Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 88 - 90)

Tăng cường đầu tư trợ giúp khu vực phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án đầu tư, dự án Lâm nghiệp xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ rừng.

* Trước hết cần nâng cao đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, phấn đấu không còn các hộ đói bằng các biện pháp cụ thể:

-Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn hiện nay (có thể từ 5 - 7 năm, hiện tại là 3 năm) để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới tận người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả cao cho người dân trong vùng đệm (chăn nuôi, trồng trọt) chú trọng phát triển kinh tế trồng một số cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp cho người dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện tích rừng sản xuất trong vùng đệm nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển khinh tế hộ gia đình giảm áp lực vào rừng.

- Trồng rừng mới hàng năm trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh (IA, IB) bằng cây bản địa, chương trình do khu bảo tồn khởi xướng.

- Nhà nước và tỉnh cần hỗ trợ để mở mang hệ thống dẫn nước, chứa nước để chủ động tưới tiêu, làm tăng diện tích lúa 2 vụ, hoa màu từ hệ thống kênh mương.

* Ban quản lý khu bảo tồn và các xã cần giao khoán diện tích rừng cho hộ dân tham gia bảo vệ, gắn trách nhiệm cụ thể để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế việc phá rừng và khai thác trộm lâm sản của chính những người dân như hiện nay. Về nguyên tắc quản lý đa dạng sinh học, cần khuyến khích việc trồng, nhân giống và phát tán các loài động, thực vật hình thành và sinh trưởng tại chỗ.

* Để hạn chế một phần việc khai thác gỗ củi từ rừng như hiện nay, cần nghiên cứu đưa các vật liệu ngoài gỗ để thay đổi tập quán dựng nhà sàn bằng gỗ.

* Hiện nay ở mỗi thôn, bản đã xây dựng "Hương ước bảo vệ và phát

triển rừng" và hương ước đó được đưa vào tiêu chí Làng bản văn hóa, gia

đình văn hóa. Khu bảo tồn cần phối hợp với chính quyền địa phương triển khai vào đời sống nhân dân, tránh việc xây dựng một cách hình thức. Khi việc hương ước của thôn, bản về quản lý rừng đã đi vào đời sống hàng ngày của cộng đồng, thì ý thức và hành động của người dân trong việc bảo vệ rừng cũng được nâng cao, người dân sẽ tự kiểm soát lẫn nhau, tố giác những hành vi xâm hại làm ảnh hưởng đến rừng, cùng với Ban quản lý - Kiểm lâm - chính quyền xã thực hiện tốt việc duy trì và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, nguồn gen động - thực vật quý hiếm cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng (Trang 88 - 90)