Chướng bụng:

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hoại tử ruột do tắc ruột sau mổ tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.3.3.1.Chướng bụng:

- Là dấu hiệu thể hiện các quai ruột ở phía trên chỗ tắc giãn to do ứ hơi và dịch. Mức độ chướng bụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

+ Vị trí tắc cao hay thấp.

+ Mức độ quai ruột giãn nhiều hay ít. + Thành bụng bệnh nhân dầy hay mỏng. + Sự đánh giá chủ quan của thầy thuốc.

Trong nhóm mổ ngay có 17 bệnh nhân ( 70.8%) bụng chướng căng, còn ở nhóm theo dõi – điều trị phẫu thuật có 1 bệnh nhân (6.3 %) . Xét về cơ chế thì bụng chướng căng là hậu quả của tắc hoàn toàn, tắc lâu và thấp hơi và dịch không thể qua được chỗ tắc. Vì vậy khi bụng chướng căng là một dấu hiệu để chỉ định mổ sớm.

4.3.3.2. Dấu hiệu quai ruột nổi:

Nhìn có thể thấy khối phồng trên thành bụng, sờ nắn có cảm giác căng, bờ rõ, gõ vang. Khi sờ thấy một quai ruột rất căng và đau, không di động (dấu hiệu VolWahl) là dấu hiệu rất có giá trị để chẩn đoán là tắc do xoắn, nghẹt ruột.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 29 bệnh nhân (72.5%) có dấu hiệu quai ruột nổi, trong đó nhóm mổ ngay có 20 bệnh nhân (83.3%) có dấu hiệu

này, còn nhóm theo dõi – điều trị phẫu thuật có 3 bệnh nhân ( 18.8%) có dấu hiệu này ( p<0.05), tuy vậy dấu hiệu này cũng phụ thuộc nhiều vào chủ quan đánh giá của thầy thuốc nên khi đánh giá cần thăm khám nhiều lần cho thật chính xác.

4.3.3.3. Dấu hiệu rắn bò:

Trong cơn đau thấy quai ruột nổi gồ và di chuyển trên thành bụng. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của tắc ruột cơ học. Nhưng khi không có dấu hiệu này cũng không loại trừ được tắc ruột.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, hầu hêt các bệnh nhân vào viện muộn trong tình trạng bụng đã chướng căng, mất nhu động ruột vì vậy tỷ lệ xuất hiện của triệu chứng này không cao, có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Nhóm mổ ngay là 20.8%, nhóm theo dõi – điều trị phẫu thuật là 0%.

4.3.3.4. Điểm đau khu trú.

Dấu hiệu này cũng giống như dấu hiệu quai ruột nổi là một vùng nhỏ cố định ấn đau hơn mọi chỗ khác, vị trí này thường là vị trí của dây chằng, chỗ tắc hoặc quai ruột giãn trên chỗ tắc.

Ở nhóm bệnh nhân theo dõi – điều trị phẫu thuật có 81.3% bệnh nhân có dấu hiệu này cao hơn hẳn nhóm mổ ngay là 33.3% giải thích cho sự khác biệt này vì nhóm theo dõi – điều trị phẫu thuật nguyên nhân của hoại tử ruột thường do dây chằng gây nên. Đoạn ruột hoại tử thường ngắn, bụng chướng ít nên dấu hiệu này thường rõ ràng hơn, trong khi đó tại nhóm mổ ngay nguyên nhân hoại tử thường do xoắn quanh gốc quai ruột, hoặc bệnh nhân vào viện khi đã bị viêm phúc mạc toàn thể nên bụng chướng căng, đoạn ruột hoại tử lớn nên ít có dấu hiệu này.

4.3.3.5. Dấu hiệu phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc.

Đây là các dấu hiệu muộn của tắc ruột sau mổ khi quai ruột hoại tử, thủng hoặc đã có bội nhiễm do độc tố vi khuẩn xuyên thành ruột. 100% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có 1 trong 2 dấu hiệu này, trong nhóm mổ ngay có 45.8% bệnh nhân có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc, còn ở nhóm theo dõi – điều trị phẫu thuật không có bệnh nhân nào có dấu hiệu này.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hoại tử ruột do tắc ruột sau mổ tại bệnh viện hữu nghị việt đức (Trang 68 - 70)