - Huế là vùng chuyển tiếp từ khí hậu á xích đạo sang khí hậu nội chí tuyến gió mùa, vùng đồng bằng và duyên hải ven biển khí hậu thể hiện hai mùa khá rõ đó là mùa mưa và mùa khô, trong khi miền núi lại mưa nhiều tạo nên khí hậu mát mẻ nhưng cũng vì mưa nhiều mà Huế có vẻ hơi “buồn” so với các tỉnh khác trong cả nước. Về thuỷ văn, địa thế của Thừa Thiên - Huế hẹp nhưng lại bị chia cắt bởi rất nhiều sông suối. Dãy Trường Sơn có nhiều thác do có độ dốc lớn nhưng khi xuôi dần về biển độ dốc lại giảm dần, chính vì vậy vùng đất này lại có những con sông nước trong xanh, chảy hiền hoà, trong đó có sông Hương. Ngoài vị trí là một trong những con sông đẹp nhất nước ta, chảy qua thành phố với vẻ đẹp hiền hoà thơ mộng, sông Hương có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như đời sống kinh tế của Thừa Thiên - Huế.
Mảnh đất Thừa Thiên - Huế ngày xưa từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hoá khác nhau, cùng cư trú và phát triển. Vào thời cổ đại, Thừa Thiên - Huế là trạm dừng chân của con đường hàng hải quốc tế, vì vậy các trung tâm văn hoá lớn như Trung Hoa và Ấn Độ đã có những ảnh hưởng lên mảnh đất này là điều không tránh khỏi. Nếu như văn hoá Ân Độ được truyền bá một cách tự nhiên, hoà bình thì văn hoá Trung Hoa lại thiên về áp đặt, cưỡng bức, điều này tạo ra sự tranh giành ảnh hưởng của hai nền văn hoá của Châu Á. Bên cạnh đó, còn sự giao thoa với văn hoá Chăm Pa đã tạo cho mảnh đất Thừa Thiên - Huế có nhiều nét đặc trưng riêng biệt.
Sau khi đã tách khỏi vua Lê chúa Trịnh và tạo lập cho mình một cơ đồ riêng biệt ở phía Nam, các chúa Nguyễn vẫn tiếp tục bảo lưu những thành tựu của nền văn hoá gốc Đại Việt của mình đồng thời mở rộng giao lưu, tiếp thu những văn hoá đặc sắc của Chăm Pa về tôn giáo, âm nhạc, gốm sứ… để nhằm tạo dựng cho mình một tính cách riêng. Cách ứng xử văn hoá của các chúa
Nguyễn và cùng với các đợt di dân sau đó nhằm xác lập thế đứng của mình trên vùng đất Huế chính là nhân tố quan trọng tạo nên phong cách văn hoá Huế buổi ban đầu. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá Trung Hoa trong tư tưởng và trong học thuật, triết học Nho, Phật, Lão cùng những biến động về chính trị tại Trung Hoa đã tạo nên làn sóng di cư của một bộ phận người Hoa xuống vùng Đông Nam Á và Huế cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Vì vậy, con người Huế cũng có nhiều điểm khác biệt như giọng nói, tính cách trầm tư, sâu lắng nhưng cũng đầy tình người.
Huế đã trở thành kinh đô của Việt Nam trong suốt 143 năm (1802 - 1945) nên con người nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến thời xưa. Trong gia đình, người đàn ông thường có tính gia trưởng, đang ít nhiều có sự phân biệt giữa vợ và chồng, đặc biệt là những gia đình người Huế gốc. Tất cả những điều đó đều tạo nên sự thiệt thòi cho người phụ nữ trong gia đình.
Ngoài ra, không giống như Thủ đô Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, ở tỉnh Thừa Thiên - Huế nền kinh tế cũng chưa phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức trung bình nên những tác động tiêu cực của nền kinh tế đến đời sống của con người nơi đây chưa nhiều. Các vụ, việc ly hôn cũng tăng lên nhưng chưa nhiều như những tỉnh khác. Trong các vụ, việc ly hôn ở nơi đây đa số là thuận tình ly hôn, tự thỏa thuận về phân chia tài sản, quyền lợi của con cái thường được quan tâm, đa số con đều được giao cho mẹ nuôi dưỡng, giáo dục.
