Vấn đề giao con cho ai nuôi sau khi vợ chồng ly hôn

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Vấn đề giao con cho ai nuôi sau khi vợ chồng ly hôn

Trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn, vấn đề giao con cho ai nuôi là vấn đề rất quan trọng. Theo quan điểm của một số Thẩm phán của

TAND Thành phố Huế thì khi giải quyết các vụ việc ly hôn liên quan đến quyền lợi của con có hai nội dung quan trọng là giao con cho ai nuôi và cấp dưỡng nuôi con. Hai vấn đề này cùng với các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hôn luôn được các tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn nhưng trong thực tiễn cũng có những vấn đề cần quan tâm.

Trước hết là việc tòa án ra quyết định giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục. Vấn đề này phải trên cơ sở của luật thực định. Dù việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp là sự thỏa thuận của cha mẹ hay quyết định của tòa án thì đều phải được xem xét một cách toàn diện và cẩn thận, dựa trên quyền lợi của con.

Trước khi quyết định giao con cho ai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tòa án đã cân nhắc về quyền lợi mọi mặt của con. Điều đó thể hiện qua việc tòa án đã tìm hiểu hoàn cảnh của cả cha và mẹ như về nghề nghiệp, thu nhập, tư cách, đạo đức, thời gian, đặc biệt là tình cảm đối với con.

Theo Khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 thì tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng không thỏa thuận được dựa vào quyền lợi mọi mặt của con. Đó là những điều kiện về vật chất, về tinh thần, về học hành... Người cha hoặc mẹ nào đảm bảo được những điều kiện trên tốt hơn thì sẽ được tòa án giao cho quyền trực tiếp nuôi con. Trong các điều kiện trên thì điều kiện về tinh thần (chính là mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa con với cha hoặc mẹ) là điều kiện quan trọng nhất mà tòa án phải xem xét tới khi đưa ra quyết định. Vì sau ly hôn, con cái đều bị sốc, bị tổn thương về tinh thần, rất cần sự quan tâm, chăm sóc, động viên, an ủi, chia sẻ của cha hoặc mẹ. Chỉ có người cha hoặc mẹ nào thực sự cần con, yêu thương con thì mới có thể làm được điều này. Nếu chỉ vì thù gét nhau, vì hiếu thắng mà tìm mọi cách để được tòa án chấp nhận cho nuôi con thì chắc chắn quyền lợi của con sẽ bị ảnh

hưởng xấu (mặc dù có đầy đủ điều kiện vật chất nuôi con). Nếu người được tòa án giao cho nuôi con nhưng con lại không gắn bó, yêu thương người này thì quyền lợi của con sẽ không được đảm bảo.

Người dân ta có câu: “Tinh thần có khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh được” [48]. Đó là lý do vì sao mà con sống với một bên dù không có điều kiện kinh tế đầy đủ, thậm chí là không có điều kiện kinh tế nhưng con vẫn có thể phát triển bình thường về mọi mặt (do điều kiện kinh tế nuôi con đã được đảm bảo phần nào từ nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con).

Nhưng trên thực tế, có trường hợp Thẩm phán thường chỉ xét đến công việc làm, thu nhập và chỗ ở ổn định của cha, mẹ mà quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. Ví dụ trường hợp ly hôn của chị Lê Thị Mỹ Lan và anh Trần Minh Tuấn có một con chung là cháu Trần Lê Thủy Tiên, sinh ngày 10/05/2004. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh phải xa vợ con vào Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn, một mình chị ở nhà chăm sóc con và sống nhờ tiền anh gửi về cho hai mẹ con hàng tháng. Sau đó anh có quan hệ ngoại tình với người khác. Chị Lan đã yêu cầu ly hôn. Theo Bản án số 54/2009/HNGĐ-ST ngày 21/10/2009 của TAND thành phố Huế xử cho ly hôn. Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của anh vì anh có đầy đủ vật chất nuôi con hơn chị Lê Thị Mỹ Lan. Chị đã nói trong nước mắt: “Tòa hãy cho anh ấy tất cả, ngoại trừ đứa con. Tôi sẽ nuôi con dù khó khăn đến mức nào”.

