Ảnh hưởng của những chính sách xuất khẩu

Một phần của tài liệu Kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)

I. NHỮNG HẠN NGẠCH THƯƠNG MẠI TRONG MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỪNG PHẦN: TRƯỜNG HỢP ĐẤT NƯỚC NHỎ

3/ Ảnh hưởng của những chính sách xuất khẩu

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của ba loại chính sách xuất khẩu - thuế xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu. Việc đưa ra thuế xuất khẩu - loại thuế đánh trên những hàng hóa được xuất khẩu- sẽ dẫn đến một sự gia giảm giá cả trong nước khi những nhà sản xuất mở rộng doanh số trong nước bởi việc hạ giá bán trong nước để tránh đóng thuế trên những hàng xuất khẩu. Giá cả trong nước (Pd) giảm xuống cho đến khi nó bằng với giá cả thế giới (Pint) trừ đi lượng thuế (xem đồ thị 5). (chú ý là trong tình trạng xuất khẩu thì những giá cả thế giới nằm ở trên giao điểm của đường cầu và đường cung trong nước.) Khi điều này xảy ra, những nguồn lợi đạt được và những mất mát một lần nữa có thể được đo lường bởi việc sử dụng những khái niệm thặng dư. Khi giá cả trong nước giảm xuống và lượng cung nhỏ lại, lúc đó sẽ có một sự sụt giảm trong thặng dư sản xuất bằng với diện tích hình thang ABFG. Phần mất mát này được chuyển đến những người tiêu dùng trong nước thông qua giá cả thấp hơn và sẽ tạo ra một sự gia tăng trong thặng dư tiêu dùng bằng với diện tích ABCH. Thêm vào đó, chính phủ sẽ đạt được mức thu nhập thuế bằng với diện tích HJEG. Cuối cùng, những diện tích CJH và EFG biểu hiện những mất mát hiệu quả do số lượng giảm được dẫn đến từ sự bóp méo giá cả. Những diện tích này biểu hiện cho những mất mát trong thặng dư sản xuất và sự mất mát này không được chuyển cho bất cứ ai trong nền kinh tế.

Sau khi cộng hết tất cả các ảnh hưởng của chính sách thuế xuất khẩu của những người hưởng lợi và bị thiệt, thì ảnh hưởng thực của nền kinh tế mang dấu âm. Ðiều có thể được nhấn mạnh ở đây là phản ứng cung cầu trong nước sẽ dẫn đến một mức độ xuất khẩu sau thuế nhỏ hơn (khoảng HG) so với trước thuế (khoảng CF). Do vậy, các quốc gia sẽ ước lượng cao thu nhập thuế xuất khẩu mà họ sẽ được nhận nếu như họ dựa vào mong đợi thu nhập của họ trên mức hàng hóa xuất khẩu trước thuế hơn là mức hàng hóa xuất khẩu sau thuế. Dĩ nhiên, khi cung và cầu trong nước càng ít co giãn thì ảnh hưởng của thuế xuất khẩu đến lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ nhỏ hơn và chính phủi sẽ có thu nhập lớn hơn. Phản ứng của những nhà sản xuất và người tiêu dùng càng ít co giãn, thì sự mất mát hiệu quả do sản lượng giảm sẽ ít hơn.

Việc đưa ra thuế xuất khẩu sẽ làm giảm giá cả hàng hóa xuất khẩu

bằng với mức thuế. Ðiều này sẽ làm giảm giá cả trong nước giảm xuống giảm xuống từ Pint đến Pd khi những nhà sản xuất trong nước mở rộng mua bán trong nước để tránh thuế xuất khẩu. Việc giảm giá cả trong nước này sẽ dẫn đến một sự mất mát trong thặng dư sản xuất bằng với diện tích ABFG, một sự gia tăng trong thặng dư tiêu dùng bằng với diện tích ABCH, một sự gia tăng trong thu nhập chính phủ bằng với diện tích HJEG và một sự mất mát hiệu quả do giảm sản lượng thương mại của quốc gia bằng với diện tích CJH và GEF.

