Xây dựng các tiêu chí đánh giá tính tích cực và chất lƣợng kiến thức

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 42 - 105)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá tính tích cực và chất lƣợng kiến thức

của HS

Căn cứ vào những biểu hiện của tính tích cực, chúng tôi đề xuất các tiêu chí đánh giá sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đánh giá định tính:

- Đánh giá định tính tính tích cực của HS: Gồm 2 tiêu chí

Tiêu chí về thái độ, hành vi và hứng thú (dựa vào dấu hiệu bên ngoài):

+ Đa số HS đúng giờ trong các cuộc họp, làm việc nhóm và HS tích cực tham gia các hoạt động của nhóm.

+ Đa số HS luôn lắng nghe, đóng góp ý kiến trong các buổi thảo luận nhóm. + Đa số HS thƣờng xuyên chia sẻ thông tin mới từ những nguồn khác nhau. HS sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, tự giác thực hiện nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành công việc bằng mọi cách, hoàn thành công việc sớm hơn kế hoạch…

Tiêu chí về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong):

+ Phần lớn HS tích cực sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa… vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

+ Đa số HS tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy đƣợc vào giải quyết các tình huống khác nhau. Độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ.

+ Đa số HS hiểu lời ngƣời khác và diễn đạt cho ngƣời khác hiểu ý mình

- Đánh giá định tính cho chất lượng kiến thức: Gồm 3 tiêu chí

Tiêu chí về tính chính xác:

+ Trong các buổi thảo luận có nhiều HS đƣa ra ý kiến đúng.

+ Nhiều HS trình bày đƣợc vấn đề một cách chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.

Tiêu chí về tính áp dụng được:

+ Đa số HS biết thêm đƣợc nhiều ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống. + Đa số HS nhận biết đƣợc bản chất của hiện tƣợng vật lí và giải thích đƣợc chính xác các hiện tƣợng xảy ra trong đời sống thực tiễn.

Tiêu chí về tính bền vững của kiến thức:

+ Chúng tôi tiến hành kiểm tra ngay sau khi HS học tiết ôn tập chƣơng và sau 4 tháng tiến hành kiểm tra lại (vẫn bài kiểm tra đó) thì kết quả phải phải đạt ít nhất 60% HS đạt điểm từ trung bình trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đánh giá định lƣợng:

Đánh giá định lƣợng về tính tích cực và chất lƣợng kiến thức chúng tôi đều đánh giá thông qua kết quả học tập (căn cứ điểm kiểm tra) nên chúng tôi sẽ đánh giá chung, trong đó chúng tôi đƣa ra tiêu chí về phát huy tính tích cực và nâng cao chất lƣợng kiến thức là: điểm kiểm tra có ít nhất 80% HS đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 20% HS đạt điểm giỏi.

Một phần của tài liệu Tổ chức ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Động học chất điểm vật lý 10 với sự hỗ trợ của Bản đồ tư duy cho học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 42 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)