Nội dung 3: Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến năng suất và

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng việt cường tại huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 136)

3. Yêu cầu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.3.Nội dung 3: Ảnh hưởng của số lần phun GA3 đến năng suất và

chất lượng quả hồng Việt Cường

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh và theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả của Phạm Chí Thành, 1995 [18]. Mỗi công thức theo dõi 3 cây cùng độ tuổi (14 năm tuổ i) và cùng phương thức nhân giống là giâm rễ (mỗi cây là một lần nhắc lại).

- CT1: Phun trước rụng quả sinh lý lần 1

- CT2: Phun trước rụng quả sinh lý lần 1 và trước rụng quả sinh lý lần 2. - CT3: Phun trước rụng quả sinh lý lần 1 và trước rụng quả sinh lý lần 2, sau đó cứ 15 ngày phun 1 lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng.

- CT4: Phun nước lã (đối chứng)

Nồng độ phun: 40ppm

Cơ sở khoa học của việc sử dụng GA3 nồng độ 40ppm: Đã được tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch [19] công bố.

Cách phun: Các công thức được phun bằng bình bơm cao áp đeo vai

có nối vòi dẫn thuốc dài. Thuốc được pha theo đúng nồng độ, pha xong phun ngay, phun ướt đều toàn bộ tán cây.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Số quả thu hoạch

- Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch (%) = 100

Số quả theo dõi trước phun - Năng suất quả/cây (kg).

- Trọng lượng, kích thước quả

Trọng lượng thịt quả

- Tỷ lệ ăn được (%) = 100

- Chất lượng quả: Phân tích các chỉ tiêu sinh hoá: + Hàm lượng chất khô trong 100g quả tươi.

+ Đường tổng số (%): Theo phương pháp phân tích đường của Bestranst.

+ Độ Brix.

+ Hàm lượng caroten (mg/100g)

+ Hàm lượng tanin (%): Theo phương pháp phân tích tanin của Leveltan.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê toán học trên chương trình phần mềm IRRISTAT và Excel.

Chƣơng III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Thái Nguyên

Các yếu tố khí hậu, thời tiết có ý nghĩa rất quan trọng tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của cây trồng. Số liệu về khí tượng, thuỷ văn của Đồng Hỷ trong thời gian nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Diễn biến khí hậu trong thời gian nghiên cứu tại Đồng Hỷ Yếu tố Tháng Lƣợng mƣa (mm) Ẩm độ TB (%) Nhiệt độ TB (oC) Nhiệt độ tối cao (oC) Nhiệt độ tối thấp (oC) 01/2007 2,1 71 16,2 25,9 8,1 02/2007 31,9 83 21,6 29,6 9,5 3/2007 85,7 90 20,7 29,0 11,6 4/2007 135,4 82 22,9 35,4 13,0 5/2007 160,2 77 26,7 38,0 19,1 6/2007 238,1 80 29,4 37,5 24,0 7/2007 317,2 80 29,6 35,6 23,4 8/2007 120,8 84 28,5 37,9 24,1 9/2007 273,3 84 26,8 34,6 20,0 10/2007 45,7 80 25,4 33,5 17,8 11/2007 9,9 75 20,3 30,0 8,2 12/2007 23,8 84 19,5 28,7 11,5

350 300 250 200 150 100 50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Lượng mưa (mm) Nhiệt độ TB

Đồ thị 3.1: Diễn biến nhiệt độ và lƣợng mƣa giữa các tháng năm 2007 tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng Hỷ

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến s inh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây hồng nói riêng, đặc biệt là ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây.

Theo Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên (2007) [7] thì huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt độ ấm. Nhiệt độ tháng 1 ở vùng này > 15oC. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim, (1971) [36] thì hồng là cây ăn quả á nhiệt đới nên trong mùa rụng lá, ngủ nghỉ, tích luỹ dinh dưỡng và phân hoá mầm hoa, cây hồng yêu cầu nhiệt độ 8 - 11oC trong thời gian 886 giờ. Khi nhiệt độ không đủ lạnh như yêu cầu để làm mất sự ngủ nghỉ của cây, thì những mầm hoa sẽ rụng trước khi nở và sự sinh trưởng sẽ không diễn ra một cách bình thường. Như vậy, với đặc điểm là huyện Đồng Hỷ nằm trong vùng ấm thì nhiệt độ ở giai đoạn cây hồng ngủ nghỉ là hơi cao, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây hồng. Tuy nhiên, trích dẫn theo Nguyễn Thế Huấn (2006) [12]: Theo Lê Quang Mai (1999) thì với cây

hồng “nhiệt độ cần để cây hồng nảy mầm từ 13 - 14oC đến 16 - 17oC, nở hoa từ 22 - 23oC, để quả phát triển là 26 - 27oC, ở giai đoạn chín nhiệt độ nên thấp ở 20oC ” thì nhiệt độ ở tại huyện Đồng Hỷ và Thái Nguyên vào những tháng 1

