0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ NGUY CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA-PHƯỢNG HOÀNG (Trang 27 -106 )

2.1.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trên địa bàn 6 xã và 1 thị trấn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định số 1604/QĐ-UB ngày 8/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đề án xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phương Hoàng. Tổng diện tích: 17.639 ha trong đó đất có rừng là 17.212 ha, đất chưa có rừng là 427 ha. Tổ chức thành 03 phân khu (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và dịch vụ- hành chính).

Từ 21o

45'12'' đến 21o 56'30'' vĩ độ Bắc Từ 105o

51'05" đến 106o08'38" kinh độ Đông Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn

Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Phía Nam giáp các xã còn lại của huyện Võ Nhai.

Toàn bộ diện tích rừng của Khu bảo tồn nằm trong 6 xã và 1 thị trấn của huyện Võ Nhai là Thần Sa, Sảng Mộc, Thượng Nung, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả.

2.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhƣỡng [11]

2.1.2.1. Địa hình

Khu bảo tồn thuộc vùng núi cao nằm phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, địa hình chia cắt hiểm trở, núi đá chiếm gần 87 % diện tích khu bảo tồn. Khu vực thuộc phần cuối cùng phía Nam của dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn. Độ cao tuyệt đối trung bình khoảng 700 m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2.2 Địa chất và thổ nhưỡng

a. Địa chất

Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi Cambri, chủ yếu gồm các thành hệ lục nguyên, lộ ra các đá Phiến, bột kết màu xám tím hoặc đỏ có nhiều vảy Mica có ít lớp mỏng bột kết chứa đá vôi. Kẹt giữa các đứt gãy, trồi lên một giải hình vòng cung là đá Cát kết, đá Phiến sét, đá sét Vôi và đá vôi Bitum tuổi Đêvôn trung. Phân bố rộng rãi nhất các núi được cấu tạo bằng các loại đá thuộc điệp sông Hiến, chủ yếu là đá Vôi, đá Khoáng và xen kẽ với đá Phiến sét, tuổi Palêôzôn trung.

b. Thổ nhưỡng

Phần lớn là đất feralit phong hoá từ đá vôi , còn lại là đất mùn thung lũng, đất bồi tụ ven sông suối chiếm một phần nhỏ diện tích trong khu bảo tồn gần như không có ý nghĩa trong canh tác nông nghiệp.

2.1.3. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, một năm chia thành 2 mùa, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 1.750mm (Năm cao nhất tới 2.450mm năm thấp nhất 1.250mm) Lượng mưa phân bố không đều gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân. Ở các thung lũng sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 1-3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của động thực vật.

b. Thủy văn

Mật độ sông suối ở đây khá thưa, chủ yếu là sông Nghing Tường và suối Thượng Nung, suối Thần Sa, lượng nước thất thường theo mùa. Mô đun dòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

chảy trong khu vực nghiên cứu từ 20 đến 251/s/km2. Lũ tập trung từ tháng 7, tháng 8 và xuất hiện đột ngột, trung bình từ 16,1m3

/s.

2.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội 2.2.1. Dân số, lao động và dân tộc 2.2.1. Dân số, lao động và dân tộc

a. Dân số và Lao động

Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2008, dân số trong vùng là 20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản, thuộc 7 xã và 1 thị trấn. Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42 người/km2. Phân bố dân cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường giao thông.

b. Dân tộc và phong tục tập quán canh tác

Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H'Mông. Ngoài ra còn một số dân tộc khác như Cao Lan, Sán Dìu. Dân tộc Tày có số dân đông nhất với 8.720 người, chiếm 42,4%. Dân tộc Mông có số dân ít nhất 1.539 người, chiếm 7,5%.

2.2.2. Thực trạng kinh tế

Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân trong khu vực còn ở mức thấp. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.735 hộ, chiếm 39% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và chất lượng.

2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội

- Giao thông trong vùng chưa phát triển. Mặc dù tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã, tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm xã. Cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất còn thiếu về số lượng và chất lượng, nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong vùng còn hạn chế.

- Giáo dục: Toàn bộ khu vực có 27 trường, 275 lớp với 4 cấp học: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Các trường ở thị trấn và ở trung tâm các xã được xây dựng khá khang trang nên điều kiện học tập đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Còn lại một số trường ở các thôn bản, nhất là các lớp tiểu học chưa được xây dựng kiên cố. Cơ sở vật chất rất thiếu thốn. Việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở đây còn gặp nhiều khó khăn [11].

