Quá trình tổ chức dạy học Toán ở trường PT theo lí thuyết kiến tạo

Một phần của tài liệu dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo thể hiện qua chủ đề biến hình ở trường thpt (Trang 29 - 37)

Quá trình tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo là tổ chức các biện pháp sư phạm của giáo viên và học sinh theo một lôgic nhất định, theo định hướng kiến tạo qua đó giúp các em xây dựng nên các tri thức mới và củng cố các tri thức và kỹ năng đã có.

Quá trình dạy học là quá trình tổ chức các hoạt động học tập của học sinh nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, qua đó để học sinh tạo lập tri thức, rèn luyện kĩ năng đồng thời phát triển tư duy. Dạy cách học, cách tư duy đã trở thành mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học chứ không phải là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học. Kết quả của quá trình dạy học trong trường phổ thông không chỉ là hệ thống tri thức mà quan trọng hơn là sự chủ động, sự thích ứng cao với những thay đổi của cuộc sống và đặc biệt là sự phát triển tư duy của người học. Các kiến thức và kinh nghiệm đã có của học sinh là tiền đề quan trọng trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập. Các hoạt động học tập được giáo viên thiết kế dựa trên đặc điểm nội tại của kiến thức chứa trong nó và quan trọng hơn nữa là xuất phát từ kiến thức và kinh nghiệm đã có của học sinh có liên quan đến kiến thức cần dạy nhằm gợi nhu cầu nhận thức và gây niềm tin ở khả năng.

Các hoạt động cá nhân, các hoạt động theo nhóm, trao đổi giữa giáo viên và học sinh là các hoạt động mang tính chủ đạo trong quá trình dạy học. Tôn trọng các ý tưởng, giải pháp của học sinh từ đó thúc đẩy khát vọng học tập, phát huy tiềm lực của cá thể, đồng thời với tiềm lực của tập thể trong quá trình kiến tạo tri thức. Theo thuyết kiến tạo, ta có thể quan niệm về dạy học môn Toán như sau:

+) Dạy Toán là quá trình giáo viên phải tại ra những tình huống học tập cho học sinh, còn học sinh cần phải biết kiến tạo cách hiểu riêng của mình đối với nội dung Toán học.

+) Dạy Toán là quá trình giáo viên giúp học sinh xác nhận tính đúng đắn của tri thức vừa được kiến tạo.

+) Dạy Toán là quá trình giáo viên phải luôn luôn giao cho học sinh những bài toán nhằm giúp các em tái tạo kiến thức một cách thích hợp.

+) Dạy Toán là quá trình giáo viên tạo ra bầu không khí tri thức và xã hội trong lớp học.

Để vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông ta phải khai thác từ nội dung dạy học xem chỗ nào có thể cho học sinh tham gia vào quá trình kiến tạo tri thức, kỹt năng cho họ. Từ đó thiết kế tình huống, chuẩn bị các hoạt động, câu hỏi, hướng học sinh tham gia vào quá trình kiến tạo. Trong quá trình này, học sinh có thể trình bày quan niệm, nhận thức của mình, có thể tranh luận để đi đến thống nhất ý kiến, giáo viên có thể gợi ý, phân tích các ý kiến, uốn nắn nhận thức cho học sinh.

Các bước thiết kế và phát triển một pha dạy học theo thuyết kiến tạo có thể như sau:

(+) Chọn nội dung dạy học (+) Thiết kế tình huống kiến tạo (+) Thiết kế các câu hỏi, hoạt động

(+) Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia kiến tạo (+) Hợp thức những tri thức, kỹ năng mới

* * Qui trình tổ chức:

Giai đoạn chuẩn bị: Phân tích, xác định đúng và hiểu rõ kiến thức trọng tâm của bài học. Kiến thức trọng tâm của bài có liên quan hầu hết các nội dung khác của bài học và kiến thức sau đó. Việc xác định và hiểu rõ kiến thức trọng tâm của bài học giúp GV đặt được đúng các mục tiêu của bài và thiết kế các hoạt động phù hợp. Xây dựng các tình huống dạy học ở các mức độ khác nhau, có thể kiến tạo các tình huống dạy học khác nhau để cùng đi đến kiến thức trọng tâm, sự khác nhau đó phụ thuộc vào việc dự đoán các khó khăn và chướng ngại mà học sinh gặp phải khi tiếp xúc với tình huống học tập mới.

