Cách đọc BĐTD

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 26 - 105)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2. Cách đọc BĐTD

Cấu trúc của BĐTD không xuất phát từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới theo kiểu truyền thống. Thay vào đó BĐTD đƣợc vẽ, viết, đọc theo chiều hƣớng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ (hình 1.2). Do đó, các từ ngữ trên BĐTD nên đƣợc đọc từ trong di chuyển ra ngoài. Các mũi tên xung quanh BĐTD chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ. Các số thứ tự cũng là một hƣớng dẫn khác [3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong BĐTD phía trên đƣợc gọi là nhánh chính. BĐTD này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của BĐTD đƣợc đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV. Các từ khóa đƣợc viết và đọc theo hƣớng từ trên xuống dƣới trong một nhánh chính [5].

1.2.3. Cách vẽ bản đồ tư duy

1.2.3.1. Công cụ vẽ bản đồ tư duy

Có hai cách để tạo ra BĐTD: Vẽ bằng tay hoặc bằng máy vi tính. Nếu vẽ bằng tay thì học sinh chỉ cần một tờ giấy, một hộp bút màu. Với cách vẽ bằng máy vi tính, HS có thể sử dụng phần mềm Buzan’s iMindMap hoặc conceptDraw.... Ngoài ra có thể sử dụng phần mềm khác nhƣ Mind Maping hoặc vẽ bằng chƣơng trình Microsoft Word.

Hình 1.4. Các cách vẽ BĐTD

1.2.3.2. Các bước vẽ BĐTD

Theo Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ [16], BĐTD đƣợc lập theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Vẽ chủ đề chính ở trung tâm. Để vẽ chủ đề chính ở trung tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoặc một phần của bài học, sau đó HS thể hiện nội dung chủ đề ở chính giữa tờ giấy hoặc trên bản vẽ bằng hình ảnh hoặc từ khóa. Sử dụng các yếu tố: Kích thƣớc, màu sắc để làm nổi bật nội dung của chủ đề chính.

Bƣớc 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ. Nội dung của các tiêu đề phụ chính là

nội dung các kiến thức cơ bản của một bài học hoặc một đơn vị kiến thức nào đố của một bài học. Những nội dung kiến thức này sẽ làm sáng tỏ nội dung chính ở trung tâm. HS vẽ thêm các tiêu đề phụ bàng hình ảnh hoặc chữ xung quanh tiêu đề trung tâm, lƣu ý cách bố trí và sử dụng màu sắc. Tiêu đề phụ nên đƣợc vẽ theo hƣớng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.

Bƣớc 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.

Sau khi vẽ các tiêu đề phụ, HS xác định những nội dung kiến thức hỗ trợ cho nội dung của các tiêu đề phụ đó rồi tiến hành vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Trong khi vẽ HS chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Mỗi từ khóa, hình ảnh nên đƣợc vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.

Bƣớc 4: Hoàn thiện BĐTD. HS có thể thêm nhiều hình ảnh và sử dụng

màu sắc giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, bổ sung các liên kết cần thiết để hoàn thiện BĐTD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.3.3. Nguyên tắc vẽ BĐTD

Theo Tony Buzan, để sử dụng BĐTD một cách hiệu quả thì trong quá trình lập và sử dụng BĐTD cần tuân theo nguyên tắc: nhấn mạnh, liên kết và mạch lạc.

Nhấn mạnh: Nhấn mạnh có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng tạo.

Mọi kỹ thuật để nhấn mạnh đều có thể dùng để liên kết và ngƣợc lại. Muốn đạt hiệu quả nhấn mạnh tối ƣu trong BĐTD hãy áp dụng các quy tắc sau:

Bắt đầu với một hình màu ở trung tâm, mỗi hình ảnh có ít nhất 3 màu và sử dụng hình ảnh mọi nơi trong BĐTD. Sử dụng hình ảnh sẽ thu hút đƣợc sự tập trung của mắt và não, kích hoạt vô số các liên kết và giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn. Nếu buộc phải dùng từ thay cho hình ảnh trung tâm trong BĐTD thì hãy biến nó thành hình ảnh bằng cách dùng kích cỡ, màu sắc và hình thức lôi cuốn [3], [5].

Liên kết: Liên kết có vai trò tăng trí nhớ và sáng tạo nên cũng rất quan

trọng. Trong não, liên kết chính là công cụ thích hợp giúp ta nắm bắt những cảm nhận trong thế giới vật chất. Đối với trí nhớ và sự hiểu biết, liên kết là then chốt. Một khi bạn đã xác định đƣợc hình ảnh trung tâm và ý chủ đạo thì khả năng liên kết của não sẽ giúp bạn đi sâu vào thế giới ý tƣởng.

Dùng ký hiệu là quy tắc không kém phần quan trọng trong các quy tắc về liên kết. Khi dùng ký hiệu, các mối liên kết giữa các bộ phận trong cùng một trang của BĐTD sẽ dễ dàng tìm thấy bất kể chúng xa hay gần nhau. Có thể ký hiệu bằng dấu kiểm, chữ thập, vòng tròn, tam giác hay những ký hiệu phức tạp hơn. Các ký hiệu và biểu tƣợng bằng màu sắc có thể đƣợc ấn định bởi từng cá nhân hay cả nhóm [5].

