Nội dung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 34 - 106)

1) Xác định hiện trạng thành phần các loài thú nguy cấp khu vực nghiên cứu. 2) Xây dựng bản đồ phân bố của các loài thú nguy cấp theo sinh cảnh. 3) Xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với các loài thú nguy cấp khu hệ thú và sinh cảnh của chúng tại khu vực nghiên cứu.

4) Đánh giá giá trị tài nguyên các loài nguy cấp khu hệ thú của KBTTN. 5) Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý, bảo tồn các loài thú nguy cấp khu hệ thú tại khu vực nghiên cứu nói riêng và hệ sinh thái rừng khu bảo tồn nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.1. Phƣơng pháp điều tra thành phần loài

3.5.1.1. Phỏng vấn

* Đối tƣợng phỏng vấn và mục đích phỏng vấn:

- Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương, thợ săn tại địa phương, là những người dân sống quanh vùng đệm của khu bảo tồn và thường xuyên vào rừng để săn thú, kiếm củi, chăn trâu bò, lấy mật ong, lấy thuốc…

Phỏng vấn là phương pháp truyền thống được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện. phương pháp này có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin tổng quát và có ý nghĩa về đa dạng sinh học, các loài động vật trên các phương diện: thành phần loài, loài quí hiếm, loài thường bị săn bắn, mức độ phong phú, phân bố thực tại, thức ăn, sinh sản và khả năng săn bắt hằng năm của các thợ săn đó.

* Nội dung phỏng vấn: (Phụ biểu số: 02)

Sử dụng các câu hỏi từ 1 - 15 hỏi chung cho tất cả các đối tượng sau đó thống kê các câu trả lời giống nhau cho từng đối tượng và thống kê theo từng nhóm để so sánh.

Các câu trả lời được chia ra câu trả lời đúng, sai và trung gian.

Ngoài ra sử dụng các câu hỏi sau để tìm hiểu thêm thông tin về loài, tình trạng phân bố, các mối đe doạ.

* Trình tự phỏng vấn:

Bước 1: Để người dân / thợ săn địa phương tự kể những loài thú mà họ đã săn được, trong đó có gợi ý để người được phỏng vấn mô tả đặc điểm từng loài, cách nhận biết và địa điểm bắt gặp và săn được thú. Đối với một số loài thú dễ nhận biết như Khỉ, Nai, Hổ, Gấu… thì bước này có thể cho ta độ chính xác cao.

Bước 2: Đưa người được phỏng vấn xem các ảnh màu hoặc hình vẽ màu trong các tài liệu như tài liệu “Hướng dẫn điều tra thú ngoại nghiệp linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng” của FFI, “Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán” của TRAFIC để họ nhận biết từng loài hoặc cung cấp, bổ sung thông tin về nơi gặp, địa điểm gặp chúng.

Bước 3: Phân tích mẫu vật chết (sọ, da, lông, vuốt, sừng…) có đề nghị họ cho xem những mẫu vật mà họ còn lưu giữ trong nhà.

Các thông tin thu thập từ quá trình phỏng vấn người dân địa phương và thợ săn được ghi vào mẫu.

Bảng 3.1 Mẫu biểu : Kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Tên thợ săn: ... Tuổi:... Địa điểm: ...

TT Tên loài Mẫu vật Số lƣợng Ghi chú

Địa phƣơng Phổ thông

Các thông tin thu được từ quá trình phỏng vấn chỉ để tham khảo hỗ trợ cho các thông tin thu được bằng phương pháp điều tra thực địa.

3.5.1.2. Điều tra theo tuyến

- Dụng cụ chuẩn bị:

Bản đồ khu bảo tồn tỷ lệ 1/25000.

Máy định vị GPS; Địa bàn; Ống nhòm; Máy ảnh kỹ thuật số; Lều + Bạt. Dây đánh dấu tuyến; Đèn pin + pin đèn; Thạch cao.

Sổ tay, các mẫu biểu ghi chép và các vật dụng hậu cần.

Để điều tra hiện trạng và phân bố của loài thú nguy cấp chúng tôi đã tiến hành lập các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu. Trước hết sử dụng bản đồ hiện trạng rừng kết hợp với phân bố của thảm thực vật và kết quả phỏng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

vấn phân chia ra các dạng sinh cảnh (ở đây đồng nghĩa với kiểu rừng theo các cách phân chia của Thái Văn Trừng 1978) khác nhau và đánh dấu chính xác trên bản đồ.