Thực hành giảng dạy: -GV cần điều tra các kiến thức đã có của học sinh có liên quan đến vấn đề dạy bằng việc sử dụng các câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước, nếu GV sử dụng nhiều câu hỏi thì các câu hỏi đó được in thành các phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm các phiếu học tập đó theo nhóm hoặc

cá nhân. Nếu GV chỉ sử dụng một hoặc hai câu hỏi thì có thể đặt câu hỏi đó trước lớp và gọi học sinh trả lời. Tuy nhiên hoạt động này có thể không diễn ra nếu GV dự đoán được khó khăn và chướng ngại của học sinh.

- Từ kết quả thu được ở bước 1,GV lựa chọn tình huống dạy học phù hợp và cho học sinh tiếp xúc với tình huống học tập đó. Tình huống này có thể được in thành các phiếu học tập hoặc GV trình bày trước toàn lớp. Học sinh tiếp nhận tình huống học tập, đọc, hiểu yêu cầu tình huống đặt ra, huy động các kiến thức đã có để dự đoán câu trả lời cho tình huống.

- Điều khiển việc thảo luận của học sinh để đưa ra phán đoán.

- Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá về các phán đoán được đưa ra, lựa chọn phán đoán thích hợp. Đại diện học sinh hoặc nhóm học sinh trình bày phán đoán của mình trước lớp, các học sinh khác nghe, so sánh, bổ sung hoặc bác bỏ nếu cần thiết, sau đó lựa chọn phán đoán mà đại đa số học sinh đều nhất trí.

- Tổ chức điều khiển học sinh trao đổi để kiểm nghiệm phán đoán bằng lập luận lôgic. Giai đoạn này GV cần có những chỉ dẫn để cho quá trình kiểm nghiệm được diễn ra thuận lợi. Học sinh phải huy động nhiều kiến thức đã có và dùng lập luận lôgic để bác bỏ hoặc khẳng định sự đúng đắn các dự đoán, qua đó xác lập tri thức mới

- Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức vừa xác lập vào tình huống mới nhằm kiểm tra mức độ nắm vững tri thức của học sinh bằng cách sử dụng kiến thức đó vào giải bài tập, hoặc khái quát hoá kiến thức vừa xây dựng được.

Kiểm tra, đánh giá: Nhằm xem xét mức độ đạt được về tri thức- kĩ năng- thái độ của học sinh so với các mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời cũng là bước chuẩn bị cho việc tổ chức dạy học kiến thức tiếp theo.

1.3.5.Vai trò của việc dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí

a, Tri thức phương pháp đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng là cơ sở định hướng trực tiếp cho hoạt động.

Yêu cầu của lý luận dạy học hiện đại là không những truyền thụ tri thức sự vật cho học sinh mà phải coi trọng đặc biệt việc truyền thụ tri thức phương pháp. Đứng trước một vấn đề cụ thể, nếu có được hệ thống các tri thức phương pháp đầy đủ, học sinh sẽ tiến dễ dàng tiến hành nhiều hoạt động tìm tòi, khám phá các tri thức mới.

b, Tri thức phương pháp giúp học sinh hình dung được sự hình thành và phát triển của tri thức sự vật, hiểu rõ hơn được bản chất của tri thức sự vật, từ đó định hướng kiến tạo tri thức mới.

c, Tri thức phương pháp góp phần quyết định trong việc hình thành, bồi dưỡng các thao tác tư duy của học sinh , trên cơ sở đó rèn luyện cho học sinh khả năng sáng tạo toán học.

