IV. Trợ cấp xuất khẩu trong cấu trúc thị trường có cặp xí nghiệp
Mục tiêu của những ngànhcông nghiệp ở Nhật
Một thí dụ được trích dẫn thường xuyên về sư can thiệp của chính phủ đối với việc thúc đẩy xuất khẩu là Mục tiêu của những ngành công nghiệp ở Nhật suốt nghững năm 50,60, và 70, ở đó nhiều biện pháp được giới thiệu với mục tiêu phát triển năng lực ngành và phục vụ cho thị trường thế giới. Thí dụ, ngành sản xuất thép được nhận trợ cấp, những lợi thế về thuế đặc biệt và tỷ lệ lãi suất dưới giá thị trường đối với những món vay. Thêm vào đó, khi người Nhật giới hạn về vốn trong những năm 1950, họ đã hoạch định ngành thép như là ngành được ưu tiên được nhận vốn vay. Nhập khẩu trong ngành sản xuất xe hơi bị giới hạn bởi những kiểm soát trên những hoạt động trao đổi nước ngoài, và hướng dẫn của chính phủ đã qui định rằng một phần của các linh kiện được sử dụng bởi những nhà sản xuất xe hơi sẽ được tạo ra ở Nhật để thúc đẩy lĩnh vực chế tạo linh kiện của ngành. Trong nỗ lực để công nghiệp hóa, những ngành chủ chốt được xác định và đã được đưa cho những động lực thúc đẩy đặc biệt. Ngân hàng phát triển Nhật Bản đã cung cấp những món vay với lãi suất thấp cho những ngành được ưu tiên và năm 1953, luật thương mại xuất nhập khẩu đã cho phép hình thành những cacten của các nhà sản xuất để cố định giá cả và hạn chế nhập khẩu (khoảng 1971 đã có trên 200 cacten hợp pháp ở Nhật Bản). Trong những năm 1970, Bộ công nghiệp và ngoại thương (MITI) đã đưa ra sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc nghiên cứu và phát triễn đối với những ngànhcông nghiệp cao cấp như mạch điện tổng hợp và máy vi tính.
Với những biện pháp này, Nhật Bản đã đạt được sự thành công trong xuất khẩu một cách đáng kể trong một số ngành điện tử, ô tô, thép, máy móc cơ khí và đóng tàu. Tuy nhiên, thành công này không nhất thiết cho là chỉ được dẫn đến bởi những biện pháp định hướng. Thí dụ, Krugman đã chỉ ra rằng, Nhật Bản đã có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh so với Mỹ trong ngành thép thậm chí không có sự ủng hộ của chính phủ, bởi vì vốn sẵn có đã gia tăng do tỷ lệ tiết kiệm của Nhật cao và chi phí lao động của Mỹ cao hơn nhiều so với Nhật trong ngành thép. Thêm vào đó, Robert Crandall (1986) đã báo cáo rằng, những nhà sản xuất ô tô của Mỹ đã phản ứng chậm so với Nhật đối với cuộc khủng hoảng dầu hỏa những năm 1970 thông qua việc giảm kích cỡ của những phương tiện vận chuyển để thích nghi với những luật lệ của Mỹ về vấn đề ô nhiễm và sử dụng năng lượng. Thêm vào đó, Karl Zinsmeister (1993) đã kết luận rằng, những cố gắng của MITI tự chúng để định hướng những ngành đã không chạy được xa hơn cái mà họ đã thành công. Ông ta đã trích dẫn ra những thất bại trong ngành hàng không, tàu vũ trụ, và những ngành công nghệ sinh học cũng như trong việc phát triễn những nguồn năng lượng thay thế cho dầu hỏa.
Việc xuất hiện sự thành công trong xuất khẩu của Nhật cũng đã tạo ra những kết quả làm giảm bớt cái gì đó chống lại với chiến lược định hướng xuất khẩu. Thí dụ, vào cuối những năm 1970 Mỹ đã đưa ra một cơ chế giá cả gọn gàng hơn thông qua cơ chế này những hàng hóa thép nhập khẩu vào Mỹ dưới giá được xác định sẽ kích động một quan sát về việc chống lại việc bán hàng hóa thừa ra nước ngoài với giá thấp. Khoảng 1985, hàng loạt các hiệp ước hạn chế tự nguyện ( VRAs ) đã được đề ra để hạn chế hàng thép nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật và một số các nước khác với một tổng số khoảng 20% của thị trương Mỹ. Những VRAs này đã được mở rộng trong năm 1990 trong 2,5 năm, sau đó chúng đã không được đổi mới. Krugman đã kết luận rằng, việc định hướng ngành thép của Nhật Bản đã dẫn đến việc phân phối quá nhiều vốn cho một ngành có thu nhập thấp do một sự cung cấp thép thừa thải trên thế giới. Trong khi vốn có thể được sử dụng tốt hơn trong những ngành công nghiệp khác của Nhật. Zinsmeister (1993) thêm vào rằng, ngành thép của Nhật đã thật sự là máy nạo vét thực trên thu nhập quốc gia. Cuối cùng, sự thành công của việc xuất khẩu ô tô Nhật sang Mỹ đã dẫn đến sự thương thuyết của một hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) trong năm 1981. Thương mại trong những chất bán dẫn và xuất khẩu những công cụ máy móc của Nhật sang Mỹ cũng đã bị hạn chế trong năm 1986.