- 4 dao động từ 16,2 - 22,9oC, là khoảng thời gian cây hồng vừa nảy lộc, vừa

ra hoa và nở hoa lại rất thuận lợi.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của quả là 26 - 27oC. Đối với cây hồng Việt Cường, thời kỳ phát triển của quả kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình tại Đồng Hỷ trong khoảng thời gian trên dao động từ 26,7 - 29,6oC là tương đối phù hợp với sự phát triển của quả hồng.

Nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết đ ịnh đến năng suất cây trồng. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim, (1971) [36] lượng mưa hàng năm tốt nhất đối với cây hồng là 1200 - 2100mm. Theo số liệu thống kê về khí hậu của Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên thì biến động tổng lượng mưa hàng năm tại Thái Nguyên trong 10 năm trở lại đây không lớn. Tổng lượng mưa năm 2007 là 1451,3mm rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hồng.

Thời gian ra nụ và nở hoa của hồng Việt Cường từ tháng 2 đến tháng 4, lượng mưa trong các tháng này tương đối thấp, từ 39,1 - 135,4mm kèm theo nhiệt độ từ 20,7 - 22,9oC là điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây hồng.

Qua bảng 3.1 và đồ thị 3.1 dễ dàng nhận thấy rằng lượng mưa ở Đồng Hỷ không ổn định qua các tháng trong năm. Tuy vậy, vào thời kỳ phát triển của quả nhiệt độ tương đối cao và ổn định, dao động từ 20,7 - 22,9oC kết hợp với ẩm độ hợp lý giúp cây hồng đủ nước để cung cấp cho

quả, làm quả mọng nước, mã quả đẹp hơn. Hơn nữa, trong giai đoạn này cây được cung cấp đủ

nước cũng là điều kiện tốt làm hạn chế sự rụng quả. Mặt khác còn giúp giảm chi phí vào việc tưới nước cho cây.

3.1.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên

Theo Đài khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên thì khí hậu Thái Nguyên được chia làm 3 vùng (dựa theo sự khác nhau về nhiệt độ trung bình tháng 1) là: Vùng lạnh, vùng lạnh vừa và vùng ấm. Đ iều này cho thấy tính đa dạng về khí hậu nên Thái Nguyên đang có một tập đoàn cây ăn quả phong phú, bao gồm các cây á nhiệt đới như nhãn, vải, hồng và các cây có nguồn gốc ôn đới như đào, mơ, mận.

Trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, cây ăn quả là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nên trong những năm qua d iện tích cây ăn quả đã được chú ý đầu tư và tăng lên đáng kể. Dưới đây là một số nét chính về thực trạng xản suất cây ăn quả của tỉnh.

Bảng 3.2. Diện tích các loại cây ăn quả và quy hoạch đến năm 2010 Loại CAQ Diện tích năm 2004 (ha) Tỷ lệ (%) DT quy hoạch đến năm 2010 (ha) Cây vải 6.344,2 54,48 6.228,0 Cây nhãn 1.190,7 10,23 3.405,0

Cây cam quýt 382,7 3,29 3.500,0

Cây hồng 1.565,0 13,44 3.351,0

Cây mơ 561,8 4,82 1.090,0

Cây ăn quả khác 1.599,9 13,74 2.426,0

Tổng 11.644,3 100 20.000,0

Qua bảng 3.2 ta có thể nhận thấy hiện tại d iện tích cây hồng trong cơ cấu cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên đã được chú trọng, chiếm 13,44% với diện tích là 1565,0 ha

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 354.150,15 ha đất tự nhiên, bao gồm 100.280,14 ha đất nông nghiệp, 165.160,50 ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng là 49.049,60 ha đây là quỹ đất dồi dào cho phát triển cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng. Mặt khác, nhằm thúc đẩy nhanh chương trình phát triển cây ăn quả, Thái Nguyên đã xây dựng dự án quy hoạch phát triển cây ăn quả đến năm 2010. Kết quả trình bày ở bảng 3.2. Qua bảng 3.2 cũng cho thấy cây hồng đã được chú ý tăng diện tích từ 1.565,0 ha năm 2004 lên

3.351,0 ha vào năm 2010. Đây cũng chính là một yếu tố khẳng đ ịnh vị trí của

cây hồng trong cơ cấu giống cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên.

