Kết quả thu thập được về thành phần loài thú nguy cấp tại khu bảo tồn được xác định dựa vào các nguồn thông tin khác nhau như: quan sát trực tiếp, phân tích mẫu vật, phỏng vấn người dân và tham khảo tài liệu. Số liệu về thành phần loài được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thành phần các loài thú nguy cấp tại KBTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng
TT Tên phổ thông Tên khoa học
Nguồn thông tin Quan sát Mẫu vật Phỏng vấn Tài liệu 1 Cu li lớn Nycticebuscoucang x x x 2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides x x x x 3 Khỉ mốc Macaca assamensis x x x
4 Voọc đen má trắng Trachypithecus
francoisi x x x x
5 Voọc mũi hếch Rhinopithecus
avunculus x x
6 Vượn đen Nomascus hainanus x
7 Gấu ngựa Ursus thibetanus x x x
8 Rái cá thường Lutra lutra x x
9 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea x x
10 Beo lửa Catopuma
temminckii x
11 Báo gấm Neofelis nebulosa x x x
12 Hươu xạ Moschus
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
TT Tên phổ thông Tên khoa học
Nguồn thông tin Quan sát Mẫu vật Phỏng vấn Tài liệu
13 Nai Cervus unicolor x
14 Hoẵng Muntiacus muntjak x x x
15 Sơn dương Capricornis
sumatraensis x x x
16 Tê tê Manis pentadactyla x
17 Sóc đen Ratufa bicolor x x
18 Sóc bay lông tai Belomys pearsonii x x
19 Sóc bay lớn Petaurista
philippinensis x x
20 Dơi lá quạt Rhinolophus
paradoxolophs x x
Chú thích:
+ Quan sát: Trực tiếp con vật còn sống trong tự nhiên.
+ Mẫu vật: Các con vật đã bị săn bắn hoặc bộ phận của chúng; các dấu vết do con vật để lại (chân, phân, vết cào…).
+Phỏng vấn: thu thập thông tin từ phỏng vấn. +Tài liệu: Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước.
Từ số liệu bảng 4.1 chúng tôi có nhận xét như sau: Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt của 20 loài thú loài thú nguy cấp từ các nguồn thông tin khác nhau. Trong đó có 3 loài quan sát trực tiếp là Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ Mốc (Macaca assamensis) và Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi). Kết quả quan sát trực tiếp được thể hiện ở bảng 4.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.2: Kết quả quan sát trực tiếp các loài khu hệ thú tại khu vực nghiên cứu
Tên loài Ngày/giờ Tọa độ
(WGS 84) Số lƣợng cá thể quan sát Số cá thể ƣớc tính Voọc đen má trắng 17- 18/7/2010 19/7/2010 20/03/2011 0593415/2409370 0593425/2409355 0599247/2412249 2 2 4 4 4 4 Khỉ Mặt đỏ 17/7/2010 19/03/2011 20/03/2011 059416/240963. 0599251/ 2411287 0599212/ 2411253 12 7 13 30 - 40 9 - 11 18 - 20 Khỉ Vàng 11/3/2011 24/5/2011 0599194/2412274 0592498/2410268 13 4 22 - 24 7 Khỉ Mốc 28/5/2011 0591130/2411418 7 13
Hình 4.1: Nơi ở của Voọc đen má trắng tại khu vực Lũng Khà to xã Thần Sa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) được quan sát lần thứ nhất vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 17 và 18 tháng 7 năm 2010 tại toạ độ 0593415/2409370 trong lúc đàn Voọc đang kiếm ăn. Cự ly quan sát khoảng 400 m. Số lượng quan sát được là 2 cá thể. Lần quan sát thứ hai cũng tại địa điểm này (0593425/2409355), quan sát được 2 cá thể đang kiếm ăn ngày 19/07/2010 vào lúc sáng sớm. Số lượng đàn ước tính khoảng 4-5 cá thể. Cũng ở dạng sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá vôi vào ngày 20/03/2011 tại toạ độ 0599247/2412249 lúc 13h03’, Theo ước tính số lượng đàn có khoảng 4 cá thể.
