0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giá trị về nguồn gen

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ NGUY CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA-PHƯỢNG HOÀNG (Trang 79 -81 )

Khu hệ thú trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp. Một trong những giá trị quan trọng khác của các loài nguy cấp quí hiếm khu hệ thú Việt Nam là nguồn gen đặc hữu và quý hiếm.

Tuy nhiên nếu so sánh với danh sách 20 loài thú từ mức VU theo sách đỏ Việt Nam (sẽ nguy cấp) do Phân viện điều tra Tây Bắc Bộ lập năm 2008 theo Đề án xác lập khu bản tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng số loài Thú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ mức VU đã giảm 4 loài / 4 năm (2008 đến 2011), hiện nay chỉ còn 16 loài đã thể hiện tính cấp bách của việc thực hiện bảo tồn các loài thú nói riêng và hệ động vật rừng tại khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng nói chung (Bảng 4.5).

SĐVN: Sách đỏ Việt Nam IUCN: Sách đỏ Thế Giới

NĐ32: Nghị định 32/NĐ-CP: IB: Nhóm IB; IIB: Nhóm IIB CITES: Công ước CITES: I: Phụ lục I; II: Phụ lục II

Bảng 4.5: Giá trị nguồn gen các loài thú nguy cấp tại khu BTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng

TT Tên loài Các giá trị xếp hạng

Tên phổ thông Tên khoa học SĐVN IUCN NĐ32 CITES

1 Cu li lớn Nycticebuscoucang VU VU I B II 2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU VU II B II 3 Khỉ mốc Macaca assamensis VU NT II B II 4 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi EN EN I B I

5 Voọc mũi hếch Rhinopithecus

avunculus CR CR I B II

6 Gấu ngựa Ursus thibetanus EN VU I B I 7 Rái cá thường Lutra lutra VU NT I B I 8 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea VU VU I B II 9 Báo gấm Neofelis nebulosa EN VU I B I 10 Hươu xạ Moschus berezopskii CR I B II 11 Hoẵng Muntiacus muntjak VU LC

12 Sơn dương Capricornis

sumatraensis EN VU I B I

13 Sóc đen Ratufa bicolor VU NT

14 Sóc bay lông tai Belomys pearsonii CR DD II B 15 Sóc bay lớn Petaurista

philippinensis VU II B

16 Dơi lá quạt Rhinolophus

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đánh giá giá trị nguồn gen 16 loài nguy cấp khu hệ thú được ghi nhận còn tồn tại trong tại khu vực nghiên cứu ta thấy:

Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007: có thì khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có 16 loài bằng 22% loài thú (72) trong danh mục từ mức VU đến CR. Có 9 loài mức VU (sẽ nguy cấp) chiếm 30% số loài VU (30) theo sách đỏ Việt Nam 2007; 4 loài mức EN (nguy cấp) bằng 13% số loài EN (30) theo sách đỏ Việt nam 2007, 3 loài mức CR (rất nguy cấp) bằng 25% số loài CR (8) theo sách đỏ Việt nam 2007.

Theo nghị định 32/CP/2006 thì đã có 9 loài và phân loài nằm trong nhóm IB. Đây là nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm những loài thực vật rừng, động vật vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. 4 loài nằm trong nhóm IIB là nhóm hạn chế sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Thú Linh trưởng trong KBT chủ yếu là yếu tố địa lý Trung Hoa, 6 loài hiện nay được đánh giá có mặt tại khu vực nghiên cứu thì cả 6 loài đều có trong sách đỏ Việt nam. Trong đó có 1 loài ở cấp CR là cấp (Rất nguy cấp) 1 loài ở cấp EN là cấp (Nguy cấp) và 3 loài ở cấp VU là cấp (Sẽ nguy cấp).

Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (Conservation international - CI) và Hội Linh Trưởng thế giới (International Primatological Society - IPS), 2000 đã liệt kê 4 loài và phân loài của Việt Nam, đó là Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Chà vá chân xám và Vượn Hải Nam. Như vậy trong khu bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng đã từng có mặt 2 loài, điều đó chứng tỏ về giá trị nguồn gen quý hiếm của khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ NGUY CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA-PHƯỢNG HOÀNG (Trang 79 -81 )

×