2.3. Đặc điểm đa dạng sinh học [11]

2.3.1. Đa dạng hệ sinh thái

Theo kết quả báo cáo xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng (TS-PH) năm 2008 của PVĐTQH rừng Tây Bắc Bộ, khu vực nghiên cứu được chia thành các hệ sinh thái như sau:

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi (độ cao dưới 700m): Hệ sinh thái này là đặc trưng cơ bản và bao trùm phần lớn diện tích của khu vực nghiên cứu. Ở đây có nhiều hang động là nơi cư trú, sinh sống của các loài Thú, các loài Linh trưởng và ưu thế của các loài Nghiến, Trai, Đinh, Chò chỉ, Mạy tèo, Ô rô... nổi bật là ưu hợp Nghiến + Ô rô.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi đất (độ cao dưới 700 m): Hệ sinh thái này không liên tục mà phân bố rải rác trong khu vực nghiên cứu. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng phục hồi (sau khai thác và sau nương rẫy). Đặc trưng cho hệ sinh thái này là các loài thuộc họ Na, họ Côm, họ Dẻ (họ Cử), họ Re (họ Nguyệt quế)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hệ sinh thái trảng cỏ: Hệ sinh thái này nằm rải rác và đan xen giữa các hệ sinh thái nêu trên. Đây là nơi sinh sống của các loài côn trùng và là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật ăn cỏ.

- Hệ sinh thái nông nghiệp và dân cư: Điểm đáng chú nhất ở hệ sinh thái này là sự phân bố rải rác diện tích đất sản xuất nông nghiệp và các cụm dân cư. Sự đan xen đất sản xuất nông nghiệp và các cụm dân cư giữa các hệ sinh thái rừng đã vô tình làm giảm phạm vi hoạt động cũng như môi trường kiếm ăn của các loài động vật hoang dã. Điều này đã tác động không nhỏ đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã trong khu vực. [11]

2.3.2. Đa dạng thảm thực vật

Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật trong khu bảo tồn được thống kê ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các kiểu thảm thực vật trong khu BTTN [11]

Đơn vị: ha

Kiểu thảm thực vật Diện tích

Tổng 17.639,00

1. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 15.545.64

a. Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương

xẩu đá vôi 14.310,63

b. Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất 1.041,31

c. Kiểu phụ rừng nhân tác 193,70

2. Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới 297,69

Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới trên đất xương xẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kiểu thảm thực vật Diện tích

3. Trảng cỏ cây bụi,cỏ cao khô nhiệt đới 1.025,30

a. Kiểu phụ trảng cây bụi nhiệt đới trên đất xương xẩu núi đá vôi 569,23 b. Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đới trên núi đất 456,07

4. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 595,37

Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương

xẩu đá vôi. 595,37

5. Thảm cây nông nghiệp 175,00

2.3.3. Đa dạng hệ động vật

Hệ động vật trong KBTTN TS-PH thuộc khu hệ động vật vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là hệ động vật đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Đa số các loài động vật ở đây có ưu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp. Kết quả khảo sát sơ bộ đã thống kê được 295 loài trong 93 họ, 30 bộ, 5 lớp Động vật có xương sống cho Khu bảo tồn thiên nhiên. Thành phần các loài được tổng hợp ở bảng 2.2. Bảng 2.2: Thành phần ĐV có xƣơng sống KBTTN TS - PH TT Số lớp Số bộ Số họ Số loài 1 Thú - Mammalia 8 25 56 2 Chim - Eves 15 43 117 3 Bò sát - Reptilia 2 9 28

4 Lưỡng cư - Amphibia 1 3 11

5 Cá - Piset 4 13 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo số thống kê, động vật quý hiếm ở khu BTTN TS - PH có 34 loài thuộc danh lục Đỏ Việt Nam năm 2007. Trong đó: Lớp Thú có 21 loài (có 1 loài đặc hữu), Lớp Chim có 1 loài, Lớp Bò sát có 11 loài, Lớp Cá có 1 loài. Ngoài ra, theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, trong khu bảo tồn còn có 15 loài thuộc nhóm IB - các loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và 19 loài IIB - các loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu

Cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài, phân bố, giá trị khoa học và các mối đe doạ tới các loài nguy cấp Khu hệ thú, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả và các phương pháp giám sát thường kỳ tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Các loài thú được xếp từ cấp sẽ nguy cấp (VU) trở lên theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 (gọi tắt là các loài thú nguy cấp) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu trên địa bàn 5 xã nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng (Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Sảng Mộc, Nghinh Tường).