d, Tri thức phương pháp chuẩn bị tốt nhất cho học sinh ứng xử và giải quyết những tình huống tương tự trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Kiến thức cà kinh nghiệm đã có là nền tảng làm nảy sinh kiến thức mới.Trên cơ sở kiến thức kinh nghiệm đã có, học sinh thực hiện các phán đoán, nêu các giả thuyết và tiến hành hoạt động kiểm nghiệm kết quả bằng con đường suy diễn lôgic. Nếu giả thuyết phán đoán không đúng thì phải tiến hành điều chỉnh lại phán đoán và giả thuyết, sau đó kiểm nghiệm lại để đi đến kết quả mong muốn,dẫn đến sự thích nghi với tình huống và tạo ra kiến thức mới, thực chất là tạo ra sơ đồ nhận thức mới cho bản thân. Theo sơ đồ này thì việc kiến tạo kiến thức là hoạt động độc lập sáng tạo của học sinh.

Song song với việc hình thành kiến thức là sự hình thành các hành động trí tuệ. Mỗi một kiến thức được hình thành đồng thời với việc học sinh chiếm lĩnh được cách thức tạo ra kiến thức đó ( tri thức về phương pháp ); nghĩa là hình thành các thao tác trí tuệ tương ứng. Điều đó nói lên rằng mỗi khái niệm Toán học, mỗi

quuy luật Toán học cần được lý giải tường minh trước khi tiến hành tổ chức ở học sinh để họ hành động với từng nhiẹem vụ cụ thể, giải quyết từng nhiệm vụ cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với GV: Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo, giáo viên có nhiệm vụ:

( I ). Giáo viên cần nhận thức được kiến thức mà học sinh đã có được trong những giai đoạn khác nhau để đưa ra những lời hướng dẫn thích hợp, lời hướng dẫn phải thoả mãn ba yêu cầu sau:

Yêu cầu 1: Lời hướng dẫn phải dựa trên những gì mà mỗi học sinh đều biết. Yêu cầu 2: Lời hướng dẫn phải tính đến các ý tưởng toán học của học sinh phát triển tự nhiên như thế nào?

Yêu cầu 3: Lời hướng dẫn phải giúp học sinh có sự năng động tinh thần khi học toán.

( II ). Giáo viên cũng là người “Cộng tác thám hiểm” với học sinh hay nói cách khác giáo viên cũng là người học với học sinh. Vì việc học tập và xây dựng kiến thức cũng diễn ra thông qua mối quan hệ xã hội, giáo viên, học sinh, bạn bè. Do đó khi giáo viên cùng tham gia học tập, trao đổi với học sinh thì mỗi học sinh có được cơ hội giao tiếp với nhau, với giáo viên. Từ đó mỗi học sinh có thể diễn đạt thành lời những suy nghĩ, những thắc mắc của mình, có thể đưa ra lời giảI thích hoặc chứng minh. Và chính lúc đó giáo viên sẽ trao đổi, trả lời hoặc hỏi những câu hỏi mở rộng hơn, đào sâu hơn những vấn đề mà các em vừa nêu, đồng thời cũng giúp học sinh tổng hợp các ý kiến để trả lời những thắc mắc của mình.

( III ). Giáo viên có trách nhiệm vận động học sinh tham gia các hoạt động có thể làm tăng các hiểu biết Toán học thực sự cho học sinh

Đối với học sinh ( người học ):Quan điểm kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội đều khẳng định và nhấn mạnh vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học, thể hiện ở :

(I’ ). Người học phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới, chủ động trong việc huy động những kiến thức, kĩ năng đã có vào khám phá tình huống học tập mới.

( II’ ). Người học phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của mình khi đứng trước tình huống học tập mới.

( III’ ). Người học phải chủ động và tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin với bạn bè và với giáo viên. Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân trong việc tìm những giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc khám phá sâu hơn các tình huống đã có.

