V. Sự hợp nhất kinh tế Bắc Mỹ.
SỰ TẠO RA THƯƠNG MẠI VÀ SỰ TRỆCH HƯỚNG THƯƠNG MẠI TRONG CỘNG ÐỒNG CHÂU ÂU
MẠI TRONG CỘNG ÐỒNG CHÂU ÂU
Đã có những nỗ lực lớn để ước lượng sự tạo ra thương mại và sự trệch hướng thương mại trong thế giới thực. Thực sự, tất cả đã dựa trên cộng đồng Châu Âu hoặc là (thị trường chung Châu Âu) như đã được gọi. Khó khăn để tạo ra những ước lượng bởi vì những nhà nghiên cứu so sánh những luồng thương mại thật sự với những luồng thương mại đứng về mặt lý thuyết đã tồn tại không có sự hợp nhất.
Bela Balassa là người lãnh đạo trong việc tạo ra những ước lượng về sự tạo ra và trệch hướng thương mại. Cách tiếp cận của ông ta (Balassa 1974) sử dụng khái niệm độ co giãn thu nhập quá khứ của nhu cầu nhập khẩu (YEM) - sự thay đổi % bình quân hàng năm trong những hàng hóa nhập khẩu được quan sát chia cho sự thay đổi % bình quân hàng năm trong GNP được quan sát, với cả 2 sự thay đổi được đánh giá tại những giá cả không đổi (có nghĩa là có điều chỉnh lạm phát.) Ðối với Balassa, sau khi hợp nhất xảy ra thì (a) một sự gia tăng trong YEM đối với những hàng hóa nhập khẩu từ những nước tham gia (những hàng hóa nhập khẩu trong nội bộ vùng) được biểu hiện như là tổng sự tạo ra thương mại hoặc những hàng hóa nhập khẩu được gia tăng từ những nước tham gia thì thương mại mới này sẽ biểu hiện cho sự thay thay thế sản xuất trong nước hoặc là biểu hiện cho sự thay thế sản xuất của thế giới bên ngoài; (b) sự trệch hướng thương mại được chỉ ra bởi một sự gia giảm trong YEM đối với những hàng hóa nhập khẩu từ thế giới bên ngoài (những hàng hóa nhập khẩu ngoài vùng); và (c) sự tạo ra thương mại chính xác được chỉ ra bởi một sự gia tăng trong YEM đối với những hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nguồn (những nước tham gia và thế giới bên ngoài). Một sự gia tăng trong YEM sau cùng đưa ra rằng, sự hình thành của tổ chức hợp nhất đã tạo cho EC chấp nhận hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn nói chung, có nghĩa là có một sự gia giảm tương đối trong sản xuất trong nước. Dưới việc sử dụng của tất cả ba YEM là một giả thuyết quan trọng, cái mà YEM có thể duy trì không đổi nếu như sự hình thành tổ chức hợp nhất kinh tế không xảy ra.
Bảng 1 trình bày những kết quả của Balassa so sánh những YEM trước khi EC hoạt động (1953-1959) với những YEM của thập kỹ đầu tiên của EC (1959.1970). Rõ ràng là có tổng sự tạo ra thương mại chung đáng kể, bởi vì YEM đối với những hàng hóa nhập khẩu trong nội bộ vùng đã gia tăng từ 2,4 đến 2,7.Ðiều này có nghĩa là, trước khi hợp nhất mỗi 1% gia tăng trong GNP sẽ tạo ra một sự gia tăng của 2,4% trong hàng hóa nhập khẩu nội bộ vùng, nhưng sau khi hợp nhất, mỗi 1% gia tăng trong GNP đã tạo ra một sự gia tăng của 2,7% trong những hàng hóa nhập khẩu này. Những sự gia tăng đáng kể trong YEM này đã xảy ra trong những nhiên liệu (từ 1,1 đến 1,6, một sự gia tăng gần 50%) hóa chất,máy móc và những thiết bị vận chuyển (tất cả gia tăng khoảng 20%). Không có sự trệch hướng thương mại chung nào bởi vì tổng số YEM đối với những hàng hóa nhập khẩu ngoài vùng duy trì tại 1,6.Tuy nhiên, sự trệch hướng đã xảy ra trong lương thực không phải nhiệt đới, nước giải khát, thuốc lá, hóa chất và những hàng hóa chế tạo khác. Sự gia giảm trong lương thực không phải nhiệt đới, nước giải khác và thuốc lá đã phản ánh việc áp dụng những hạn chế nhập khẩu đối với thế giới bên ngoài trong sự nối kết với chính sách nông nghiệp chung của EC. Cuối cùng việc tạo ra thương mại nói chung chính xác khoảng 10% đã xuất hiện bởi vì một sự gia tăng trong YEM đối với tổng hàng hóa nhập khẩu từ 1,8 đến 2,0. Những sự gia tăng chủ yếu đã xảy ra trong nhiên liệu, máy móc và những thiết bị vận chuyển.