3.4. Nội dung

1) Xác định hiện trạng thành phần các loài thú nguy cấp khu vực nghiên cứu. 2) Xây dựng bản đồ phân bố của các loài thú nguy cấp theo sinh cảnh. 3) Xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với các loài thú nguy cấp khu hệ thú và sinh cảnh của chúng tại khu vực nghiên cứu.

4) Đánh giá giá trị tài nguyên các loài nguy cấp khu hệ thú của KBTTN. 5) Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý, bảo tồn các loài thú nguy cấp khu hệ thú tại khu vực nghiên cứu nói riêng và hệ sinh thái rừng khu bảo tồn nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.1. Phƣơng pháp điều tra thành phần loài

3.5.1.1. Phỏng vấn

* Đối tƣợng phỏng vấn và mục đích phỏng vấn:

- Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương, thợ săn tại địa phương, là những người dân sống quanh vùng đệm của khu bảo tồn và thường xuyên vào rừng để săn thú, kiếm củi, chăn trâu bò, lấy mật ong, lấy thuốc…

Phỏng vấn là phương pháp truyền thống được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện. phương pháp này có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin tổng quát và có ý nghĩa về đa dạng sinh học, các loài động vật trên các phương diện: thành phần loài, loài quí hiếm, loài thường bị săn bắn, mức độ phong phú, phân bố thực tại, thức ăn, sinh sản và khả năng săn bắt hằng năm của các thợ săn đó.

* Nội dung phỏng vấn: (Phụ biểu số: 02)

Sử dụng các câu hỏi từ 1 - 15 hỏi chung cho tất cả các đối tượng sau đó thống kê các câu trả lời giống nhau cho từng đối tượng và thống kê theo từng nhóm để so sánh.

Các câu trả lời được chia ra câu trả lời đúng, sai và trung gian.

Ngoài ra sử dụng các câu hỏi sau để tìm hiểu thêm thông tin về loài, tình trạng phân bố, các mối đe doạ.

* Trình tự phỏng vấn:

Bước 1: Để người dân / thợ săn địa phương tự kể những loài thú mà họ đã săn được, trong đó có gợi ý để người được phỏng vấn mô tả đặc điểm từng loài, cách nhận biết và địa điểm bắt gặp và săn được thú. Đối với một số loài thú dễ nhận biết như Khỉ, Nai, Hổ, Gấu… thì bước này có thể cho ta độ chính xác cao.

Bước 2: Đưa người được phỏng vấn xem các ảnh màu hoặc hình vẽ màu trong các tài liệu như tài liệu “Hướng dẫn điều tra thú ngoại nghiệp linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng” của FFI, “Nhận dạng động vật hoang dã bị buôn bán” của TRAFIC để họ nhận biết từng loài hoặc cung cấp, bổ sung thông tin về nơi gặp, địa điểm gặp chúng.

Bước 3: Phân tích mẫu vật chết (sọ, da, lông, vuốt, sừng…) có đề nghị họ cho xem những mẫu vật mà họ còn lưu giữ trong nhà.

Các thông tin thu thập từ quá trình phỏng vấn người dân địa phương và thợ săn được ghi vào mẫu.

Bảng 3.1 Mẫu biểu : Kết quả phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng

Người điều tra: ... Ngày điều tra: ... Tên thợ săn: ... Tuổi:... Địa điểm: ...

TT Tên loài Mẫu vật Số lƣợng Ghi chú

Địa phƣơng Phổ thông

Các thông tin thu được từ quá trình phỏng vấn chỉ để tham khảo hỗ trợ cho các thông tin thu được bằng phương pháp điều tra thực địa.

3.5.1.2. Điều tra theo tuyến

- Dụng cụ chuẩn bị:

Bản đồ khu bảo tồn tỷ lệ 1/25000.

Máy định vị GPS; Địa bàn; Ống nhòm; Máy ảnh kỹ thuật số; Lều + Bạt. Dây đánh dấu tuyến; Đèn pin + pin đèn; Thạch cao.

Sổ tay, các mẫu biểu ghi chép và các vật dụng hậu cần.

Để điều tra hiện trạng và phân bố của loài thú nguy cấp chúng tôi đã tiến hành lập các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu. Trước hết sử dụng bản đồ hiện trạng rừng kết hợp với phân bố của thảm thực vật và kết quả phỏng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

vấn phân chia ra các dạng sinh cảnh (ở đây đồng nghĩa với kiểu rừng theo các

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THÚ NGUY CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA-PHƯỢNG HOÀNG (Trang 27 -106 )

×