3.2/ Ảnh hưởng của hạn ngạch xuất khẩu

Nếu một hạn ngạch xuất khẩu thay vì một thuế xuất khẩu được đưa ra, thì ảnh hưởng của nó cũng giống như ảnh hưởng của thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, ảnh hưởng phúc lợi của 2 công cụ này thì khác nhau bởi vì giống với hạn ngạch nhập khẩu chính phủ sẽ không có thu nhập. Người nhận hạn ngạch thì không rõ. Chính phủ của nước xuất khẩu có thể đòi hỏi có được thu nhập bởi việc đưa ra những hạn ngạch xuất khẩu. Trong một thị trường cạnh tranh, những nhà xuất khẩu có thể sẵn lòng chi khoảng khác biệt trong giá cả giữa hai nước xuất và nhập khẩu để được xuất khẩu. Nếu điều này xảy ra, thì thu nhập từ hệ thống hạn ngạch sẽ bằng với thu nhập từ thuế xuất khẩu. Nếu điều này không xảy ra, thì những nhà xuất khẩu có thể tổ chức và hoạt động giống như một người bán đơn lẻ nhằm đạt được hạn ngạch. Nếu những công ty nhập khẩu được tổ chức, thì chúng có khả năng đạt được hạn ngạch bởi việc mua sản phẩm tại giá cả thị trường trong nước xuất khẩu và bán nó lại tại giá cả cao hơn tại thị trường trong nước.

Ảnh hưởng phúc lợi thực sau cùng trong cả hai quốc gia nhập khẩu và quốc gia đưa ra hạn ngạch phụ thuộc vào tổng sự mất mát do lượng thương mại giảm và chuyển nhượng hạn ngạch. Nước nhập khẩu có thể hưởng được nguồn lợi từ việc đưa ra hạn ngạch xuất khẩu nếu như nó có thể đạt được đủ hạn ngạch.

3.3/ Ảnh hưởng của trợ cấp xuất khẩu

Công cụ sau cùng được xem xét đến là trợ cấp xuất khẩu. Trong chương trước chúng ta đã ghi nhận rằng, một trợ cấp xuất khẩu có tác động như là một thuế xuất khẩu âm. Kết quả là, những ảnh hưởng của công cụ này có thể được phân tích theo cách giống như đã được sử dụng khi phân tích thuế xuất khẩu.

Trong một đất nước nhỏ, việc đưa ra một trợ cấp xuất khẩu trực tiếp sẽ làm tăng giá cả được nhận bởi nhà sản xuất trên mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Ðối với mỗi đơn vị hàng hóa được xuất khẩu, nhà sản xuất nhận được một giá cả bằng với giá cả quốc tế cộng với khoảng trợ cấp. Do vậy sẽ tạo động lực cho nhà sản xuất có động lực để bán gàng hóa cho thị trường nước ngoài.

Ðồ thị 6: Ảnh hưởng của trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu sẽ dẫn đến một sự gia tăng giá cả trong nước từ Pint đến PD. Với sự gia tăng này,. làm cho thặng dư tiêu dùng giảm xuống một lượng bằng với diện tích ABCJ, và một sự gia tăng thặng dư sản xuất bằng với diện tích ABFH và một sự mất mát do giảm lượng tiêu dùng cho xã hội bằng với diện tích ECJ và HFG. Chi phí của chương trình trợ cấp là ECFG. Việc trợ cấp sẽ làm cho sản xuất gia tăng từ Q2 đến Q4 và lượng hàng hóa xuất khẩu gia tăng từ Q1Q2 đến Q3Q4.

Kết quả cuối cùng là trợ cấp xuất khẩu sẽ làm giảm lượng hàng bán

nội địa và làm tăng giá cả trong thị trường nội địa bằng với giá cả quốc tế cộng với khoảng trợ cấp, và làm tăng lượng sản xuất trong nước nhằm tăng lượng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Kinh tế quốc tế (Trang 29 - 33)