( IV’ ). Người học phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi đã lĩnh hội được các tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình huống trong học tập. Cần lưu ý rằng, tuy đề cao vai trò trung tâm của người học trong quá trình dạy học, nhưng quan điểm kiến tạo không là lu mờ “Vai trò tổ chức và điều khiển quá trình dạy học” của giáo viên. Trong dạy học kiến tạo, thay cho việc nổ lực giảng giải, thuyết trình nhằm truyền thụ tri thức cho học sinh, giáo viên phải là người chuyển hoá các tri thức khoa học thành các tri thức dạy học với việc xây dựng các tình huống dạy học chứa đựng các tri thức cần lĩnh hội, tạo dựng nên các môi trường mang tính xã hội để học sinh kiến tại, khám phá nên kiến thức cho mình. Trong tất cả các xu hướng dạy học hiện nay, dạy học theo LTKT có tiếng nói mạnh mẽ trong giáo dục đặc biệt là trong dạy học Toán.LTKT đã và đang là một vấn đề mang tính xã hội, được chấp nhận như là một ngôn ngữ của xã hội. Tuy nhiên việc áp dụng LTKT trong dạy học là rất khó. Bất kì người giáo viên nào muốn dùng LTKT để chuyển tải kiến thức đều có thể thất bại. Muốn thành công trong việc sử dụng LTKT thì phải dạy theo quan điểm học sinh tự xây dựng kiến thức cho chính mình. Việc dạy học theo LTKT, là lôi cuốn, là hấp dẫn học sinh, nhưng nó đòi hỏi sự nổ lực cố gắng của cả học sinh và giáo viên.

LTKT là lí thuyết về việc học nhằm phát huy tối đa vai trò tích cực và chủ động của người học trong quá trình học tập. LTKT quan niệm quá trình học Toán là học trong hoạt động; học là vượt qua chướng ngại ; học thông qua sự tương tác xã hội; học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Tương thích với quan điểm này về quá trình học tập, LTKT quan niệm quá trình dạy học là quá trình:giáo chủ động tại ra các tình huống học tập giúp học sinh thiết lập các tri thức cần thiết; giáo viên kiến tạo bầu không khí tri thức và xã hội tích cực giúp người học tự tin vào bản thân và tích cực học tập; giáo viên phải luôn giao cho học sinh những bài tập giúp họ tái tạo cấu trúc tri thức một cách thích hợp và giáo viên giúp đỡ học sinh xác nhận tính đúng đắn của các tri thức vừa kiến tạo.

Như vậy, LTKT là một lí thuyết mang tính định hướng mà dựa vào đó giáo viên lưạ chọn và sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học mang tính kiến tạo đó là: Phương pháp khám phá có hướng dẫn, học hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải là người biết phối hợp và sử dụng các phương pháp dạy học mang tính kiến tạo và các phương pháp dạy học khác một cách hợp lí sao cho quá trình dạy học Toán vừa đáp ứng được yêu cầu của xã hội về phát triển toàn diện con người.

Dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Người giáo viên không phải dạy cho học sinh tiếp thu một cách kĩ lưỡng những kiến thức được đóng gói, áp đặt .Mà dạy cách tiếp thu kiến thức một cách chủ động; nghĩa là học sinh phải cố gắng tự tìm tri thức cho mình thông qua việc tái tổ chức các hoạt động của giáo viên. Các hoạt động này được hiểu một cách rộng rãi là bao gồm những hoạt động về nhận thức hoặc ý tưởng.

Dạy học theo cách này,giáo viên không chỉ đơn giản là cung cấp kiến thức cho học sinh, mà là thiết kế, tổ chức, hướng dẫn hoạt động, định hướng về phương pháp để gián tiếp học sinh tự kiến tạo kiến thức mới cho mình.

Một phần của tài liệu dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo thể hiện qua chủ đề biến hình ở trường thpt (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w