Giải pháp phục hồi sinh thái

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 84 - 88)

4.5.2.1. Đối với tài nguyên thực vật rừng

Thực hiện các chương trình phục hồi rừng có kiểm soát trên các đối tượng rừng cụ thể mà đối tượng cây trồng là cây bản địa.

Đối với rừng thường xanh trên núi đá vôi với đặc điểm bị tác động nhẹ, hoàn cảnh sinh thái rừng còn tốt thì phương thức phục hồi là bảo vệ nghiêm ngặt.

1- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các đối tượng trảng cây bụi đã có tái sinh (IC, IB) ở cả các xã có trạng thái này. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, có thể khoán cho dân bảo vệ.

2- Khoanh nuôi tích cực có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rãy và khai thác (rừng IIA, IIB), mới phục hồi còn thiếu cây giá trị cao. Trồng cục bộ cây bản địa tái sinh nhân tạo có bầu to, cao 1m. (Đinh, Nghiến, Lát hoa, Sến mật, Sấu, Gội nếp, Gội tẻ, Vối Thuốc, Ràng ràng, Phay, Vạng trứng, Giổi xanh, Sưa bắc bộ, Xoan đào, Trám trắng, Trám đen, Chò nhai, Chò Xanh, Chò nâu…). Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

3-Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa ở vùng Phục hồi sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4- Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao.

5- Không cho làm nương và trồng cây khác, làm nhà tạm trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng (Tránh lấn chiếm), lấy cộng đồng tổ nhận khoán giám sát chất lượng công việc của từng người để xét thưởng. Trả công khoán 50% bằng tiền mặt và 50% bằng sổ tiết kiệm vào dịp cuối năm khi nghiệm thu.

6- Xây dựng vườn ươn nhỏ tạo cây bản địa tại khu bảo tồn.

- Xây dựng vườn cây mẫu và vườn sưu tập theo mục tiêu làm phong phú thành phần loài cây cho khu bảo tồn theo phương châm lợi dụng tối đa cây có tại chỗ, dẫn giống, sưu tập cây các vùng khác.

- Xây dựng phòng bảo tàng thực vật tại khu bảo tồn. 7- Giải pháp nghiên cứu khoa học.

-+Chương trình điều tra cơ bản

+ Điều tra thu thập mẫu động, thực vật + Điều tra và lập bản đồ đất, lập địa

4.5.2.2. Đối với tài nguyên động vật rừng

Theo một cuộc điều tra gần đây nhất của Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF cho thấy việc sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã diễn ra rất phổ biến. Gần 50% số người được khảo sát đã sử dụng sản phẩm động vật hoang dã trong đó có đến 45% sử dụng 3 lần trong một năm và 19% sử dụng trên 3 lần một năm. Điều đáng nói là những người có thu nhập, địa vị càng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động, thực vật quý hiếm càng lớn. Hầu hết những người được khảo sát cho thấy, việc sử dụng các loại sản phẩm này được họ xem như là một biểu tượng về sự thành đạt, địa vị xã hội của mình.(Nguồn: website:www. thiennhien.net).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vì vậy, để bảo vệ tốt động vật rừng hoang dã nói chung và các loài thú nguy cấp nói riêng ở khu bảo tồn trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần tăng cường thực hiện các giải pháp sau đây:

1- Điều tra thành phần và thu mẫu động vật tại KBTTN. 2- Xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát định kỳ

Xây dựng chƣơng trình giám sát cho một số loài thú * Mục tiêu

Cung cấp những thông tin cơ bản tại thời điểm tiến hành điều tra giám sát về phân bố, các mối đe doạ và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn có hiệu quả tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Qua các đợt điều tra giám sát có thể tổng hợp được diễn biến thay đổi của động vật rừng nói riêng, tài nguyên của khu bảo tồn nói chung.

* Loài giám sát

Các loài Voọc Đen Má Trắng (Trachypithecus francoisi), Gấu Ngựa (Ursus thibetanus), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Hoẵng (Muntiacus muntjak).

