Khái niệm về tính tích cực của HS

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 37 - 38)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.1. Khái niệm về tính tích cực của HS

Theo phƣơng pháp dạy học truyền thống và đổi mới (Thái Duy Tuyên): “Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tƣơng tác với đối tƣợng và cũng là khái niệm biểu thị cƣờng độ vận động của chủ thể khi thực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn để nào đấy” [32].

Sự nỗ lực ấy diễn ra trên nhiều mặt:

Sinh lí: đòi hỏi chi phí nhiều năng lƣợng cơ bắp

Tâm lí: đòi hỏi tăng cƣờng các hoạt động cảm giác, tri giác, tƣ duy, tƣởng tƣợng.

Xã hội: đòi hỏi tăng cƣờng mối liên hệ với môi trƣờng bên ngoài

Vì vậy, tính tích cực là 1 thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố nhƣ: nhu cầu, động cơ, hứng thú.

Tính tích cực nhận thức (TTCNT): là tính tích cực xét trong điều kiện, phạm vi của quá trình dạy học, chủ yếu đƣợc áp dụng trong quá trình nhận thức của HS.

Các mức độ phát triển của TTCNT

Theo phƣơng pháp dạy học truyền thống và đổi mới (Thái Duy Tuyên) có thể phân chia sự phát triển của TTCNT thành ba mức độ

- Tính tích cực tái hiện: đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa vào trí nhớ để tái hiện những điều đã nhận thức đƣợc.

- Tính tích cực sử dụng: đây là sự phát triển tính tích cực ở mức độ cao hơn. Qua việc vận dụng các công cụ, các khái niệm, định lí...để giải quyết một nhiệm vụ nào đó các em phải phân tích, suy nghĩ, tìm tòi để tự lực đƣa ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những phƣơng án khác nhau, nhờ đấy mà nhu cầu, hứng thú nhận thức và óc sáng tạo phát triển.

- Tính tích cực sáng tạo: đây là mức độ cao nhất của tính tích cực. Nó đƣợc đặc trƣng bởi sự khẳng định con đƣờng suy nghĩ riêng của mình, vƣợt ra khỏi khuôn mẫu, máy móc nhằm tạo ra cái mới, cái bất ngờ có giá trị. Tính tích cực bao gồm hai mặt: Mặt tự phát và mặt tự giác. Mặt tự phát là yếu tố tiềm ẩn ỏ từng cá nhân HS, nó thể hiện bằng tính tò mò, hiếu động, sôi nổi nhƣng ở mỗi HS có mức độ khác nhau. Mặt tự giác là trạng thái tâm lý có đối tƣợng và mục đích rõ rệt. Thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán, tính tò mò khoa học [32].

Tính tích cực nhận thức ở HS nảy sinh trong quá trình học tập và nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mục đích, nhu cầu, hứng thú, động cơ, năng lực, ý chí, sức khỏe và môi trƣờng học tập. Những yếu tố này có thể hình thành ngay hoặc có thể trải qua một quá trình lâu dài dƣới ảnh hƣởng của nhiều tác động [32].

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)