Ðiều nên được chỉ ra là những ước lượng này dính líu đến nhiều hơn những ảnh hưởng tĩnh đã được thảo luận. Những đo lường trong bảng này có thể di chuyển theo những hướng không mong đợi (như là một sự gia tăng trong YEM đối với những hàng hóa nhập khẩu trong nội bộ vùng) bởi những ảnh hưởng động như là sự tăng trưởng kinh tế được gia tăng và những thay đổi trong sở thích hoặc bởi vì sự thất bại để cho phép đối với một sự thay đổi trong những YEM, những cái có thể xảy ra thậm chí không có sự hợp nhất. Cuối cùng, những ước lượng này không giải thích một cách trực tiếp về những ảnh hưởng phúc lợi của việc hình thành EC. Tuy nhiên, chúng đưa ra một cách mạnh mẽ là phucï lợi đã gia tăng trong EC với sự hợp nhất kinh tế.
Bảng 1: Ðộ co giãn thu nhập quá khứ của nhu cầu nhập khẩu (YEMs). Cộng đồng Châu Âu, 1953-1959 và 1959-1970.
TÓM TẮT
Chương này đã xem xét lý thuyết phía sau sự hình thành những loại hình khác nhau của những dự án hợp nhất kinh tế. Khi một chính sách thương mại phân biệt của loại này được giới thiệu, thì thương mại sẽ được tạo ra thông qua việc thay thế của những nhà sản xuất trong nước có chi phí cao bởi những nhà cung cấp thành viên có chi phí thấp hơn. Việc tạo ra thương mại có thể làm nâng cao phúc lợi. Tuy nhiên, sự trệch hướng thương mại thông qua việc thay thế của nguồn cung của thế giới bên ngoài có chi phí thấp cũng có thể xảy ra và điều nầy có thể làm giảm phúc lợi. Bất kỳ kết luận nào trên việc phúc lợi sẽ gia tăng hay giảm xuống phải được dựa trên một phân tích của mỗi sự hình thành liên kết cụ thể. Khi những ảnh hưởng động như là việc thực hiện kinh tế qui mô và những luồng kỹ thuật cũng như đầu tư được gia tăng sẽ được xem xét, điều được giả định có thể là những thành viên sẽ đạt được từ hiệp hội và thế giới bên ngoài cũng có thể đạt được. Chương này cũng đưa ra sự quan tâm đối với Liên Minh Châu Âu, trước kia là Cộng Ðồng Châu Âu- Một dự án thị trường đơn lẻ, cái đã gây ra sự kích động trong và ngoài Châu Âu và đã có những kết quả quan trọng đối với thương mại quốc tế. Một dự án khác, CMFA, đã tan rã. Tuy nhiên,sự tan rã này có thể mang đến phúc lợi được gia tăng khi những sự đổi
mới thị trường và sự hợp nhất chặt chẽ hơn của Ðông Âu và những nước Cộng Hòa của Liên Bang Xô Viết cũ với những đất nước khác xảy ra. Cuối cùng sự hợp nhất kinh tế quan trọng đang xảy ra ở Bắc Mỹ với việc thực hiện NAFTA, giữa Canada, Mexico và Mỹ.
Một điều đáng chú ý nên được xem xét là suy nghĩ giữa những nhà kinh tế rằng sự liên kết kinh tế giữa những nhóm nước theo vùng đứng về mặt kinh tế không thể như là một sự lựa chọn đối với việc giảm xuống của tính không phân biệt trong những hàng rào thương mại trên khắp thế giới. Nói cách khác, thế giới có thể hướng tới những khối nước và tách rời việc hợp nhất toàn cầu. Những sự va chạm và sự căng thẳng về mặt chính trị cũng có thể dẫn đến từ những chính sách phân biệt hiện tại. Sự bất đồng mạnh mẽ suốt vòng đàm phán thương mại Uruguay góp phần tin tưởng đến quan điểm bi quan này, mặc dầu sự thành công nào đó thực sự đã đạt được trong vòng đàm phán Uruguay.
Nguyễn Phú Son , Giảng viên Đơn vị: Khoa Kinh tế-Quản trị Kinh doanh, Đại học Cần Thơ