Nguyên tắc lập tuyến: Dựa trên bản đồ địa hình, phân bố thảm thực vật, khảo sát thực tế, tôi tiến hành lập 17 tuyến chia làm 5 đợt điều tra và ở mỗi tuyến đều nhờ người dân địa phương hoặc cán bộ Kiểm lâm địa bàn dẫn đường.

Hình 3.1: Dựng lán ngủ trong rừng (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)

Các loài thú có thời điểm hoạt động kiếm ăn khác nhau. Chẳng hạn các loài Khỉ, Voọc và Sơn Dương hoạt động kiếm ăn ngày, còn các loài Cu li, Cầy, Báo Gấm.. hoạt động kiếm ăn đêm. Nên thời gian quan sát trên tuyến cũng được bố trí theo các pha khác nhau trong ngày, có thể quan sát ngày hoặc quan sát đêm. Vận động trên tuyến cẩn thận, nhẹ nhàng, không nói chuyện, không hút thuốc và di chuyển với tốc độ 1,5-2,5 km/giờ. Chú ý quan sát, cẩn thận lắng nghe hai bên tuyến để phát hiện con vật. Tập trung hơn vào các khu vực có nhiều khả năng xuất hiện các loài thú.

Các ghi nhận về Thú thu thập thông qua quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc ống nhòm, tiếng kêu và các dấu vết khác như: Dấu chân, dấu phân, dấu ăn, nơi ngủ... các thông tin quan sát trong quá trình điều tra theo tuyến được ghi vào mẫu bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Kết quả điều tra thực địa

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Thời tiết: ... Địa điểm điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Chiều dài tuyến: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Sinh cảnh: ...

Thời gian Loài Số lƣợng Tuổi/giới tính Hoạt động Ghi chú

Kết quả điều tra được tổng hợp trong phiếu sau:

Bảng 3.3: Phiếu điều tra động vật theo tuyến

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Thời tiết: ... Địa điểm điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Chiều dài tuyến: ... Thời gian bắt đầu:... Thời gian kết thúc: ... Sinh cảnh:... Toạ độ địa lý Thời gian Loài Số lƣợng Đực/cái Số con non Cự li quan sát (m) Góc lệch tuyến(α) Ghi chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành 5 đợt điều tra ngoại nghiệp sau:

Đợt 1: từ 20 / 3/ 201 - 10/ 4/ 2010 tiến hành khảo sát, điều tra phỏng vấn trên địa bàn 5 xã vùng lõi khu BTTN. Qua kết quả phỏng vấn đã ghi nhận sự có mặt của loài thú nguy cấp trên địa bàn 05 xã trong vùng lõi khu bảo tồn, đánh giá các tác động tiêu cực. Tiến hành điều tra thực địa 03 tuyến: xã Nghinh Tường (T1-1), xã Sảng Mộc (T2-1), xã Vũ Chấn (T3-1). (Phụ biểu 03)

Đợt 2: Từ 10/4/2010 - 30/ 4/ 2010 thực hiện điều tra (phỏng vấn và điều tra tuyến) tổng số tuyến điều tra: xã Vũ Chấn (T 2-2), xã Sảng Mộc (T1-2), xã Thượng Nung (T 3-2; T 4-2). (Phụ biểu 04)

Đợt 3 : Từ 20 / 7/ 2010 - 30/7/2010 điều tra tuyến tổng số tuyến điều tra 2 tuyến trên địa bàn Thần Sa (T 1-3; T 2-3). (Phụ biểu 05)

Đợt 4 : Từ 15 / 02/ 2011 - 22/4/2011 (phỏng vấn và điều tra tuyến) thực hiện 7 tuyến điều tra trên địa bàn 2 xã Thần Sa (T 1-4, T 2-4, T 3-4, T 4-4, T 5-4) và Thượng Nung (T 6-4, T 7-4). (Phụ biểu 06)

Đợt 5 : Từ 23 / 5/ 2011 - 31/5/2011 (Phỏng vấn và điều tra tuyến) trên địa bàn 02 xã Thượng Nung và Thần Sa, thực hiện tổng số 03 tuyến điều tra thực địa tại khu vực núi Tam Tu và Mái đá ngườm (T1-5, T2-5, T3-5). (Phụ biểu 07).