Thực tế trên cho thấy sự thiệt thòi của người phụ nữ khi ly hôn, trong đó việc không được quyền nuôi con là thiệt thòi lớn nhất, bởi đối với họ những đứa con là tài sản vô giá không gì có thể đánh đổi được.

Cái nghiệt ngã của câu chuyện ấy gợi đến “cái tình trong xét xử” của tòa án khi xem xét và quyết định người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Phải chăng khi quyết định trao quyền trực tiếp nuôi con cho vợ hoặc

chồng, Thẩm phán nên cân nhắc kỹ. Trong một số trường hợp người vợ có học vấn thấp hơn và phải ở nhà thuê nhưng nếu xét thấy người vợ đó có khả năng chăm sóc con tốt và có tình cảm gắn bó với đứa con thì vẫn có thể mạnh dạn trao quyền trực tiếp nuôi con cho người vợ và yêu cầu người chồng cấp dưỡng con thỏa đáng. Xét trao quyền trực tiếp nuôi con cho ai không chỉ căn cứ vào khả năng kinh tế của người đó là chủ yếu mà còn phải xem xét đến tình cảm và ý thức trách nhiệm của người đó đối với đứa con. Như vậy thì quyền lợi của con mới được đảm bảo thực sự.

Vì thế, Thẩm phán khi xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con phải tuân thủ nghiêm quy định tại Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó cần chú ý đến điều kiện về tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi bên đối với con.

Một thực tế mà Thẩm phán khi giải quyết các vụ án ly hôn gặp phải là: Cả hai vợ chồng đều muốn nuôi con và xét điều kiện thực tế của cả hai cũng đều đảm bảo tốt cuộc sống cho con, nhất là con lại thuộc diện từ ba đến chín tuổi thì việc xem xét, quyết định giao con cho ai là một vấn đề đắn đo đối với người Thẩm phán. Lúc này yêu cầu đặt ra đối với Thẩm phán là phải ra một quyết định hợp lý, hợp tình để đảm bảo quyền được làm cha, làm mẹ thực sự của người vợ, người chồng. Giải pháp trông giữ luân phiên xem ra có vẻ phù hợp với trường hợp trên. Song luật thực định Việt Nam lại không thừa nhận nó bởi những hạn chế nhất định đối với con cái về tâm lý, về điều kiện học hành... Vì vậy, cách tốt nhất là Thẩm phán khuyến khích cả hai bên vợ, chồng thỏa thuận về việc ai sẽ nuôi con. Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của các bên, của con cái vì nó xuất phát từ ý chí của họ và sẽ là cơ sở để các bên thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con. Tuy nhiên, nếu các bên không thể thỏa thuận được, Thẩm phán nên ra quyết định giao con trên cơ sở xem xét kỹ tình hình, không nên quyết định theo cảm tính chủ quan.