3.1.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ nằm giáp ranh với thành phố Thái Nguyên. Huyện lỵ có 17 xã và 3 thị trấn, d iện tích tự nhiên là 46.177,3 ha, dân số hơn 13 vạn người. Huyện lỵ đóng tại thị trấn Chùa Hang. Huyện Đồng Hỷ về phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai. Khí hậu ở đây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô : Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bảng 3.3. Diễn biến diện tích một số cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ Loại cây Năm Tổng DT(ha) Nhãn Vải Na Hồng 2003 2.972,2 529,4 1.894,1 159 136 2004 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140 2005 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140 2006 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140 2007 3.022,0 544,0 1.909,0 140 140

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2007 [15]

Qua bảng 3.3 cho thấy diện tích hồng thấp hơn rất nhiều so với d iện tích một số cây ăn quả khác, đặc biệt là so với cây vải (140 ha/1.909 ha). Chính vì vậy, đối với cây hồng trong một vài năm tới một mặt phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật để nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả và năng suất, cũng như giảm tỷ lệ rụng quả; mặt khác còn phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh diện tích trồng trọt với những cây ăn quả khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4. Diện tích cho thu hoạch và sản lƣợng một số cây ăn quả huyện Đồng Hỷ qua các năm

Năm Tổ ng DT ( ha) Di ện tích (ha) Sản l ƣợng (tấn) Nhãn Vải Na Hồng Nhãn Vải Na Hồng 2003 2.972,2 363,0 1.125,7 136,0 52,5 520,0 2.700,0 167 86,0 2004 3.022,0 464,0 1.567,0 159,0 85,0 1.299,2 7.317,9 2147 153,4 2005 3.022,0 521,1 1.619,0 159,0 109,0 680,0 2610,0 191 196,0 2006 3.022,0 521,1 1.714,7 159,0 118,0 210,0 830,0 185 188,0 2007 3.022,0 521,1 1.841,5 159,0 122,0 625,0 4.294,0 151 189,0

Bảng 3.5. Diện tích một số cây ăn quả phân theo xã của huyện Đồng Hỷ

Xã, Thị trấn Năm 2006 (ha) Năm 2007 (ha)

Vải Nhãn Na Hồng Vải Nhãn Na Hồng Đồng Bẩm 17,56 13,39 8,10 1,16 17,56 13,39 8,10 1,16 Huố ng Thượng 50,20 25,25 14,51 8,35 50,20 25,25 14,51 8,35 Nam Hoà 196,75 37,57 17,89 11,26 196,75 37,57 17,89 11,26 Hoá Thượng 51,43 26,61 22,62 5,65 51,43 26,61 22,62 5,65 Cao Ngạn 39,68 19,64 6,42 3,71 39,68 19,64 6,42 3,71 Linh Sơn 65,84 37,74 10,71 4,42 65,84 37,74 10,71 4,42 Tr ại Cau 41,49 10,77 1,00 0,00 41,49 10,77 1,00 0,00 Tân Lợi 231,69 20,28 4,14 2,55 231,69 20,28 4,14 2,55 Hợp Tiến 151,38 15,45 2,17 10,85 151,38 15,45 2,17 10,85 Cây Thị 74,55 23,44 3,73 9,45 74,55 23,44 3,73 9,45 Khe Mo 231,41 45,86 11,97 18,84 231,41 45,86 11,97 18,84 Văn Hán 187,37 28,60 4,60 16,68 187,37 28,60 4,60 16,68 Hoá Trung 85,31 19,26 7,92 6,53 85,31 19,26 7,92 6,53 Minh Lập 140,02 37,59 7,20 12,10 140,02 37,59 7,20 12,1 Quang Sơn 55,01 19,65 6,35 2,82 55,01 19,65 6,35 2,82 Tân Long 63,54 26,55 2,62 4,16 63,54 26,55 2,62 4,16 Hoà Bình 75,11 46,80 3,83 9,25 75,11 46,80 3,83 9,25 Vân Lăng 57,86 39,13 2,68 7,73 57,86 39,13 2,68 7,73 Sông Cầu 80,05 38,70 14,56 3,36 80,05 38,70 14,56 3,36 Chùa Hang 12,78 11,74 5,98 1,14 12,78 11,74 5,98 1,14

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2007 [15]

Qua bảng 3.3 và bảng 3.4 cho thấy trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007, diện tích cây ăn quả của huyện Đồng Hỷ không tăng lên. Tuy vậy, sản lượng cây ăn quả của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản lượng hồng tăng từ 86 tấn năm 2003 lên 196 tấn năm 2005 và 189 tấn năm 2007.