Ngoài các đợt điều tra tuyến trên từ ngày 25/4/2011 đến 10/4/2011 còn thực hiện đợt đánh giá theo chuyên đề về các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến công tác BTTN của khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

BẢN ĐỒ CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA

Ký hiệu: tuyến điều tra T1-2: tuyến 1, đợt điều tra 2; T2-1: tuyến 2 đợt điều tra 1, …

Hình 3.3: Bản đồ phân bố các tuyến điều tra 3.5.2. Phân chia sinh cảnh và xác định phân bố của các loài

Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các dạng sinh cảnh rừng Việt Nam. Chẳng hạn, Thái Văn Trừng (1978) đã phân rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Trong khi đó, Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) phân chia thành 9 kiểu rừng chính ở Việt Nam. Kiểu rừng ở đây đồng nghĩa với dạng sinh cảnh.

Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này việc mô tả các dạng sinh cảnh chính ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, được sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trên tuyến điều tra, dùng máy ảnh chụp lại các dạng sinh cảnh chính này Kết quả được tổng hợp trong bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Biểu điều tra loài theo sinh cảnh

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Thời tiết:... Địa điểm điều tra: ... Tuyến điều tra: ... Chiều dài tuyến: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Sinh cảnh: ...

Stt Tên loài Dạng sinh cảnh

A B C D

1 2

Trong đó A, B, C, D.. là các dạng sinh cảnh.

3.5.3. Các mối đe dọa

3.5.3.1. Xác định mối đe dọa

Quan sát trực tiếp và phỏng vấn người dân các thông tin về mức độ tác động của con người vào tài nguyên rừng như: Săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc... các thông tin thu thập được ghi vào mẫu bảng sau.

Bảng 3.5: Biểu ghi chép về tác động của con ngƣời

Địa điểm điều tra: ... Ngày: ... Thời gian bắt đầu: ... Thời gian kết thúc: ... Tuyến số: ... Quãng đường đi:... Người điều tra: ...

Hoạt động 1. Bẫy 2. Súng

3. Chặt cây trồng thảo quả

4. Lều/Trại (săn bắt, khai thác gỗ) 5. Nương rẫy

6. Khai thác gỗ

7. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 8. Chăn thả gia súc

9. Xây dựng nhà

10. Đường đi lại trong rừng 11. Những hoạt động khác Thời gian Hoạt động Vị trí* Không hoạt động Hoạt động/ Ghi chú**

* Kinh độ, vĩ độ (nếu có).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5.3.2 Đánh giá các mối đe dọa

Sau khi xác định và liệt kê các mối đe doạ trong khu bảo tồn tiến hành đánh giá cho điểm theo thứ tự từ 1 đến n điểm, tương ứng với n mối đe dọa tùy từng mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ và tránh cho hai mối đe dọa có số điểm bằng nhau dựa trên 3 tiêu chí: Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa, cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa và tính cấp thiết của mối đe dọa. Theo phương pháp của (Margoluis and Salafsky, 2001).

Diện tích ảnh hưởng của mối đe dọa: Tỷ lệ diện tích bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa trong khu vực nghiên cứu. Ở đây tác giả xem xét mối đe dọa đó ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực nghiên cứu hay chỉ là một phần. Cho điểm cao nhất (n điểm) đối với mối đe dọa mà ảnh hưởng đến diện tích rộng nhất và cho điểm thấp nhất (1 điểm) cho những mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất.

Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy của mối đe dọa đối với sinh cảnh. Ở đây xem xét liệu mối đe dọa đó phá hủy toàn bộ sinh cảnh trong khu vực đó hay chỉ ảnh hưởng một phần. Cho điểm cao nhất đối với mối đe dọa nào có mức độ tác động mạnh nhất và cho điểm giảm dần theo cường độ ảnh hưởng của các mối đe.

Tính cấp thiết của mối đe dọa: Mối đe dọa ảnh hưởng hiện tại hay nó sẽ xảy ra trong tương lai. Việc cho điểm tiêu chí này tương tự với tiêu chí trên nghĩa là mối đe dọa nào có tính nguy cấp nhất sẽ cho điểm cao nhất và giảm dần theo tính nguy cấp.

Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa được nêu trong bảng 3.6. Sau khi cho điểm và tính tổng điểm tiến hành xếp hạng các mối đe doạ, mối đe doạ mạnh nhất thì cho điểm cao nhất…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá các mối đe dọa

STT Các mối đe dọa

Tiêu chí xếp hạng Tổng Xếp hạng Diện tích ảnh hƣởng Cƣờng độ ảnh hƣởng Tính cấp thiết 1 2 3 … N Tổng

3.5.4. Đánh giá giá trị của thú tại khu vực nghiên cứu

Tác giả chia tài nguyên theo các giá trị: khoa học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp thực phẩm, dược liệu, da, lông, làm cảnh và bảo vệ môi trường dựa vào đặc điểm sinh học. Cơ sở để đánh giá các giá trị này là dựa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, Danh sách Đỏ IUCN và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

3.5.5. Phƣơng pháp nội nghiệp

Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, trong quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi có sử dụng một số phần mền như Excel, Photoshop và MapInfo. Ví dụ: Excel dùng để thống kê tọa độ trong quá trình điều tra trên tuyến; Photoshop dùng để chỉnh sử hình ảnh và MapInfo để thiết kế các tuyến điều tra, xây dựng bản đồ phân bố các loài thú Linh trưởng và bản đồ phân cấp mức độ đe dọa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần các loài thú nguy cấp

Kết quả thu thập được về thành phần loài thú nguy cấp tại khu bảo tồn được xác định dựa vào các nguồn thông tin khác nhau như: quan sát trực tiếp, phân tích mẫu vật, phỏng vấn người dân và tham khảo tài liệu. Số liệu về thành phần loài được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thành phần các loài thú nguy cấp tại KBTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng

TT Tên phổ thông Tên khoa học

Nguồn thông tin Quan sát Mẫu vật Phỏng vấn Tài liệu 1 Cu li lớn Nycticebuscoucang x x x 2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides x x x x 3 Khỉ mốc Macaca assamensis x x x

4 Voọc đen má trắng Trachypithecus

francoisi x x x x

5 Voọc mũi hếch Rhinopithecus

avunculus x x

6 Vượn đen Nomascus hainanus x

7 Gấu ngựa Ursus thibetanus x x x

8 Rái cá thường Lutra lutra x x

9 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea x x

10 Beo lửa Catopuma

temminckii x

11 Báo gấm Neofelis nebulosa x x x

12 Hươu xạ Moschus

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Tên phổ thông Tên khoa học

Nguồn thông tin Quan sát Mẫu vật Phỏng vấn Tài liệu

13 Nai Cervus unicolor x

14 Hoẵng Muntiacus muntjak x x x

15 Sơn dương Capricornis

sumatraensis x x x

16 Tê tê Manis pentadactyla x

17 Sóc đen Ratufa bicolor x x

18 Sóc bay lông tai Belomys pearsonii x x

19 Sóc bay lớn Petaurista

philippinensis x x

20 Dơi lá quạt Rhinolophus

paradoxolophs x x

Chú thích:

+ Quan sát: Trực tiếp con vật còn sống trong tự nhiên.

+ Mẫu vật: Các con vật đã bị săn bắn hoặc bộ phận của chúng; các dấu vết do con vật để lại (chân, phân, vết cào…).

+Phỏng vấn: thu thập thông tin từ phỏng vấn. +Tài liệu: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước.

Từ số liệu bảng 4.1 chúng tôi có nhận xét như sau: Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt của 20 loài thú loài thú nguy cấp từ các nguồn thông tin khác nhau. Trong đó có 3 loài quan sát trực tiếp là Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ Mốc (Macaca assamensis) và Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi). Kết quả quan sát trực tiếp được thể hiện ở bảng 4.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2: Kết quả quan sát trực tiếp các loài khu hệ thú tại khu vực nghiên cứu

Tên loài Ngày/giờ Tọa độ

(WGS 84) Số lƣợng cá thể quan sát Số cá thể ƣớc tính Voọc đen má trắng 17- 18/7/2010 19/7/2010

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 34 - 106)