Lý do lựa chọn:

- Đây là những loài nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, hiện nay còn phân bố tại KBTTN.

- Là những loài đặc trưng cho sinh cảnh sống tại KBT.

- Những loài này có giá trị kinh tế cao, dễ dàng quan sát hoặc bẫy bắt giúp cho việc thu thập thông tin về những loài này tại khu bảo tồn tương đối dễ dàng.

- Sự sinh trưởng và phát triển của những loài này có liên quan rất chặt chẽ với những biến đổi của sinh cảnh. Những dấu hiệu biểu hiện thực trạng của quần thể, cụ thể hơn là mức độ suy giảm của các loài thú chỉ thị có thể được xem là các chỉ báo cần thiết cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

* Phạm vi

Thực hiện trên địa bàn 5 xã nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng (Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Sảng Mộc, Nghinh Tường).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nội dung:

- Xác định hiện trạng các loài thú giám sát trong khu vực, các xu hướng thay đổi lâu dài kích thước quần thể, xây dựng bản đồ phân bố.

- Đánh giá các mối đe dọa đến các loài thú nguy cấp khu hệ thú và sinh cảnh của chúng tại khu vực nghiên cứu. Giám sát sự thay đổi tính nghiêm trọng của các mối đe doạ.

- Đề xuất một số biện pháp và đề ra các kiến nghị làm giảm thiểu các mối đe doạ phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn các loài thú tại khu vực nói riêng và hệ sinh thái rừng khu bảo tồn nói chung

* Phƣơng pháp điều tra giám sát: Áp dụng theo phương pháp của đề tài đã thực hiện tập trung vào việc thu thập thông tin về 4 loài thực hiện điều tra giám sát (xem phương pháp chi tiết tại chương 3 mục 3.5.1, 3.5.2, 3.5.3, 3.5.5).

* Kế hoạch thực hiện:

- Tiến hành điều tra giám sát theo định kỳ:

Theo điều kiện kinh phí, nhân lực tác giả đề xuất thực hiện 1 đợt/ năm.

- Thời gian:

Thực hiện vào tháng 9 hàng năm, đây là thời điểm không trùng thời gian mùa vụ nông nghiệp dễ có điều kiện tiếp xúc người dân; thời tiết thuận lợi cho việc điều tra giám sát.

- Nguồn nhân lực:

Cán bộ ban quản lý KBTTN, cán bộ chuyên trách lâm nghiệp các xã nơi điều tra.

- Nguồn kinh phí có thể huy động:

Kinh phí từ nguồn Quĩ bảo vệ & phát triển rừng, kinh phí của các tổ chức Bảo tồn tài trợ.

3, Triển khai nhiều và hiệu quả hơn việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng và động vật rừng theo các văn bản pháp luật hiện hành. Tập trung vào các văn bản cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phổ biến Nghị định 32/2006 của Chính phủ về danh mục các loài động thực vật cấm khai thác và hạn chế khai thác: các loài động thực vật trong nhóm I và nhóm II. Luật và các nghị định về bảo vệ rừng, nhằm bảo vệ các loài Thú, Chim, Bò sát, Ếch nhái quí hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen được ghi nhận có ở khu bảo tồn.

+ Phát hành các pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi giới thiệu ý nghĩa và hiện trạng của các loài động vật cần ưu tiên bảo tồn ở khu bảo tồn. Tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên về động thực vật rừng xuống tận các bản của các xã và các xã lân cận của khu bảo tồn. Chú ý đến các trường tiểu học và phổ thông cơ sở.

+ Tổ chức tuần tra kiểm soát ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn bắn động vật, khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy,... kết hợp giám sát các loài động vật rừng nhất là các loài có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen, nhằm đánh giá chính xác diễn biến quần thể của chúng, để có những biện pháp bảo tồn thích hợp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 84 - 88)