Xuất một số giải pháp cho bảo tồn các loài nguy cấp khu hệ thú

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 82 - 84)

4.5.1. Giải pháp bảo vệ rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật trong khu bảo tồn cần thiết tiến hành các giải pháp chính sau đây:

1- Hoạch định mốc giới trên thực địa khu bảo tồn, cần có đại diện các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn bản và khi cần có cả chủ rừng ở những nơi đã giao rừng và nơi bị lấn chiếm. Thực hiện các biện pháp trong đề án giao rừng cho ban quản lý khu BTTN.

Chống các áp lực bên ngoài vào khu bảo tồn nguyên vẹn nhằm giữ gìn những hệ sinh thái tự nhiên hiện còn, đặc biệt là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi để chúng tự phát triển và không bị phá hoại tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng mô hình “đồng quản lý” trong công tác bảo tồn, huy động sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng.

2- Khu bảo tồn nên chủ động phối hợp với UBND Huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với khu bảo tồn để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.

3- Hiện nay không còn thực hiện chương trình 661 khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, khu BTTN cần tổ chức lại mạng lưới bảo vệ rừng trong nhân dân ở các xã, bảo đảm cho những nơi có nguy cơ bị tàn phá từ bên ngoài cần có người bảo vệ chuyên trách hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp.

4- Quy hoạch và chuyển dân di cư tự do lấn chiếm vào rừng ra khỏi ranh giới khu bảo tồn về các xóm cũ có hỗ trợ kinh phí di chuyển.

5- Thực hiện chế độ tuần tra rừng định kỳ nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm luật BV & PTR ngay tại gốc, giao ban về tình hình rừng giữa các trạm kiểm lâm liền nhau thông qua việc đi tuần tra trên các tuyến tuần tra quy định.

6- Xây dựng hoàn chỉnh trụ sở các trạm Kiểm lâm, đảm bảo ổn định nơi công tác, sinh hoạt của cán bộ để yên tâm công tác và hoàn chỉnh mạng lưới trạm Kiểm lâm như nội dung của đề án xác lập khu BTTN.

7- Về phương tiện làm việc và nhân lực tại các trạm kiểm lâm:

- Bảo đảm biên chế Kiểm lâm theo định mức trên diện tích rừng được giao bảo vệ.

- Phương tiện: Mỗi trạm nhất thiết phải có 1 điện thoại cố định kéo dài tốt để liên lạc trong phạm vi công tác, trang bị đầy đủ vũ khí và công cụ hỗ trợ cho cán bộ. Mỗi trạm có 1 bộ dụng cụ chống cháy rừng tối thiểu 15 dao phát, 10 xẻng, 10 cuốc, 1 kẻng báo cháy, 1 bình cứu hoả phòng cứu người, mỗi trạm có 1 tủ thuốc chữa bệnh thông thường có 1 xe máy tốt để cơ động. Mỗi trạm phải có bộ bản đồ khu vực, có 1 địa bàn, 1 máy GPS, 1ống nhòm, 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thước dây vải, 1 thước kẹp kính, 1 sổ tay điều tra, 1 quyển nhật ký giao ban hàng ngày và các văn bản hướng dẫn, nội qui công tác.

8- Cơ quan Hạt Kiểm lâm: Tổ chức gọn nhẹ, không chia tổ mà phân công trách nhiệm cá nhân cho mảng công việc: Kỹ thuật lâm sinh, Phòng chống cháy và sâu bệnh, Địa chính, Pháp chế, Hành chính đời sống, Kế toán. 9- Hoàn thiện hệ thống bảng (Xây hay đổ bằng bê tông) thông báo nội quy ra vào khu bảo tồn ở các đường chính từ các thôn, bản quanh khu bảo tồn đi lên rừng (Mỗi thôn, bản 1- 2 bảng). Làm các biển báo nhắc nhở cấm chặt phá, phòng lửa rừng (200 biển tôn).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)