Lịch sử và Cấu trúc

Một phần của tài liệu Kinh tế quốc tế (Trang 101 - 102)

III. Liên Minh Châu Âu

1. Lịch sử và Cấu trúc

Với kiến thức về mặt khái niệm này trong đầu, bây giờ chúng ta sẽ chuyển tới đơn vị hợp nhất nổi tiếng nhất và lớn nhất trong nền kinh tế thế giới- Cộng Ðồng Châu Âu (EC) đã được gọi chính thức từ tháng 11/1993. Ðứng về mặt thể thức thì việc hình thành tổ chức này đã bắt đầu trong năm 1951 khi Hiệp Ước Paris được ký kết bởi Bỉ, Pháp, Tây Ðức, Ý, Luxembourg và Hà lan. Hiệp ước này đã thiết lập Cộng đồng thép và than đá Châu Âu đối với việc điều phối sản xuất, phân phối và những vấn đề khác dính líu đến hai ngành trong sáu nước. Kế đó những đất nước này đã phát triển sự hợp tác của họ nhiều hơn bởi việc ký hai Hiệp Ước Rome trong năm 1957; một hiệp ước đã thiết lập Cộng Ðồng Kinh Tế Châu Âu (EEC) và cái kia đã hình thành Uíy Ban Năng Lượng Nguyên Tử Châu Âu (Euratom) đối với việc nghiên cứu chung, hợp tác và quản lý ngành đó. Hai hiệp ước đã có hiệu lực vào ngày 1/1/1958 và với hiệp ước Paris ban đầu đã trở thành hiến pháp của Cộng Ðồng Châu Âu. Mục tiêu cuối cùng là việc hình thành một thị trường hợp nhất cho việc di chuyển tự do của những hàng hóa, dịch vụ, vốn, và con người. Những cái này được biết như là bốn tự do... EC kế đó đã mở rộng từ 6 đến 12 nước với sự gia nhập của Ðan mạch, Ireland và Vương Quốc Anh năm 1973, Hy Lạp năm 1981, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha năm 1986.

Ðể làm thuận tiện cho việc đạt được mục tiêu lớn này và để đạt được sự cố kết chính trị lớn hơn, những tổ chức trên mức quốc gia khác nhau đã được thiết lập. Uíy Ban Châu Âu, hội đồng điều hành, được tạo ra để thực hiện những hiệp ước và thực hiện mối quan hệ lãnh đạo chung. Hội Ðồng Bộ Trưởng là tổ chức tạo ra quyết định cho những vấn đề chung của cộng đồng. Hội Ðồng Châu Âu bao gồm những nhà lãnh đạo chính trị của những nước thành viên sẽ đặt ra những hướng dẫn chính sách lớn. Quốc hội Châu Âu được bầu ra bởi những cử tri trong những nước thành viên (với một số ghế được xác định cho mỗi nước) và nó tạo ra những đề nghị cho Ủy Ban. Cuối cùng, Tòa án sẽ giải thích hiến pháp và tổ chức tranh cãi.

Một phần của tài liệu Kinh tế quốc tế (Trang 101 - 102)