V. Sự hợp nhất kinh tế Bắc Mỹ.
2. Những lo lắng trên NAFTA.
Ảnh hưởng của NAFTA trên 3 nền kinh tế của những nước tham gia đã được tranh luận rất mãnh liệt và đã có những ước lượng rất khác nhau về những ảnh hưởng. Một nghiên cứu của Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế của Mỹ (US-ITC) đã kết luận rằng, NAFTA có thể làm cho GDP thực của Mexico gia tăng trong khoảng từ 0,1đến 11,4% (một khoảng rộng!), trong khi GDP thực của Cannada và Mỹ mỗi nước chỉ gia tăng khoảng dưới 0,5%. Drusilla Brown (1992) đã khảo sát những ước lượng của những mô hình khác nhau. Những mô hình này đã đưa thu nhập qui mô gia tăng vào trong ước lượng. NAFTA có thể làm tăng GNP của Canada trong khoảng từ 0,7 đến 6,75% và của Mexico từ 1,6 đến 5% và của Mỹ từ 0,5 đến 2,55% .
Những ước lượng về những ảnh hưởng việc làm cũng khác nhau. Một nghiên cứu của Gary Clyde Hufbauer và Jeffrey J. Schott (1992) đã ước lượng rằng, NAFTA có thể tạo ra 609.000 việc làm ở Mexico và 130.000 việc làm ở Mỹ. Mickey Kantor đã tiên đoán rằng, Mỹ có thể đạt được 200.000 việc làm công nghiệp vào năm 1995. Tuy nhiên, mặc dầu những tiên đoán bi quan nhất đối với Mỹ là mất mát 500.000 việc làm, nhưng Ross Perot, ứng cử viên tổng thống, đã tạo ra một sự khuấy động trong năm 1993 bởi việc nói rằng hầu hết 6 triệu việc làm ở Mỹ có thể gặp rủi ro. Tuy nhiên, nếu NAFTA kích thích sự tăng trưởng của Mexico, thì có thể có những cơ hội việc làm lớn hơn ở Mexico và sẽ có ít hơn sự di chuyển lao động của Mexico đến Mỹ và có thêm việc làm cho những công nhân Mỹ ở nước nhà. Một lý do cho những ước lượng việc làm khác nhau lớn là những ảnh hưởng tiềm năng của NAFTA Trên những luồng đầu tư nước ngoài từ Mỹ đến Mexico rất không chắc chắn. Những xí nghiệp của Mỹ đã đầu tư một cách mạnh mẽ vào Mexico trong quá khứ (tình huống 4) và nhiều người thấy NAFTA như là
công cụ kích thích đầu tư nước ngoài thêm bởi tiền lương thấp hơn ở Mexico. Thêm vào đó, hiệp ước đã cung cấp những động lực khác nhau cho những xí nghiệp Mỹ đầu tư vào Mexico. Tuy nhiên, những sự dịch chuyển hàng hóa và các nhân tố sản xuất có thể thay thế lẫn nhau, nếu như vậy thì với thương mại tự do và những yếu tố khác như nhau thì đứng về mặt lý thuyết những luồng đầu tư của Mỹ có thể giảm.
Qui mô chính xác của những ảnh hưởng khác của NAFTA cũng đang bị nghi vấn, những ảnh hưởng nào đó sẽ được đoán trước. Ðiều được mong đợi là sẽ có những ảnh hưởng trên ngành trong thương mại giữa Mỹ và Mexico, với những ngành như hóa chất, nhựa tổng hợp, máy móc và kim loại thì Mỹ như là người thắng cuộc xuất khẩu, trong khi những ngành thay thế nhập khẩu của Mỹ như là trái cây họ cam, quýt, đường, quần áo và đồ dùng gia đình sẽ bị tổn thương. Thặng dư thương mại của Mỹ đối với Mexico nói chung được mong đợi sẽ trở nên lớn hơn, đặc biệt nếu NAFTA kích thích GDP của Mexico và do vậy khả năng của Mexico mua hàng hóa của Mỹ cũng sẽ gia tăng. Một ảnh hưởng không chắc chắn khác là những ảnh hưởng tiềm năng trên tiền lương. Trong khi USITC đã ước lượng một ảnh hưởng dương trên tiền lương trong tất cả 3 đất nước ( 0,7- 16,2% đối với Mexico, < 0,5% ở Canada và < 0,3% ở Mỹ ).
Có một quan tâm đáng kể là những tiền lương thấp hơn ở Mỹ có thể xảy ra .Không có những ảnh hưởng động như là sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và sự thay đổi kỹ thuật thì dĩ nhiên theo lý thuyết cân bằng giá cả nhân tố sẽ dẫn chúng ta đến mong đợi, sự thu hẹp khác biệt trong tiền lương nói chung (tiền lương giảm trong nước khan hiếm lao động, tiền lương tăng trong nước dư thừa lao động). Tuy nhiên, quá trình có thể phức tạp hơn khi có 3 đất nước dính líu đến hơn là hai. Một mục tiêu nổi bật của NAFTA là nó quan tâm không đầy đủ đến sự thiệt hại về môi trường có thể xảy ra khi sản xuất gia tăng ở Mexico với những tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn so với ở Mỹ hoặc Canada. Tuy nhiên, không có sự nhất trí trên điểm này; một vài nghiên cứu đưa ra rằng, những ảnh hưởng ngoại biên trái cực về môi trường có thể là thấp hơn dưới NAFTA so với một sự tiếp tục của những thỏa hiệp thương mại tiền NAFTA. Những mục tiêu khác đã xảy ra trên những tiêu chuẩn lao động thấp hơn ở Mexico (thí dụ, như những luật an toàn nơi làm việc ít bị ràng buộc hơn) và những khả năng của sự gia tăng nhập khẩu lớn khi hiệp ước được thực hiện. Kết quả của những mục tiêu này là thương thuyết của những thỏa thuận về những tiêu chuẩn về môi trường và lao động và sự gia tăng nhập khẩu năm 1993.Những nước Châu Mỹ La Tinh khác lo ngại sự trệch hướng thương mại (trong nhập khẩu của Mỹ về quần áo chẳng hạn) cũng đã được đưa ra
đối với NAFTA.
Sau khi tranh luận sôi nổi, NAFTA đã được chấp nhận bởi tất cả 3 nước vào cuối năm 1993. Sự chuyển đổi ở Mỹ đã được hoàn thành chỉ sau khi chính phủ Clinton áp dụng những áp lực nặng nề lên Quốc Hội, tổ chức hợp nhất mới đã hình thành vào 1/1/1994.
TÌNH HUỐNG