Mạch lạc: Diễn đạt không sáng sủa sẽ khó tiếp thu, một ghi chú vẽ nguệch ngoạc sẽ gây trở ngại nhiều hơn là giúp cho trí nhớ vì nó đi ngƣợc lại bản tính liên kết của tƣ duy và hạn chế tƣ duy mạch lạc. Để tránh đƣợc điều đó, trong quá trình vẽ BĐTD nên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dùng chữ in hoặc có thể dùng chữ in thƣờng ở chủ đề chính và các tiêu đề chính để biểu thị mức quan trọng tƣơng đối giữa các các từ trong BĐTD. Chữ in tạo cảm giác nhƣ ảnh chụp nên rõ ràng, dễ đọc và toàn diện hơn. Chữ in phải nằm trên đƣờng phân nhánh và các đƣờng phân nhánh phải liên kết với nhau. Các ý phụ hay chi tiết phụ có thể dùng chữ thƣờng nét đậm sao cho dễ nhìn. Mỗi đƣờng phân nhánh chỉ có một vài từ khóa. Việc dùng một vài từ khóa cho mỗi đƣờng phân nhánh sẽ làm tăng sự liên kết của các từ khóa. Mỗi từ khóa có đến hàng ngàn liên kết. Điều này giúp cho việc ghi chú trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn [5].

1.2.4. Ưu điểm của BĐTD

Kiểu ghi chép của BĐTD thể hiện bằng hình ảnh, đƣờng nét, đƣợc trải theo các hƣớng không có tính tuần tự và có độ thoáng, giúp dễ dàng phát triển ý tƣởng nhanh hơn so với cách ghi chép thông thƣờng.

Những bất lợi của lối ghi chép thông thường:

- Các từ khóa bị chìm khuất: Từ khóa trải ra trên nhiều trang giấy và bị chìm khuất trong một rừng chữ không quan trọng bằng. Điều này trở thành trở ngại khi bộ não tìm mối liên kết có ích giữa các khái niệm trọng tâm.

- Khó nhớ nội dung: Các ghi chú bằng một màu đơn điệu dễ gây nhàm chán thị giác, khiến não khƣớc từ và bỏ quên chúng đi.

- Lãng phí thời gian: Vì chỉ dẫn đến ghi chú cái không cần thiết; buộc ta đọc những ghi chú không cần thiết; buộc ta phải đọc đi đọc lại những ghi chú không cần thiết; buộc ta phải truy tìm từ khóa.

- Không kích thích não sáng tạo: Bản chất của lối trình bày tuần tự trong những bản ghi chú thông thƣờng là cản trở não tìm các mối liên kết, chống lại hoạt động sáng tạo và ký ức.

So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phƣơng pháp dùng

BĐTD có những điểm vƣợt trội nhƣ sau [16]:

- Logic, mạch lạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết.

- Quan hệ hỗ tƣơng giữa mỗi ý đƣợc chỉ ra tƣờng tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.

- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ đƣợc tiếp nhận lập tức bằng thị giác.

- Kích thích hứng thú học tập và tính sáng tạo của HS. - Giúp mở rộng ý tƣởng và đào sâu kiến thức.

- Giúp HS ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách hiệu quả. - Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức.

- Thêm thông tin dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.

- Các ý mới có thể đƣợc đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.

Kiểu ghi chép của BĐTD thể hiện bằng hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc đƣợc trải theo các hƣớng có tính tuần tự và có độ thoáng, giúp dễ dàng phát triển ý tƣởng nhanh hơn so với kiểu ghi chép thông thƣờng theo kiểu xuống dòng. Điểm mạnh nhất của BĐTD là phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng. Việc xây dựng một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tƣ duy, óc tƣởng tƣợng và khả năng sáng tạo. BĐTD vừa nhƣ bức tranh tổng thể mà lại chi tiết, vừa giúp nhìn đƣợc khái quát toàn bộ vấn đề vừa nhìn đƣợc cái cụ thể trong cái nhìn tổng thể [16].

1.2.5. Ý nghĩa của BĐTD

Theo Tony Buzan, BĐTD là một kỹ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đƣờng nét phù hợp, tƣơng thích với cấu trúc và chức năng hoạt động của bộ não. BĐTD hoạt động dựa trên hai nguyên tắc chủ chốt là tƣởng tƣợng và liên kết. Não bộ của con ngƣời chính là bộ máy nhân và nó nhân các ý tƣởng bằng sự liên kết [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BĐTD là sự thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Mọi thông tin trong não bộ con ngƣời đều cần có các mối nối, liên kết để đƣợc tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới đƣợc đƣa vào, để đƣợc lƣu trữ và tồn tại chúng cần kết nối với các thông tin cũ trƣớc đó. BĐTD có các nhánh rẽ và và giữa các nhánh rẽ đó có liên kết với nhau, mỗi nhánh thêm vào BĐTD đều đƣợc liên kết với nhánh trƣớc. Điều này kích thích não bộ hình thành liên kết giữa các ý tƣởng [16].