Loài Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) quan sát được vào ngày 17/7/2010 một đàn Khỉ mặt đỏ ước chừng 30 -40 con tại khu vực Bãi Đá Ngầm thuộc Xã Thần Sa tại toạ độ 059416/240963. Ngày 19/03/2011 tọa độ 0599251/ 2411287 vào lúc 11h ở dạng sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đá vôi lúc chúng đang kiếm ăn. Theo quan sát số lượng đàn khoảng 9 đến 11 cá thể. Ngoài ra, vào ngày 20/03/2011 tác giả cũng quan sát được một đàn Khỉ mặt đỏ khác khoảng 18 đến 20 cá thể tại toạ độ 0599212/ 2411253 lúc 11h 45’.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khỉ vàng (Macaca mulatta) bắt gặp vào ngày 11/3/2011 toạ độ 0591194/2112274 lúc 12h 16’ ở dạng sinh cảnh rừng nguyên sinh trên núi đá vôi lúc chúng đang đi kiếm ăn. Theo quan sát số lượng của đàn này khoảng 22 - 24 cá thể. Do khả năng quan sát bị giới hạn bởi địa hình nên chúng tôi không xác định được tuổi, giới tính và của đàn. Ngày 24/5/2011 tọa độ 0592498/2410268 Vào lúc 17h 25’ đã quan sát đàn Khỉ vàng gồm 4 cá thể trưởng thành đang chơi đùa gần nơi chúng sẽ ngủ qua đêm.
Loài Khỉ mốc được quan sát hồi 11h3’ ngày 28/5/2011 tại tọa độ 0591130/2411418 khu vực núi Tam Tu số cá thể quan sát 7 con, ước tính tổng số đàn 13 con.
Ngoài quan sát trực tiếp tác giả còn ghi nhận sự có mặt của 2 loài là: Hoẵng (Muntiacus muntjak) và Gấu ngựa (Ursus thibetanus) thông qua dấu vết để lại khi di chuyển và kiếm ăn trong đó:
Vết chân Hoẵng (Muntiacus muntjak) phát hiện được vào ngày 28/03/2010 trên tuyến điều tra tại xã Sảng Mộc tọa độ 0606380/2421041 lúc 10h20’ quan sát dấu vết của con vật để lại trước đó 4 hôm. Ngày 07/03/2011 tại toạ độ 0593044/2416916 vào lúc 9h57’ ở dạng sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất. Do trời mưa hơn nữa dấu vết để lại cách đây khoảng 7 ngày (Theo thông tin của người dẫn đường) nên dấu vết để lại không rõ.
Các dấu vết của loài Gấu ngựa được quan sát vào các ngày 15/3/2010 tại tọa độ 0612475/2425638 hồi 9h 25’ và ngày 07/03/2011 tại tọa độ 0592964/2416969 lúc 10h13’, các dấu vết của Gấu để lại khi trèo cây Sến mật (tên địa phương gọi là cây Lầu) kiếm ăn.
Trong khi đi phỏng vấn người dân địa phương còn quan sát mẫu vật của một số loài: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi), Hoẵng (Muntiacus muntjak) và Sơn dương (Capricornis sumatraensis). Bộ xương Khỉ mặt đỏ còn giữ lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở một gia đình thợ săn thôn Kim Sơn xã Thần Sa, mẫu vật Khỉ mặt đỏ được bắn vào ngày 5 tháng 3 năm 2011.
Cá thể con non Khỉ vàng được cán bộ kiểm lâm thu giữ từ một thợ săn người H’mông ngày 17 tháng 3 năm 2010, sau thời gian nuôi dưỡng BQL khu BTTN đã tiến hành thả về môi trường tự nhiên. Lông Khỉ vàng gặp tại nhà dân thôn Ngọc Sơn 1 xã Thần Sa.
