Dựa vào cách phân chia kiểu rừng chính của Thái Văn Trừng (1978), tôi đã chia khu bảo tồn thành các kiểu rừng sau .
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi. + Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm trên núi đất.
+ Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.
+ Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi. + Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất.
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới đất xương xẩu trên núi đá vôi.
4.2.1. Kiểu phụ rừng kín thƣờng xanh ẩm nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu đá vôi
Có thể nói đây là dạng sinh cảnh phổ biến nhất trong KBT nó nằm trên các núi đá vôi ở các độ cao khác nhau, có địa hình rất hiểm trở có nhiều hang đá. Tổ thành thực vật cũng khá đa dạng và chủ yếu là các loài chỉ thị cho khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vực núi đá vôi, song cấu trúc tầng thứ lại khá đơn điệu độ che phủ trung bình. Dạng sinh cảnh này ít chịu tác động từ con người hơn do địa hình hiểm trở và trữ lượng gỗ cao, ở một số nơi đã từng xảy ra cháy rừng trong thời gian cách đây khoảng 5 năm rừng vẫn chưa có khả năng phục hồi.
Đây là một dạng sinh cảnh khá dồi dào về mặt thức ăn, ngoài ra đây còn là dạng sinh cảnh có nguồn nước nên thu hút các loài thú, song độ an toàn đối với chúng không cao do thợ săn dễ tiếp cận đến gần con vật.
Ở dạng sinh cảnh này , trong đợt điều tra lần 1 tôi đã phát hiện ra quần thể loài Voọc đen má trắng (Trachipythecus francoisi) đang trên đường về hang tại khu vực bãi Đá Ngườm. Đợt điều tra lần 2 phát hiện dấu vết phân khỉ; đợt điều tra lần 4 phát hiện có mặt các loài: Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mốc (Maccaca assamensis) tại khu vực Mái đá ngườm, núi Tam tu, núi Đan khao.
Hình 4.4: Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi
(Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Ngoài ra, thu thập qua dấu vết chân của con vật còn có loài Gấu Ngựa (Ursus thibetanus) vết chân trèo cây kiếm ăn tọa độ 0612429/2425862, theo kết quả phỏng vấn đã ghi nhận sự có mặt của các loài Sóc đen (Ratufa bicolor), Sóc bay lông tai (Belomys pearsonii), Sóc bay lớn (Petaurista
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
philippinensis), (Cà Đác) Voọc Mũi Hếch (Rhinopithecus avunculus), Cu li Lớn (Nycticebuscoucang).
4.2.2. Kiểu phụ rừng thƣa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi
Có thể nói đây là một dạng sinh cảnh khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu, nó nằm đan xen trong các thung lũng núi đá vôi. Tổ thành loài cây khá phong phú, các loài ưu thế là những loài chỉ thị của khu vực núi đá vôi như: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai lý (Garnicia fagraeoides), những cây thuộc họ Ôro… Thảm thực vật ở đây có độ che phủ khá cao và cấu trúc tầng thứ cũng khá đa dạng. Ở dạng sinh cảnh này rừng còn chất lượng tốt song do dễ khai thác và rừng có trữ lượng nên nó chịu nhiều tác động từ con người đặc biệt là khai thác gỗ, canh tác nương rẫy và đường đi lại săn bắn.
Ở dạng sinh cảnh này, đã quan sát được một đàn Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) tại tọa độ 0600795/2414259 Mái đá ngườm, Khỉ vàng (Macaca mulatta) tọa độ 0592498/2410268 Núi Xó Páng, Voọc đen má trắng (Trachipythecus francoisi) tọa độ 0599212/ 2411253 Núi Xá Choong.
Hình 4.5: Kiểu phụ rừng thƣa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo kết quả phỏng vấn thì ở dạng sinh cảnh này còn có mặt các loài: Khỉ mốc (Maccaca assamensis), Sơn dương (Capricornis sumatraensis), Hươu xạ (Moschus berezopskii), Dơi lá quạt (Rhinolophus paradoxolophus), nhưng trong các đợt điều tra thực địa không bắt gặp loài nào.
