0
Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Đặc điểm rụng hoa, rụng quả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HỒNG VIỆT CƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 54 -58 )

3. Yêu cầu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4.1.6. Đặc điểm rụng hoa, rụng quả

Sự rụng là hiện tượng sinh lý của cây trồng. Mức độ rụng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống, khí hậu và điều kiện chăm sóc.

Cây hồng thường có 2 đợt rụng quả: Rụng quả sinh lý lần 1 vào tháng 5 khi quả vừa đậu to bằng đầu ngón tay. Rụng quả s inh lý lần 2 vào tháng 7, lần này tuy nhẹ hơn nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn. Quả hồng còn rụng rải rác cho đến trước thu hoạch do các nguyên nhân

sâu bệnh, gió bão, do đậu quả quá nhiều, quả ra muộn, thiếu dinh dưỡng… Tuy nhiên, rụng quả s inh lý là nguyên nhân chủ yếu, có thể chiếm tới 97% số quả

rụng. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến sự rụng như: nóng quá, lạnh quá, cây thiếu ánh sáng, cây bị hạn, gió bão… (Phạm Văn Côn [3], [4], [5]; Vũ Công Hậu [9], [10]; Trần Như ý và cộng sự [34], [35]).

Theo Phạm Văn Côn [3], [4], [5]: Tỷ lệ rụng quả nhiều hay ít, tập trung hay kéo dài tuỳ thuộc vào giống, thời tiết, đất đai và số lượng hoa trên cây. Ở vùng đất cao thoát nước tốt, đủ dinh dưỡng thường rụng quả ít và tập trung vào đợt đầu. Còn vùng đất thấp mực nước ngầm cao, cây bị thiếu d inh dưỡng, thiếu không khí quả thường rụng nhiều và rụng rải rác cho đến khi quả chín.

Theo Kajiura, M (1914) [50]: Rụng quả sớm có liên quan đến 2 nhân tố, khả năng mang quả không hạt và khả năng s inh hạt. Giống có khả năng mang quả không hạt cao hơn thì rụng quả ít hơn. Một số giống được thụ phấn đầy đủ, số hạt được hình thành nhiều cũng rụng quả s inh lý ít. Yenemori K. A. Sugiura A, Yamada M, (2000) [65].

Bảng 1.6: Đặc điểm của các giống hồng chính ở Nhật Bản

Giống Khả năng mang

quả không hạt

Khả năng sinh hạt

Rụng quả sinh lý ở thời kỳ sớm

Nishimurawase Trung bình Cao Ít

Izu Thấp Thấp Nhiều

Saijou Trung bình Trung bình Ít

Hiratanenashi Cao Hiếm Ít

Jirox Trung bình Trung bình Ít

Fuyuu Thấp Cao Ít

Atago Cao Trung bình Ít

(Nguồn: K. Konishi và cộng sự (1994) [53].)

Kết quả đ iều tra của một số chuyên gia Nhật Bản cho thấy, các giống hồng chính ở Nhật bản đều có khả năng mang quả không hạt, tuy

năng này cao hay thấp tuỳ thuộc vào giống. Khả năng mang quả không hạt là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng quả. Khả năng mang quả không hạt cao giúp ổn định sản lượng quả. Yenemori K. A. Sugiura A, Yamada M, (2000) [65].

Kết quả bảng 1.6 cho thấy những giống có khả năng mang quả không hạt cao có tỷ lệ rụng quả sinh lý ở thời kỳ sớm.

Theo Phạm Văn Côn [3], [4], [5]: Muốn chống rụng quả trước hết phải thâm canh tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt và lá quang hợp mạnh, đ iều hoà tỷ lệ giữa số lá và số quả bằng cách cắt tỉa hợp lý. Ví dụ: Chỉ nên để 1 - 2 quả trên những cành ngắn và trên những cành dài để 2 - 3 quả hoặc tính 15 -

20 lá nuô i cho 1 quả.

Theo Vũ Công Hậu [9] để chống rụng quả có thể thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái và hoa lưỡng tính. Cần phải thụ phấn bổ khuyết thì quả mới to, mẫu mã đẹp, chất lượng quả tốt. Do vậy, trong đ iều kiện thời tiết xấu cây không thụ phấn tự nhiên được, ta cần thụ phấn bổ sung cho cây.

Rụng hoa, rụng quả ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và sản lượng. Do vậy cần ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả bằng cách sử dụng các biện pháp chăm sóc hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây như: Bón phân, tưới nước, cắt tỉa hợp lý, sử dụng chế phẩm đậu quả…

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HỒNG VIỆT CƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 54 -58 )

×