Loài Voọc đen má trắng được quan sát một cá thể làm tiêu bản tại Phòng bảo tồn thiên nhiên Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên. Ảnh chụp và đoạn phim do BQL khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng ghi lại vào năm 2009 hình ảnh cá thể Voọc non được Kiểm lâm thu giữ khi con mẹ bị thợ săn bắn chết . Sừng của hai loài Hoẵng và Sơn dương được ghi nhận thôn Ngọc Sơn do cán bộ kiểm lâm tại đây cung cấp, chân Sơn dương ngâm trong bình rượu của một hộ dân tại xã Thượng Nung, 03 cá thể Sơn Dương bị thợ săn người Dao bắn chết khu vực Lân Đấy, xã Nghinh Tường vào các ngày 08/12/2010 và ngày 20/12/2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hươu xạ được ghi nhận thông qua 01 cá thể do BQL khu BTTN bắt giữ khi thợ săn người H’mông tại xóm Lũng Luông, xã Thượng Nung bẫy bắt và đang trên đường vận chuyển đi thị trấn La Hiên để tiêu thụ, cá thể này sau đó đã được bàn giao cho trung tâm cứu hộ Cúc Phương.
Loài Báo Gấm (Neofelis nebulosa) được ghi nhận thông qua dấu vết chân tại tọa độ 0600381/2413457 Ngày 16/4/2011 vào lúc 10h45”. Tuy nhiên dấu vết này đã lâu khoảng 3 tuần (theo người dẫn đường cung cấp thông tin) và bị mưa; chúng tôi đã tiến hành đổ thạch cao thu thập vết dấu chân.
Hai mẫu bàn tay Cu li lớn kèm theo bộ xương và lông còn giữ lại ở một gia đình thợ săn thôn Kim Sơn xã Thần Sa. Theo phỏng vấn cá thể Cu li bị bắn vào ngày 21 tháng 3 năm 2010
Các loài thú nguy cấp tại bảng 4.1 đều được ghi nhận từ thông tin phỏng vấn. Voọc mũi hếch và Vượn đen không bắt gặp trong quá trình điều tra, theo thông tin từ các thợ săn địa phương thì khả năng bắt gặp chúng là rất thấp. Một số thợ săn cho biết họ đã gặp chúng cách thời điểm nghiên cứu rất lâu, qua phỏng vấn một số thợ săn tại Bản Hạ Sơn Tày thuộc Xã Thần Sa cho thấy cách đây chừng 4 năm tại khu vực Núi Nà Chiêm và Núi Tam Tu còn 02 đàn khoảng 20 -30 cá thể Voọc mũi hếch. Tuy nhiên, những năm gần đây hầu như không còn nhìn thấy trong khu vực nghiên cứu.
Theo thông tin của một số thợ săn ở địa phương Vượn đen (Nomascus hainanus), Nai (Cervus unicolor), Beo lửa (Catopuma temminckii), Tê tê (Manis pentadactyla) đã gặp cách đây rất lâu, những năm gần đây hầu như không còn thấy trong khu vực nghiên cứu, đối với các loài này dường như đã bị tuyệt chủng ở đây. Ngoài ra đợt điều tra xác định tình trạng của các loài thú quý hiếm tại đây cho thấy rằng hiện nay có thể đánh giá với 4 loài trên đã tuyệt chủng cục bộ tại khu vực nghiên cứu, còn các loài còn lại tại khu vực nghiên cứu thì đang rơi vào tình trạng rất nguy cấp đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, đợt điều tra đã ghi nhận được 20 loài nguy cấp khu hệ thú trong khu bảo tồn. Kết quả ghi nhận được sau đợt điều tra đã xác minh thêm tính chính xác của thành phần các loài nguy cấp Khu hệ thú tại khu bảo tồn trong báo cáo đề án xác lập khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng của Phân Viện điều tra rừng Tây Bắc Bộ năm 2008. Hơn nữa, đợt điều tra đã bổ xung thêm những thông tin cập nhật về tình trạng của các các loài nguy cấp Khu hệ thú tại đây. Đối với loài Voọc mũi hếch cần có những cuộc điều tra sâu rộng để khẳng định về sự có mặt của loài trong khu bảo tồn. Các loài Vượn đen
(Nomascus hainanus), Nai (Cervus unicolor), Beo lửa (Catopuma temminckii), Tê tê (Manis pentadactyla) dường như đã bị tuyệt chủng cục bộ tại đây.