Theo quan sát, đây là dạng sinh cảnh cũng khá dồi dào thức ăn , lại có các hang đá phù hợp với những loài có tập tính ở hang như Voọc đen má trắng , các loài khỉ. Sinh cảnh này do địa hình hiểm trở nên thợ săn khó tiếp cận để có thể sử dụng súng kíp cũng như đặt bẫy. Mặt khác ở dạng sinh cảnh này cưa xăng của lâm tặc không thể hoạt động nên ít ảnh hưởng tới các loài thú linh trưởng nên mức độ an toàn cho các loài phân bố ở đây cao hơn so với các dạng sinh cảnh khác.
4.2.3. Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất
Đây là kiểu rừng có diện tích không lớn chỉ gặp ở một số nơi trong khu vực gần khu dân cư và còn lại rất manh mún. Có độ dốc không cao địa hình là dạng đồi núi thấp có độ cao không quá 100m. Tổ thành loài thực vật chủ yếu là các loài cây bản địa như: Trẩu 3 hạt (Vernicia motana), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Sau sau (Lyquydambar formosana),các loài thuộc chi Ba soi (Mallotus), các loài thuộc phân họ tre (Bambusoideae). Dạng sinh cảnh này có độ tàn che và độ che phủ khá cao song lại chịu tác động rất lớn từ các hoạt động canh tác nương rãy, chăn thả gia súc của người dân do đây là diện tích đất hiếm hoi gần khu dân cư có thể canh tác được trong khu vực.
Quá trình điều tra thực địa qua sinh cảnh này không quan sát trực tiếp loài nào loài nào, phát hiện dấu chân theo nhận biết kết hợp với phỏng vấn thợ săn xác định loài Hoẵng (Muntiacus muntjak) tọa độ 0593044/2416916, Gấu ngựa (Ursus thibetanus) 0592964/2416969, Báo gấm (Neofelis nebulosa) 0598237/2414183 và tiến hành đổ thạch cao lấy mẫu dấu vết loài Báo gấm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.6: Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất
(Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Tuy nhiên, qua phỏng vấn và phân tích mẫu vật được cung cấp từ thợ săn cho thấy ở dạng sinh cảnh này có sự phân bố của loài Cu li lớn (Nycticebus bengalensis). Thợ săn đã bắn được Cu li lớn ở tọa độ 0953777/2412392; bẫy bắt được Hươu xạ (Moschus berezopskii) tọa độ 0596754/2413614 khu vực núi Lũng Lay.
4.2.4. Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi
Hình 4.7: Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu núi đá vôi (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên nhân hình thành dạng sinh cảnh này là do khai thác rừng làm nương rãy hoặc đốt rừng làm nương rãy. Dạng sinh cảnh này tổ thành chủ yếu là các cây tiên phong phục hồi sau nương rãy như; Ba soi, Thẩu tấu, Sau sau, Chuối rừng.. độ tàn che thấp từ 0,1- 0,3.
Sinh cảnh này thường gặp ở gần nơi dân cư sinh sống trong Khu bảo tồn. Do vậy mà mức độ tác động của người dân với khu vực này là rất lớn, tuy nhiên theo thông tin phỏng vấn, ở dạng sinh cảnh này thường thấy xuất hiện các loài Cu li (Nycticebus sp), thỉnh thoảng gặp Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) xuống kiếm ăn, vết chân của Hươu xạ (Moschus berezopskii) tại sinh cảnh này.
4.2.5. Kiểu phụ rừng kín thƣờng xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu đá vôi
Kiểu rừng này chiếm 3,4% diện tích khu bảo tồn. Do phân bố ở trên những ngọn núi đá cao trên 700m, địa hình hiểm trở nên cây rừng ở đây ít hoặc chưa bị tác động. Tầng cây gỗ có hai tầng tán nhưng cũng không phân biệt rõ ràng. Tầng vượt tán có mật độ cây thưa, không kín tán. Tầng ưu thế sinh thái có mật độ cây dầy hơn, tán của chúng tạo thành tán chính của rừng nhưng nhiều chỗ cũng không kín tán.