Điều này có được là do diện tích hồng cho thu hoạch quả tăng từ 52,5 ha năm 2003 lên 122 ha năm 2007 và một phần là do phần kỹ thuật đã được quan tâm và cải thiện.

Ở hầu hết tất cả các xã của huyện Đồng Hỷ đều có trồng cây ăn quả. Riêng với cây hồng được trồng nhiều nhất ở 2 xã Khe Mo và Văn Hán, với diện tích là 18,84 ha và 16,68 ha, diện tích này so với diện tích cây nhãn và cây vải của huyện thì rất thấp (bảng 3.5).

Qua số liệu bảng 3.5 và theo điều tra sơ bộ cho thấy, diện tích trồng hồng ở huyện Đồng Hỷ không được tập trung mà rải rác ở các xã của huyện. Mặt khác, cây hồng ở đây cũng đang bị giảm dần về diện tích vì hiệu quả kinh tế chưa cao và do kỹ thuật trồng trọt ở đây chủ yếu là quảng canh, tự phát.

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC HỒNG VIỆT CƢỜNG TẠI ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

Mỗi giống cây trồng khác nhau lại có những đặc điểm sinh học khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sinh học để nhận biết từng loại và phân biệt giống cây này với giống cây khác trong cùng loài.

Cũng như các cây trồng khác, những đặc điểm sinh học của cây hồng Việt Cường là những yếu tố phản ánh đặc trưng giống và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng quả.

3.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái ở cây hồng Việt Cƣờng

3.2.1.1. Đặc điểm thân, cành, dạng tán giống hồng Việt Cường

Thân cành của cây ăn quả là bộ phận rất quan trọng, vì đây là bộ phận đảm nhận chức năng nâng đỡ tất cả lá, hoa và quả của cây. Chiều cao cây là tính trạng phản ánh đặc trưng của giống. Trong các điều kiện s inh thái khác nhau thì chiều cao cây là tính trạng ít thay đổi nhất. Số liệu bảng 3.6 cho thấy chiều cao trung bình của cây hồng Việt Cường ở độ tuổi 14 là

Bảng 3.6: Đặc điểm thân, cành hồng Việt Cƣờng Cây Chiều cao cây (m) Đƣờng kính gốc (cm) Đƣờng kính tán (m) Số cành cấp 1 (cành) Độ cao phân cành cấp 1 (cm) Số cành cấp 2 (cành) 1 5,07 14,3 4,54 6 102 16 2 5,37 13,4 5,18 5 113 14 3 5,76 18,4 6,11 4 62 15 4 6,03 13,6 5,47 5 121 14 5 4,94 9,6 4,67 6 105 15 6 5,85 13,0 4,26 4 63 10 7 5,51 10,6 5,42 5 87 13 8 5,28 13,2 4,67 7 59 16 9 4,44 8,6 5,10 4 85 13 10 4,78 7,8 4,41 6 87 17 TB 5,30 10,98 4,98 5,10 93,20 14,30 CV% 10,4 17,8 12,9 21,7 14,7 12,6

Đường kính tán và chu vi gốc là những yếu tố rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống gió bão cũng như tạo sự thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hái quả. Mặt khác, đường kính tán còn là yếu tố để xác định khả năng thâm canh của giống. Cành cấp I, cấp II là chỉ tiêu liên quan chặt chẽ đến hình dạng cây và dạng tán cây, đồng thời là chỉ tiêu quyết định khả năng mang quả và năng suất quả. Số lượng cành cấp I, cấp II và độ cao phân cành phù hợp giúp cây có bộ khung cành vững chắc hơn và ra lộc nhiều hơn, qua

đó góp phần tăng năng suất hồng. Cây hồng Việt Cường độ tuổi 14

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng việt cường tại huyện đồng hỷ - tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 136)