2.2. Quan điểm chung về việc bảo vệ quyền lợi của con khi giải quyết các vụ việc ly hôn tại các tòa án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế
Trong quá trình giải quyết các vụ việc HN&GĐ nói chung cũng như các vụ việc ly hôn nói riêng thì vai trò của tòa án rất quan trọng. Tòa án luôn luôn phải giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, xét xử khách quan, đúng pháp luật.
Trong các vụ việc ly hôn, theo quy định của Luật HN&GĐ quyền lợi của con cái phải được ưu tiên đảm bảo trước tiên. Nguyên tắc này đã được các tòa án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế vận dụng khi giải quyết các vụ việc ly hôn.
Đối với TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng; Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Theo các Thẩm phán của Tòa Dân sự thì quan điểm chung về bảo vệ quyền lợi của con khi giải quyết các vụ việc ly hôn tại TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế là phải tuân theo quy định của pháp luật thực định. Vấn đề này Thẩm phán tòa án nào cũng biết nhưng áp dụng như thế nào trong quá trình giải quyết thì còn có nhiều vấn đề cần phải bàn. Tuy nhiên, nhìn chung khi giải quyết các vụ việc ly hôn, vấn đề đầu tiên là phải xem xét khả năng có giải quyết cho ly hôn hay không căn cứ vào căn cứ ly hôn. Đồng thời TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng phải điều tra về hoàn cảnh, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Vấn đề này nhiều khi cũng khó tiến hành đối với các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, theo một số Thẩm phán thì vấn đề quan trọng nhất khi giải quyết các vụ việc ly hôn của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế là lợi ích của con cái luôn được Hội đồng xét xử quan tâm. Ngoài ra, cũng như giải quyết các loại vụ việc khác, tòa án cũng phải thực hiện các thủ tục tố tụng bắt buộc như tiến hành hòa giải, lấy lời khai của bố mẹ hai bên của vợ chồng, đặc biệt là việc hỏi ý kiến của con trẻ từ đủ chín tuổi trở lên về việc ở với ai khi cha mẹ ly hôn. Việc làm này nhằm mục đích tạo điều kiện cho trẻ nói lên tâm tư
nguyện vọng của mình vì quyền lợi chính đáng của chúng. Nhưng việc làm này đang có nhiều vướng mắc, bất cập, thậm chí quan điểm của các Thẩm phán về vấn đề này cũng khác nhau.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, TAND thành phố Huế là cơ quan giải quyết nhiều vụ việc HN&GĐ nhất trong năm. Quan điểm chung về bảo vệ quyền lợi của con khi giải quyết các vụ việc ly hôn tại tòa án này cũng trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhưng thường ưu tiên giao con cho mẹ nuôi. Trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn phải trên tinh thần bảo đảm bình đẳng nam nữ, nếu vợ chồng tự thỏa thuận được thì tòa án công nhận, nếu có mâu thuẫn tranh chấp tòa án sẽ giải quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho mẹ và con. Thường đa số trong các vụ việc ly hôn ở thành phố Huế, con được giao cho mẹ nuôi. Trường hợp mẹ không đảm bảo về đạo đức, tư cách hay mẹ đang phải chấp hành hình phạt tù thì nếu có căn cứ chính xác tòa án sẽ không giao con cho người mẹ đó vì lợi ích của con.
Cũng trên tình thần bảo vệ quyền lợi của con chưa thanh niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, TAND huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng chú trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn. Theo các Thẩm phán khi tiến hành thủ tục hòa giải, tòa án luôn cố gắng hết sức để vợ chồng đoàn tụ, tránh cảnh gia đình tan nát làm ảnh hưởng đến con, nếu hòa giải không thành thì giải quyết ly hôn. Khi giải quyết ly hôn, nếu con từ đủ chín tuổi tòa án luôn phải lấy ý kiến của con bằng cách gặp con tại tòa án, nhiều trường hợp nếu cha mẹ không đưa con tới tòa thì tới trường học để lấy ý kiến. Vấn đề này cũng đang có nhiều khó khăn.
Tóm lại, thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Quyền lợi của người con luôn được tòa án coi trọng. Việc
giải quyết các mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con luôn được các tòa án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc từng vấn đề để không ảnh hưởng đến con cái, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người con.