Học sinh đạt được tri thức mới theo chu trình:

Một phần của tài liệu dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo thể hiện qua chủ đề biến hình ở trường thpt (Trang 28 - 29)

Có hai loại kiến tạo trong dạy học:Kiến tạo cơ bản Kiến tạo xã hội

Kiến tạo cơ bản: theo nghĩa hẹp, kiến tạo cơ bản thể hiện ở chỗ cá nhân tìm kiếm tri thức cho bản thân trong quá trình đồng hoá và điều ứng, có nghĩa là chủ thể nhận thức bằng cách tự mình thích nghi với môi trường, sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và những sự mất cân bằng.

Theo nghĩa rộng, kiến tại cơ bản khẳng định rằng tri thức không được thu nhận một cách bị động mà do chính chủ thể tích cực xây dựng nên. Mặt khác , mục đích của quá trình nhận thức của học sinh là quá trình tái tạo lại tri thức của cộng đồng; những hiểu biết của bản thân được lấy từ kho tàng tri thức của nhân loại và được sàng lọc cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Kiến tạo xã hội: là quan điểm nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố văn hoá, các điều kiện xã hội và tác động của chúng đến sự kiến tạo nên tri thức của xã hội loài người. Kiến tạo xã hội đặt cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội trong quá trình tạo nên nhận thức cho bản thân.Kiến tạo xã hội xem nhân cách của chủ thể được hình thành thông qua tương tác giữa họ với người khác và điều này cũng quan trọng như những quá trình nhận thức mang tính cá nhân của họ. Kiến tạo xã hội không chỉ nhấn mạnh đến tiềm năng tư duy, tính chủ động, tính tích cực của bản thân người học trong quá trình kiến tạo tri thức mà còn nhấn mạnh đến khả năng đối thoại, tương tác, tranh luận của học sinh với nhau trong việc kiến tạo và công nhận kiến thức.

Một phần của tài liệu dạy học tri thức phương pháp theo hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo thể hiện qua chủ đề biến hình ở trường thpt (Trang 28 - 29)