1.2.6. Ứng dụng của BĐTD

1.2.6.1. Ứng dụng của BĐTD

Theo các tác giả của “Một số chuyên đề bồi dƣỡng cán bộ quản lý và giáo viên THCS” (Dự án phát triển giáo dục THCS II - Bộ GD&ĐT) [11] thì BĐTD có các ứng dụng sau đây:

Ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa nội dung bài học, đưa ra các ý tưởng trong dạy học

BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập vì chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tƣởng một cách rõ ràng, sáng tạo. Học tập thông qua BĐTD, tóm tắt thông tin của một bài học, một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cƣờng khả năng ghi nhớ, đƣa ra ý tƣởng mới...

Trong phạm vi cá nhân, HS có thể sử dụng BĐTD để học bài mới hay ghi chép, tóm tắt, hệ thống hóa nội dung bài học.

Mục đích hàng đầu của ghi chép là để ôn lại thông tin nhằm tăng cƣờng khả năng ghi nhớ. Những bài ghi chép chỉ là những cụm từ không cần thiết sẽ khiến cho quá trình ôn lại rất khó khăn, ngoài ra HS ít có cơ hội bổ sung những liên tƣởng và cách sắp xếp của chính mình. Những bài ghi chép này có rất ít mối liên hệ với vốn kiến thức hiện có của HS và do đó chúng dễ dàng bị mất đi hoặc bị lãng quên.

Lập BĐTD là hình thức ghi chép hiệu quả hơn. Kỹ thuật ghi chép này cho phép HS nhanh chóng ghi lại các ý tƣởng bằng các từ khóa, sắp xếp một cách cơ bản thông tin khi nó đƣợc truyền tải và cho HS có cơ hội để hình thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những mối liên hệ và liên tƣởng. HS cũng có thể tham gia vào bài học bằng cách bổ sung những suy nghĩ, quan điểm của chính mình.

Khi sử dụng BĐTD để học bài mới hay ghi chép, điều quan trọng là chỉ nên dùng các từ khóa. BĐTD tự động loại bỏ những từ không quan trọng và đƣa ra cách sắp xếp sơ bộ thông tin vừa tiếp nhận. Để rút ra các từ khóa then chốt, HS cần phải chú ý và tham gia vào bài học, qua đó nắm đƣợc nội dung cơ bản của bài học, tăng khả năng hiểu bài và ghi nhớ của HS.

Nhƣ vậy, ƣu điểm của BĐTD là đem đến cho HS những lợi ích cụ thể trong quá trình học tập: Nắm đƣợc những nội dung cơ bản của bài học, hệ thống hóa nội dung kiến thức và biểu thi bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâu sắc, rèn luyện kỹ năng lập dàn bài khi đọc SGK. Có thể sẽ gặp khó khăn lúc đầu khi tập cho HS xây dựng BĐTD, nhƣng chỉ là lúc đầu. Khi đã thành thói quen, HS sẽ rất hứng thú sử dụng trong học tập và hình thành thói quen làm việc sau này, từ việc nắm vững vấn đề, biiểu thị bằng sơ đồ vận hành các biện pháp giải quyết. BĐTD càng có tác dụng nếu HS sử dụng trong những bài ôn tập, tổng kết chƣơng.

Tóm lại, sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học chắc chắn sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp và đáng khích lệ. HS sẽ học đƣợc phƣơng pháp học tập chủ động, sáng tạo và phát triển tƣ duy. GV sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng và quan trong nhất là sẽ giúp HS nắm đƣợc kiến thức thông qua một BĐTD thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

1.2.6.2. Sử dụng BĐTD trong dạy học Vật lý ở trường THPT

BĐTD có thể và cần thiết để sử dụng nhƣ một công cụ hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trong các loại bài học vật lý khác nhau.

Bài học luyện tập giải bài tập vật lý: Mục đích chính là làm cho HS hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập cũng nhƣ vào thực tiễn đời sống, sản xuất. Việc luyện tập giải bài tập vật lí cũng có nhiều dạng và cấp độ khác nhau. Trong mỗi dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vậy BĐTD cũng có ít nhiều đóng góp hoàn tất công việc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

- Cấu trúc bài học luyện tập giải bài tập vật lý theo hướng sử dụng BĐTD:

+ Củng cố kiến thức, công thức quan trọng, công thức suy ra, các công thức liên quan.

+ Các dạng bài tập thƣờng gặp, cách giải. + Dạng bài tập nâng cao, cách giải.

+ Chú ý quan trọng.

Bài học thực hành vật lý: Mục đích chính là rèn luyện kỹ năng sử dụng một số thiết bị cơ bản, thực hiện các phép đo cơ bản, rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để nghiên cứu những tính chất hay những mối quan hệ của các sự vât, hiện tƣợng.

- Cấu trúc bài học thực hành theo hướng sử dụng BĐTD:

+ Củng cố, hệ thống hóa kiến thức. + Phân công công việc.

Bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức: Hệ thống hóa có vai

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 26 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)