Hảng hàng không Airbus

Một phần của tài liệu Kinh tế quốc tế (Trang 86 - 89)

IV. Trợ cấp xuất khẩu trong cấu trúc thị trường có cặp xí nghiệp

Hảng hàng không Airbus

Một thí dụ về trợ cấp của chính phủ để thúc đẩy cạnh tranh quốc tế là hãng hàng không châu âu, hãng Airbus. Hãng này được thành lập 1970.Airbus là một liên hiệp công ty bao gồm những xí nghiệp từ Pháp chiếm 38% sở hữu, Ðức 38%, Anh 20%, Tây Ban Nha 4%. Pháp đã cấp cho công ty hơn 3 triệu đô la để giúp đỡ sản xuất máy bay phản lực (nhưng mong đợi được trả lại khi những máy bay này được bán). Ðức đã đưa ra những món vay và bảo đảm vay. Anh và Tây Ban Nha cũng đã đưa vốn trước. Không có cách chính xác để đo lường mức độ trợ cấp, những bộ thương mại của Mỹ đã ước tính rằng, những xí nghiệp thành viên trong Airbus đã nhận được khoảng 26 triệu đô la.

Ðối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Airbus là hãng Boeing của Mỹ. Boeing là công ty xuất khẩu lớn nhất của Mỹ (trong tất cả các ngành) với 53% sản phẩm hàng không được bán ra nước ngoài. Loại máy bay dân sự đã là một loại sản phẩm xuất khẩu lớn của Mỹ trong nhiều năm. Thực vậy, hai xí nghiệp có triển vọng cạnh tranh mạnh hơn khi thị trường của những máy bay có khả năng tải trọng lớn và vừa mở rộng trong những năm 1990. Boeing và những nhà sản xuất khác của Mỹ dĩ nhiên than phiền về những trợ cấp nhận được bởi hãng Airbus. Mặc dầu Boeing, General Dynamics và McDonnell Douglas đã nhận 41 triệu đô la dưới dạng những trợ cấp gián tiếp từ quân đội chính phủ Mỹ và những hợp đồng không gian. Trong một cố gắng để kiểm soát những trợ cấp, Mỹ và Cộng đồng châu âu đã ký một hợp đồng về hạn chế trợ cấp còn 33% của chi phí phát triễn máy bay năm 1992 (Davis, 1993), nhưng tranh luận đã bùng nổ trở lại vào đầu năm 1993.

Cuối cùng, Richard Baldwin đã ước tính rằng, bởi những trợ cấp cho AirBus, Châu Âu có thể mất mát phúc lợi và Mỹ cũng vậy bởi vì lợi nhuận của Boeing đã bị giảm nhiều hơn là những cái đạt được bởi những người sử dụng máy bay từ việc giảm giá cả. Những người đạt được duy nhất là những đất nước khác, nơi mà những hãng hàng không với hành khách của họ đã đạt được từ giá cả máy bay thấp hơn. Có lẽ chính sách thương mại chiến lược chỉ mang lại lợi ích cho những đất nước không dính líu đến việc sản xuất ra máy bay.

TÓM TẮT

Chương này đã trình bày và xem xét vài lý thuyết mới về những lợi ích có thể có được của việc bảo hộ mậu dịch. Những lý thuyết này xây dựng trên bản chất cạnh tranh không hoàn hảo trong nhiều ngành và nhấn mạnh rằng, hành động đơn phương có thể mang đến lợi ích tiềm năng như là một sự chuyển giao của lợi nhuận độc quyền nước ngoài và thừa nhận kinh tế qui mô sẽ dẫn đến xuất khẩu

lớn hơn. Một sự gia tăng trong chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, với hàng hóa xuất khẩu được nâng lên sau đó, cũng có thể đạt được thông qua việc bảo hộ thị trường trong nước.Thêm vào đó, những trợ cấp xuất khẩu có thể được sử dụng để nâng cao thị phần của xí nghỉệp trong nước chủ nhà trong thị trường nước ngoài,do vậy trong một số trường hợp sẽ làm cải tiến phúc lợi của nước chủ nhà. Tuy nhiên, việc bảo hộ mậu dịch dựa trên những phân tích này không nhất thiết đảm bảo một sự cải thiện trong phúc lợi của nước chủ nhà, bởi vì trong số những cái khác, thì sự trả đũa của nước ngoài sẽ bị lỡ đi. Thêm vào đó, những người khởi xướng những lý thuyết này không nhất thiết là kiến nghị việc bảo hộ mậu dịch nhưng mục đích để chỉ ra những ứng dụng có thể của việc thoát khỏi giả thuyết cạnh tranh hoàn hảo của chính sách thương mại cổ điển.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Kinh tế quốc tế (Trang 86 - 89)