Ví dụ: Tại Bản án sơ thẩm số 34/2001/HNGĐ-ST ngày 11/8/2010 của TAND thành phố Huế đã quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa chị Châu Thị Phương Nhi và anh Lê Văn Hải, buộc giao cháu Lê Châu Ngọc Anh (sinh ngày 09/9/2007) cho chị Nhi trực tiếp nuôi dưỡng, anh Hải không phải cấp dưỡng nuôi con. Nhưng ngày 22/8/2011 anh Hải có đơn kháng cáo vì cho rằng việc giao con cho chị Nhi làm ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm sinh lý, xáo trộn cuộc sống vốn đã ổn định từ lâu của cháu. Hơn nữa cháu Ngọc Anh đã sống với anh và ông bà nội từ lúc một tuổi đến nay, đã ổn định sinh hoạt, môi trường, điều kiện sống hiện nay là rất tốt. Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tại Bản án số 25/2011/HNGĐ-PT ngày 26/12/2011 Hội đồng xét xử của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định buộc anh Lê Văn Hải giao cháu Lê Châu Ngọc Anh cho chị Nhi trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, anh Hải không phải cấp dưỡng nuôi con. Sở dĩ Hội đồng xét xử đưa ra quyết định trên vì xét thấy hiện nay cả hai anh chị đều đã có công ăn việc làm ổn định và mức thu nhập có đủ khả năng để nuôi cháu Ngọc Anh. Hơn nữa, do cháu Ngọc Anh là con gái và còn nhỏ nên việc chăm sóc của anh Hải không thuận lợi bằng chị Nhi. Qua vụ án này đã cho thấy rằng trong trường hợp hai vợ chồng đều muốn nuôi con chung sau khi ly hôn dẫn đến tranh chấp thì tòa án cần phải xem xét kỹ hoàn cảnh của từng người cũng như điều kiện chăm sóc con, khả năng kinh tế để đưa ra một quyết định hợp lý nhằm bảo vệ được tốt nhất quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và trong trường hợp trên thì tòa án cấp phúc thẩm đã làm được điều đó.

Cũng có thực trạng diễn ra từ nhiều năm nay là việc người có quyền trực tiếp nuôi con không thể thực hiện được quyền này do hành vi cản trở của người kia như cố tình không giao con hoặc đem giấu con ở nơi khác. Ví dụ:

+ Quyết định số 71/QĐ-VDS ngày 15/07/2011 của TAND huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế giao cháu Vũ Hoàng Gia Bảo sinh ngày

01/02/2005 cho anh Vũ Quốc Cường (là chồng) trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau khi quyết định có hiệu lực, chị Nguyễn Thị Hạnh (là vợ) lại thỏa thuận và được anh Cường cho phép chị đưa con về nhà chị chơi vài ngày rồi giấu con ở nơi khác.

Trong trường hợp này, dù anh Cường đã yêu cầu cơ quan THA huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế can thiệp thì cũng không thể thực hiện được vì không xác định được người phải THA đang ở đâu.

+ Quyết định số 134/QĐ-CNTT ngày 20/4/2007 của TAND Thành phố Huế giao cho chị Trần Thị Ngọc Thu (vợ) trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hai con là Đoàn Vũ Long (sinh năm 1998) và Đoàn Linh Phụng (sinh năm 1997), anh Đoàn Thanh Lâm (chồng) muốn nuôi Phụng nên đã yêu cầu chị Thu giao cho mình nuôi nhưng chị Thu không đồng ý vì cho rằng anh Lâm không đủ điều kiện chăm sóc con tốt và thường đi công tác xa. Thuyết phục bằng mọi cách không được, anh Lâm bèn đến trường đón cháu Phụng về nhà mình. Vì thương bố nên cháu cũng không đòi về nhà với mẹ. Chị Thu đã nhiều lần yêu cầu anh giao con cho chị nhưng anh không chịu. Chị đã yêu cầu cơ quan THA Thành phố Huế can thiệp. Cơ quan THA đã ra quyết định THA số 171/THA ngày 27/4/2007 nhưng anh Lâm vẫn không thực hiện mà cơ quan cũng không thể cưỡng chế ngoài việc động viên, thuyết phục. Còn chị Thu thì bỏ cả công ăn việc làm chỉ tìm cách đòi con.

Trong bài viết “Việc giao con chung cho người trực tiếp nuôi dưỡng thực hiện như thế nào?” của tác giả Đỗ Minh Tiến (Đội THA huyện Tiền Hải - Thái Bình) bàn về biện pháp giải quyết khi người có trách nhiệm giao con chung không tự nguyện giao con cho người có quyền trực tiếp nuôi con đã đưa ra hai biện pháp tương ứng với hai quan điểm:

Một là, nếu người phải THA không tự nguyện thực hiện việc chuyển giao con cho người được trực tiếp nuôi con trong thời hạn pháp luật quy định

thì cơ quan THA “cưỡng chế chấm dứt hành vi trái pháp luật”. Nếu vẫn cố tình không chấp hành quyết định cưỡng chế thì chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan THA dân sự ra quyết định phạt tiền. Trường hợp đương sự vẫn cố tình không chấp hành thì lập hồ sơ đề nghị truy tố tội “không chấp hành bản án”

theo Điều 304 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hai là, theo Điều 92, 93 và 94 Luật HN&GĐ năm 2000: Bố hoặc mẹ sau khi ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con chung trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và cũng có thể thay đổi nuôi con khi cần thiết. Vì vậy, khi giải quyết việc nuôi con chung sau ly hôn, tòa án cần xem xét khả năng nuôi dưỡng của các bên, cần đảm bảo giữ nguyên tình trạng bố, mẹ hoặc ông, bà... đang trực tiếp nuôi con. Hạn chế những trường hợp khi giải quyết ly hôn xong mới tiến hành giải quyết việc giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng. Đây cũng là vấn đề trách nhiệm gắn liền với tình cảm trong quan hệ gia đình.

Trong quá trình xét xử, tòa án nhân dân và cơ quan THA dân sự cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự ổn định cần thiết trong việc nuôi dưỡng con chung, trừ những trường hợp không được trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Mỗi biện pháp trên đều có ưu điểm nhất định: Biện pháp thứ nhất mang tính cưỡng chế cao, đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án nhưng chỉ áp dụng khi có hành vi cản trở quyền được trực tiếp nuôi con. Biện pháp thứ hai lại hạn chế được tình trạng cản trở việc thực hiện quyền này. Vì thế tòa án cần kết hợp biện pháp thứ hai này trong khi xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con trên cơ sở luật định.

Tuy nhiên, cũng xin đề xuất một giải pháp góp phần giải quyết thực trạng đã nêu trên, đó là: Cần phải nâng cao vai trò của hòa giải và coi đó là một nguyên tắc bắt buộc trong THA dân sự. Hòa giải vừa tiết kiệm thời gian,

kinh phí THA, giúp các bên đương sự hiểu và thông cảm nhau, thỏa thuận ý chí và thực hiện nghĩa vụ một cách tự nguyện, giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ giữa các đương sự. Muốn hòa giải đạt hiệu quả cao thì vai trò, phương pháp, cách thức vận dụng để hòa giải của chấp hành viên phải được đề cao. Nó cũng ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa công dân với cơ quan nhà nước, tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của công dân. Đồng thời, cơ quan THA cũng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan địa phương và tổ chức xã hội trong hòa giải để góp phần nâng cao hiệu quả THA. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế chỉ đặt ra khi hòa giải không đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó Nghị định số 87/2001/NĐ-CP cần quy định thêm điều khoản về hành vi không tự nguyện giao con cho người có quyền trực tiếp nuôi con và hình thức xử phạt cụ thể đối với hành vi này. Bởi vì hành vi không giao con cho người có quyền là xâm phạm quyền lợi của người trực tiếp nuôi con, là vi phạm pháp luật HN&GĐ. Trong khi đó, Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2000 mặc dù có quy định về việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, nhưng trong Nghị định số 87/2001/NĐ-CP lại chỉ quy định một số hành vi vi phạm Luật HN&GĐ năm 2000 và hình thức xử phạt tương ứng với các hành vi đó mà không có hành vi không giao con cho người có quyền trực tiếp nuôi con. Để từ đó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của con cái, của người có quyền nuôi con.

Một thiếu sót của pháp luật HN&GĐ hiện hành là: Đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ thì Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 quy định về việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số đã quy định việc bảo vệ quyền lợi của người được trực tiếp nuôi con theo bản án, quyết định của tòa án nhưng lại không quy định cơ chế cụ thể bảo vệ quyền đó nên tính khả thi còn bị hạn chế. Bởi những phong tục và tập quán lạc hậu còn “ăn sâu” trong tâm linh

của đồng bào. Việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, loại bỏ những phong tục, tập quán HN&GĐ lạc hậu ra khỏi đời sống tư tưởng của đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)