Thực trạng

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 44 - 45)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.7.1. Thực trạng

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi đã điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của GV và HS ở 3 trƣờng THPT trong thành phố tỉnh Hà Giang: THPT Dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang, THPT Ngọc Hà, THPT Lê Hồng Phong.

Tiến hành thăm dò ý kiến của 12 GV dạy môn Vật Lý và 300 HS tại 4 trƣờng đó chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Nội dung Số GV %

Mất nhiều thời gian 7 58,33

Khó khăn H không có hứng thú 9 75

H phải làm bài tập nhiều 7 58,33 H quên nhiều kiến thức cũ 10 83,33 Hạn chế của phƣơng pháp dạy

học truyền thống

11 91,66

Ý kiến khác 1 8,3

Do đó, trong mỗi tiết ôn tập GV thƣờng chỉ dành thời gian hƣớng dẫn HS giải những bài tập khó hoặc thực hiện theo đúng hệ thống câu hỏi và bài tập của SGK. GV ít hƣớng dẫn HS cách ôn tập bằng cách tổng hợp và hệ thống kiến thức theo logic kiến thức của bài hay chƣơng đó. HS rất lúng túng khi phải tự đọc tài liệu để tổng hợp kiến thức, HS còn chƣa nhìn ra đƣợc hệ thống kiến thức trong một chƣơng và đâu là nội dung kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua điều tra thực trạng HS, tôi thấy rằng việc ôn tập, hệ thống hóa thƣờng đƣợc các em tiến hành nhƣ sau:

Nội dung Số HS %

Tái hiện bài giảng trên lớp bằng cách lập dàn ý 123 41%

Học cả vở ghi, SGK sau đó lập dàn ý 237 79%

Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức bài cũ 267 89%

Lập bảng tóm tắt kiến thức 274 91,33%

Các biện pháp khác 26 8,6%

Nhƣ vậy, đa số các em đều ôn tập hệ thống hóa kiến thức theo hƣớng lập bảng tóm tắt kiến thức. Tuy nhiên, việc lập bảng tốn nhiều thời gian, mang tính chất liệt kê không có tính sáng tạo nên các em cảm thấy không hứng thú và chỉ làm vì đây là yêu cầu của GV.

Qua điều tra thực trạng về mong muốn của HS về việc tổ chức một giờ ôn tập hệ thống hóa kiến thức có hiệu quả và hứng thú thì có đến gần 95% (tƣơng ứng với 285 HS) cho rằng: để có một giờ ôn tập hệ thống hóa kiến thức hiệu quả thì nên lập các sơ đồ tóm tắt một cách sinh động, có sự hỗ trợ của máy tính để các em đễ dàng chỉnh sửa và sáng tạo theo cách học tập của bản thân.

BĐTD còn khá mới mẻ đối với GV và HS ở đây (do đặc điểm về vị trí địa lý và trình độ), hơn nữa không phải giáo viên nào cũng thành thạo việc sử dụng máy tính với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học và càng khó khăn hơn đối với HS. Do đó, việc sử dụng BĐTD trong dạy học của GV nói chung còn lúng túng kể cả sử dụng BĐTD vẽ tay cho đến việc sử dụng phần mềm hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)