Ở độ cao này, tổ thành loài cây đã có những thay đổi. Nhiều loài có mặt ở đai rừng nhiệt đới (độ cao dưới 700m) đã không còn xuất hiện, thay vào đó là sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt đới như Re, Dẻ, Chè... Mặt khác, do địa hình dốc đứng với nền đá là chính, đất đai kiệt nước nên phần lớn cây rừng có kích thước nhỏ và thấp hơn ở đai rừng nhiệt đới. Tuy nhiên vẫn bắt gặp những cá thể có đường kính lớn gần 100cm. Tầng dưới tán gồm một số loài cây gỗ nhỏ, cây tái sinh sống xen với cây bụi. Chiều cao thường đạt 5 - 7m. Tầng thảm tươi chủ yếu là những loài dây leo và một số loài cây thân thảo như: Thuỷ giá thảo (Apluda mutica), Đấu kê thảo (Cynodon dactylon), Bạch mao (Imperata cylindrica)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.8: Kiểu phụ rừng kín thƣờng xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xƣơng xẩu đá vôi (Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Mặt khác, do ở địa thế cao, gió mạnh, ánh sáng trực xạ nhiều với lớp nền vật chất là đá xương xẩu, khô hạn, khả năng giữ nước kém đã tạo nên những đặc trưng khác biệt về hình thái cây rừng: cây lệch tán, thân vặn vẹo cong queo, lá dày, vỏ xù xì.
Trong quá trình khảo sát ngoài thực địa ở dạng sinh cảnh này chưa quan sát, bắt gặp loài nào. Nhưng theo phỏng vấn thợ săn và người đi rừng thì ở dạng sinh cảnh này họ thường thấy xuất hiện các loài Khỉ Mốc (Macaca assamensis), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Cu li lớn (Nycticebuscoucang) theo họ thì chúng thường đi kiếm ăn ở sinh cảnh này, ngoài ra còn các loài Dơi sống trong các hang đá theo nhận biết của người dân có loài Dơi lá quạt
(Rhinolophus paradoxolophus).
4.2.6. Kiểu phụ rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đất
Kiểu phụ này chiếm diện tích không đáng kể trong khu vực nghiên cứu, trạng thái rừng chủ yếu là rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (IIA) và sau khai thác (IIB), rừng nghèo (IIIA1) chiếm tỷ lệ nhỏ. Rừng có cấu trúc một tầng cây gỗ, đó là tầng tán chính, mật độ cây 750 - 1200 cây/Ha. Thành phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thực vật chủ yếu là các loài cây ưa sáng. Cây to còn sót lại sau khai thác thường thấp và cong queo. Chiều cao của tầng cây gỗ phổ biến từ 8 - 15m. Thành phần thực vật chính là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ba bét (Mallotus paniculatus), Thôi lông (Alangium kurzii), Lẩu huyết dạng cầu (Knema globularia), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Xoan nhừ (Chocrospondias axillaris), Ràng ràng mít (Ormosia balansae)... Dưới tán rừng là tầng cây bụi xen lẫn cây tái sinh và tầng thảm tươi. Tổ thành cây tái sinh phần lớn là những loài cây gỗ của tầng tán chính. Tầng cây bụi và tầng thảm tươi phát triển mạnh với các loài chính là: Ngọc anh phổ thông (Tabernaemontana bovina), Quỳnh lãm (Gonocaryum labbianum), Trác trác ngũ giác (Ardisia quinguegona), Chẩn (Microdesmis caseariae folia), Quyết thực vật (Fern), Sẹ
(Alpinia globosa), Đông diệp tiêm bao (Phrynium placentarium)...
Hình 4.9: Kiểu phụ rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đất
(Ảnh: Phạm Anh Tuấn)
Trong quá trình điều tra ngoài thực không quan sát trực tiếp loài thú nào ở đây. Đã phát hiện dấu chân theo nhận biết kết hợp với phỏng vấn thợ săn xác định loài Hoẵng (Muntiacus muntjak) tọa độ 0606304/2420194.
Theo thông tin phỏng vấn, dạng sinh cảnh này thường gặp loài Cu li (Nycticebus sp), thỉnh thoảng thấy xuất hiện loài (Lình căng) Khỉ mặt đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Macaca arctoides), Rái cá (người dân địa phương không phân biệt được giữa Rái cá vuốt bé và Rái cá thường) xuống kiếm ăn gần các khe suối và ao trên các lân (vùng đất tương đối bằng phẳng ở trên núi).
