chủ nhà.
Cách tiếp cận này đối với việc bảo hộ mậu dịch đã cũng được đưa ra bởi Paul Krugman (1984). Nó có vài cái giống với cách tiếp cận kinh tế qui mô nhưng nhấn mạnh khía cạnh khác là bảo hộ mậu dịch sẽ tạo ra một sự gia tăng trong xuất khẩu của xí nghiệp nước chủ nhà. Trong việc xem xét này thuế quan sẽ làm thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc nghiên cứu và phát triễn, giả sử lại rằng
một cấu trúc thị trường có một cặp xí nghiệp nước chủ nhà và một xí nghiệp
nước ngoài tồn tại và chúng cạnh tranh với nhau trong nhiều thị trường. Tuy nhiên, giả sử rằng chi phí cận biên cho mỗi xí nghiệp không thay đổi với mức sản lượng(có nghĩa là đường chi phí cận biên là đường nằm ngang), nhưng với bất kỳ mức sản lượng nào thì chi phí cận biên sẽ phụ thuộc vào việc đầu tư nghiên cứu và phat triễn (R&D).Mối quan hệ này nghịch hướng với nhau có nghĩa là một lượng chi trả cho R&D lớn hơn (trên những đặc tính sản phẩm mới, qui trình sản xuất mới,v.v...) sẽ dẫn đến một sự gia giảm trong chi phí cận biên. Ðến lượt nó, lượng chi trên cho nghiên cứu và phát triển là một hàm thuận hướng với mức độ sản lượng, khi sản lượng hiện tại lớn hơn sẽ tạo ra một lượng lợi nhuận lớn hơn, cái có thể được sử dụng để tài trợ thêm cho R&D (giả sử là xí nhiệp không vay tiền từ thị trường vốn để tài trợ cho R&D).
Mối quan hệ chủ yếu trong mô hình R&D này được chỉ ra ở đồ thị 4. Lượng chi cho RxD bởi xí nghiệp nước chủ nhà được đo lường trên trục tung và sản lượng của xí nghiệp này được đo lường trên trục hoành như là tổng lượng hàng hóa bán ra của xí nghiệp trong tất cả thị trường i. Ðường MM có độ dốc đi lên chỉ ra rằng, khi sản lượng gia tăng thì lượng chi cho R&D sẽ gia tăng bởi vì lượng lợi nhuận lớn hơn. Ðường QQ với độ dốc đi lên chỉ ra sự phụ thuộc của sản lượng trên R&D: Khi R&D gia tăng, thì chi phí cận biên giảm xuống, đến lượt nó, nó sẽ giúp cho xí nghiệp bán một lượng sản lượng lớn hơn. Tính chắc chắn qua lại của hai mối quan hệ xuất hiện khi xí nghiệp được đặt tại điểm cân bằng T. Một đồ thị giống vậy sẽ được biểu hiện cho xí nghiệp nước ngoài.
Ðồ thị 4: Bảo hộ mậu dịch, chi tiêu và sản lượng cho R&D của nước chủ nhà
Ðường MM chỉ ra rằng, với một sự gia tăng trong tổng sản lượng của xí nghiệp nước chủ nhà thì chi phí cho R&D sẽ tăng lên do lợi nhuận lớn hơn . Ðường QQ phản ảnh thực tế rằng, khi chi phí cho R&D gia tăng, thì chi phí cận biêncủa xí nghiệp sẽ giâm và một sản lượng lớn hơn sẽ được tạo ra. Ðiểm cân bằng ban đầu của xí nghiệp tại điểm T. Với việc đặt ra một thuế quan bởi chính phủ nước chủ nhà thì xí nghiệp nước chủ nhà có thể tạo ra nhiều sản lượng hơn cho thị trường trong nước tại mọi mức độ R&D, có nghĩa là QQ sẽ dịch chuển sang bên phải tới QQ. Sự gia tăng này trong sản lượng sẽ cho phép lượng chi cho R&D lớn hơn khi điểm cân bằng chuyển đến T và việc R&D lớn hơn sẽ tạo ra lượng hàng hóa bán ra nhiều hơn cho xí nghiệp trng toàn bộ thị trường i.
Những kết quả của việc bảo hộ mậu dịch trong mô hình này giống với những kết quả trong mô hình kinh tế qui mô. Giả sử chính phủ của nước chủ nhà đưa ra một thuế quan để duy trì một phần thị trường trong nước cho xí nghiệp nước chủ nhà. Aính hưởng của việc bảo hộ mậu dịch này là đường QQ sẽ dịch chuyển sang bên phải đến QQ. Sự dịch chuyển này chỉ ra rằng, một lượng sản lượng lớn hơn bây giờ sẽ được nối kết với mỗi lượng chi cho R&D. Nhưng chú ý rằng, điểm cân bằng mới T sẽ tạo ra một lượng chi lớn hơn cho R&D, cái sẽ làm cho chi phí cận biên thấp hơn, do đó xí nghiệp có khả năng để đạt được một lượng hàng hóa bán ra cao hơn so với xí nghiệp nước ngoài trong tất cả những thị trường. Cái đạt được trong lượng hàng hóa bán ra trong sự mất mát của xí nghiệp nước ngoài được tăng cường khi chúng ta nhớ rằng quá trình ngược lại sẽ xảy ra đối với xí nghiệp nước ngoài. Ðối với xí nghiệp đó, có một sự gia giảm trong sản lượng đi cùng với mỗi mức của R&D. Kết quả cuối cùng là một sự gia giảm trong chi tiêu cho R&D và một sự gia tăng trong chi phí cận biên đối với xí nghiệp nước ngoài, dẫn đến một sự gia giảm trong hàng hóa bán ra bởi xí nghiệp đó trong mỗi thị trường được đáp ứng nhu cầu bởi cặp xí nghiệp này.
những chi phí cơ hội trước đó của việc đưa nhiều nguồn lực hơn vào ngành định hướng R&D. Thêm vào đó, tranh luận sẽ giả sử rằng hàng hóa bán ra của xí nghiệp là những yếu tố quyết định chủ yếu của R&D, nhưng những nhân tố khác như bảo hộ bằng sáng chế cũng có thể là quan trọng. Hơn nữa, nhiều R&D có thể được hướng đến việc phát triển sản phẩm mới hơn là việc hướng tới làm giảm chi phí của những hàng hóa hiện hữu.
Ðiểm cơ bản xem xét kinh tế qui mô và R&D trong mối quan hệ đến việc bảo hộ mậu dịch trong hai phần của chương này là việc bảo hộ nhập khẩu đứng về mặt tiềm năng có thể tạo ra xuất khẩu. Ðể rõ hơn bản chất của loại bảo hộ này chúng ta xem tình huống 1.