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả điều tra và phỏng vấn phân bố thú nguy cấp theo sinh cảnh
Sinh cảnh Nguồn thông tin
Điều tra thực địa Phỏng vấn
Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi
Voọc đen má trắng, Khỉ vàng, Khỉ mốc, Gấu Ngựa Khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, voọc đen má trắng, khỉ mốc, Sóc đen, Sóc Bay lớn, Sóc bay lông tai, Dơi lá quạt, Voọc Mũi Hếch. Cu li Lớn Kiểu phụ rừng thưa cây lá
rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi. Khỉ mặt đỏ,Voọc đen má trắng, Khỉ vàng Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Voọc đen má trắng, Khỉ mốc, Voọc mũi hếch, Sơn dương, Hươu xạ , Dơi lá quạt.
Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất
Gấu ngựa, Hoẵng, Báo gấm
Khỉ vàng, khỉ mặt đỏ,Cu li lớn, Hươu xạ, Sóc đen, Sóc bay lớn, Gấu Ngựa, Hoẵng. Kiểu phụ trảng cây bụi,
cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi.
khỉ mặt đỏ, Hươu xạ, Hoẵng, Cu li lớn, Sóc đen, Sóc bay lớn, Dơi lá quạt. Kiểu phụ rừng kín thường
xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi.
Cu li lớn, Khỉ Mốc, Khỉ vàng, Dơi lá quạt.
Kiểu phụ rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất
Hoẵng Cu li lớn, Khỉ mặt đỏ, Rái cá vuốt bé và Rái cá SP.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nhận xét
Qua bảng 4.2 ta thấy sinh cảnh rừng Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi và Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi là những kiểu sinh cảnh chứa nhiều loài thú, điều này có thể giải thích do ở dạng sinh cảnh này rừng có sinh khối lớn mặt khác có nhiều tầng tán, tác động của còn người không lớn như các kiểu sinh cảnh khác. Các sinh cảnh Rừng còn lại phân bố ít loài thú do đây là sinh cảnh có nhiều sự tác động của con người như các hoạt động săn bắn, đốt nương làm rẫy…
Từ những số liệu quan sát thực địa và các thông tin phỏng vấn, tiến hành lập bản đồ phân bố của các loài Thú từ mức sẽ nguy cấp (VU) tại khu vực nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.11: Bản đồ phân bố của Bộ Linh Trƣởng theo kết quả phỏng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.13: Bản đồ phân bố của các Bộ Gặm Nhấm, Dơi theo kết quả phỏng vấn
Hình 4.14:Bản đồ phân bố của các loài thú nguy cấp Bộ Ăn Thịt theo kết quả phỏng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 4.15: Bản đồ Phân bố của các loài thú Nguy cấp Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa -Phƣợng Hoàng
* Ghi chú: Độ lớn của hình tam giác tương ứng với phân bố mật độ của số loài và cá thể các loài nguy cấp Khu hệ thú
4.3. Xác định, đánh giá các mối đe dọa đối với các loài nguy cấp khu hệ thú trong khu vực nghiên cứu thú trong khu vực nghiên cứu
4.3.1. Các mối đe dọa
Căn cứ vào đối tương tác động của các mối đe dọa có thể chia làm 2 nhóm chính sau
* Săn bắt động vật hoang dã
Săn bắt động vật hoang dã trước kia là hoạt động truyền thống của người dân nơi đây, song gần đây hoạt động này đã giảm khá nhiều do việc đi săn không mang lại hiệu quả cao với nguyên nhân chính là các loài thú rừng hiện nay không còn nhiều như trước, việc đi săn tốn nhiều công hơn và lượng thú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
rừng săn được còn rất ít. Một số lượng lớn súng kíp trong dân đã được Ban quản lý khu BTTN lực lượng Kiểm lâm, Công an huyện thu nạp trong những năm gần đây theo Nghị định 47/CP về quản lý vật liệu nổ.
Theo quan sát, hiện nay những người đi săn chủ yếu là nam giới người dân tộc H"Mông, họ săn bắt tất cả các loài động vật trên rừng mỗi khi có cơ hội. Các hoạt động này diễn ra hầu như ở tất cả những nơi có sự phân bố của các loài động vật hoang dã. Hoạt động săn bắt trước kia thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, mùa này có nhiều hoa quả, thời tiết ấm áp, thuận lợi cho việc đi săn và cơ hội bắt gặp động vật nhiều hơn. Hơn nữa, vào những tháng này người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn. Nhưng hiện nay họ săn bắn bất cứ thời điểm nào trong năm nếu thời tiết thuận lợi và không bận công việc thời vụ của nhà nông, chỉ có một số thợ săn người Tày