Giáo án

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 40 - 52)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.5.2. Giáo án

Đọc văn

(2 tiết) _Nam Cao_

A. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Giúp học sinh:

Hiểu được nhũng khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút Nam Cao trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước Cách mạng tháng Tám, qua đó thấy được cảm quan hiện thực sắc sảo của tác giả và sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm.

Hiểu được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, đặc biệt thể hiện trong việc đi sâu khám phá bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người.

Hiểu được những giá trị đặc sắc của Nam Cao như: xây dựng những hình tượng sinh động, cá tính nhân vật được khắc họa rõ nét mang tính điển hình cao, nghệ thuật trần thuật mới mẻ qua cách vào truyện, dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn… và từ đó hình thành kĩ năng phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại (truyện ngắn).

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (tập một) đã có bài giới thiệu tác giả Nam Cao. Vì thế , những gì giáo viên chọn để trang bị cho học sinh về thể loại truyện ngắn, tác giả Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo” trong phạm vi 2 tiết phải thật chọn lọc, thiết thực để tập trung vào các mục tiêu đọc – hiểu của bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà các nội dung đối thoại xung quanh những kiến thức về yếu tố ngoài văn bản như sau:

- Tìm hiểu những nét đặc sắc của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo.

- Tìm hiểu những vấn đề xã hội xung quanh việc ra đời tác phẩm Chí Phèo và sức khái quát của tác phẩm.

- Tìm hiểu các nhan đề khác nhau của truyện ngắn Chí Phèo và thử giải thích vắn tắt ý nghĩa của các nhan đề ấy trong mối liên hệ với chủ đề tác phẩm.

Câu hỏi chuẩn bị:

Câu hỏi 1: Nam Cao là tên thật hay là bút danh, nếu là bút danh thì tên thật của Nam Cao là gì?

Câu hỏi 2: Bút danh Nam Cao được xuất hiện từ giai đoạn sáng tác nào của nhà văn? Bút danh ấy xuất phát từ đâu?

Câu hỏi 3: Truyện ngắn Chí Phèo đã mấy lần đổi tên, đó là những tên nào? Câu hỏi 4: Phát biểu suy nghĩ của em về những lí do đặt tên, đổi tên và mức độ phù hợp của từng nhan đề cụ thể với từng chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Tìm hiểu đề tài sáng tác của truyện ngắn Chí Phèo bằng cách tìm những tác phẩm của Nam Cao có cùng đề tài sáng tác với Chí Phèo và những tác giả, tác phẩm trong giai đoạn có cùng đề tài sáng tác ấy. Qua đó nêu suy nghĩ của bản thân về khả năng phản ánh của tác giả về mảng đề tài này. Vấn đề đặt ra cho tất cả học sinh suy nghĩ tìm tòi, đặc biệt học sinh khá giỏi, yêu thích môn học huy động củng cố kiến thức đã học ở trung học cơ sở, đồng thời tìm hiểu sâu, bao quát hơn về sáng tác của Nam Cao và văn học giai đoạn này.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a. Kiểm tra bài cũ b. Giới thiệu bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Gọi HS đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa.

1. Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm và vị trí của nó trong sáng tác của nhà văn?

Thông thường các tác giả khi viết truyện ngắn rất quan tâm đến cách đặt

tên cho tác phẩm của mình, Nam Cao đã đặt tên cho tác phẩm đến hai lần. Hãy cho biết dụng ý của những lần đặt tên đó?

HS trả lời: GV giải thích thêm để làm rõ vấn đề và tạo thêm tâm thế gợi mở cho HS, trước khi đi vào phân tích truyện.

+ Lần 1: “Cái lò gạch cũ” → Nam Cao muốn nhấn mạnh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân. ● “Đôi lứa xứng đôi” → là do nhà xuất bản tự đổi chứ không phải do Nam Cao đặt, tên gọi giật gân; câu khách.

+ Lần 2: “Chí Phèo” → Nam Cao muốn đặt ra vấn đề về số phận người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

● Nhân vật mà Nam Cao đặt là Chí Phèo vốn là một nông dân ngụ cư ở làng Đại Hoàng, không ai biết tên tuổi, tung tích. Sống hòa cùng một số nông dân lưu manh hóa ở nhiều dạng khác nhau.

2. Theo em hiểu, truyện đã đề cập đến những vấn đề gì? Đề tài gì?

Trong truyện, Nam Cao đã vẽ lại bức chân dung sinh động về làng Vũ Đại ngày ấy với đầy đủ giá trị và ý nghĩa hiện thực của nó. Hãy mô tả lại về bức tranh làng Vũ Đại?

1. Nhan đề

- Viết 1941 tên là “Cái lò gạch cũ”

- NXB Đời Mới đổi là “Đôi lứa xứng đôi”

- Khi in trong tập “Luống Cày” 1946 (Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản) tác giả đặt tên là Chí Phèo.

Làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo là hình ảnh chân thực thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động. Nơi mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm và quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt: nội bộ bọn cường hào; đặc biệt mâu thuẫn giữa bọn địa chủ, cường hào thống trị với người nông dân lao động bị áp bức bóc lột.

Trong truyện ngắn này, nhân vật Chí Phèo được xem là linh hồn của tác phẩm, trước hết là sức hấp dẫn của hình tượng này.

2. Đề tài

- Đây là một trong những tác phẩm giúp Nam Cao khẳng định vị trí của mình trong làng văn học.

- Nam Cao dựa vào một số nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng (quê tác giả) rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm Chí Phèo.

- Đề tài: người nông dân nghèo

3. Tóm tắt cốt truyện

GV: yêu cầu HS đọc kỹ tác phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo hay theo bố cục đoạn trích.

a. Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật

- Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Sau khi ra tù, từ một người hiền lành lương thiện, Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, trở thành tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau đó, Chí Phèo gặp được Thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí Phèo mong muốn Thị Nở giúp mình trở lại cuộc sống bình

GV: yêu cầu HS đọc kỹ văn bản tác phẩm và chuẩn bị ý kiến để tham gia đối thoại với nội dung. Qua số phận bi thảm của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn phản ánh, thể hiện điều gì?

thường nhưng không được. Quá đau đớn, uất ức, Chí Phèo uống rượu, cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

b. Tóm tắt theo bố cục đoạn trích

- Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi” - Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.

- Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự chăm sóc của Thị Nở.

- Thị Nở từ chối Chí Phèo.

- Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện, giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

- Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ.

4. Chủ đề tác phẩm

Qua số phận bi thảm của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo trà đạp lên nhân phẩm con người. Tác giả đã vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn đương thời, tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội vô nhân đạo, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình tƣợng nhân vật Chí Phèo

- Sự thay đổi ngoại hình của Chí sau khi đi tù về?

- Chí đã trở thành con người như thế nào về tính cách?

GV: có người cho rằng sự tha hóa ở Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật. Anh chị hiểu nhận định ấy như thế nào? (yêu cầu học sinh huy động kiến thức về tác phẩm Chí Phèo, kể cả những tác phẩm khác của Nam Cao để trả lời – câu hỏi dành cho HS khá,

- Thửa thơ ấu:

+ Đứa con hoang (xám ngắt, trần truồng).

+ Không cha, không mẹ

+ Không họ hàng, bà con thân thuộc. + Bị cha mẹ vứt bỏ “bên cái lò gạch bỏ không”, trở thành một món hàng “chuyền tay cho người làng nuôi” (dẫn chứng trang 179).

- Khi trưởng thành:

+ Chí làm thuê, sống kiếp trâu ngựa; đi ở cho nhà Bá Kiến, Chí trở thành công cụ để làm giàu cho Bá Kiến và sự dâm dục của bà Ba (dẫn chứng trang 179). + Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện và biết tự trọng (dẫn chứng trang 182; 184).

- Sau khi đi tù:

+ Chỉ vì một cơn ghen vô cớ, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Ở nhà tù thực doạn 7, 8 năm về Chí Phèo đã trở thành một thằng lưu manh, bị biến dạng:

▪ Về nhân hình: cái đầu trọc lốc Cái răng trắng hớn

Mặt đen, cơng cơng Thân hình trạm trổ → Trông gớm chết ▪ Về nhân tính:

giỏi).

HS: Chí Phèo không phải là trường hợp bị tha hóa duy nhất. Trước Chí Phèo có Năm Thọ. Binh Chức và trong một số truyện ngắn khác, Nam Cao cũng xây dựng những nhân vật tương tự: Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò), Cu Lộ (Tư cách mõ), Đức (Nửa đêm)…

3. Tính cách của Bá Kiến được bộc lộ như thế nào qua tác phẩm? Bá Kiến đại diện cho thế lực nào trong xã hội? dụng ý của Nam Cao khi xây dựng hình tượng nhân vật Bá Kiến?

- Bá Kiến được lấy nguyên mẫu từ Nghị Bính, một cường hào ở làng Đại Hoàng, có 6 bà vợ.

- Bá Kiến là nguyên nhân sự tha hóa, nguyên nhân nỗi đau bị từ chôi quyền làm người và số phận bi kịch của Chí Phèo. Bá Kiến còn đại diện cho chế độ xã hội đã dồn đầu con người vào một nghịch lý: Trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã bán linh hồn cho quỷ dữ - nay ý thức về nhân phẩm trỗi dậy, linh hồn trở về, Chí Phèo lại phải thủ tiêu cuộc sống của mình.

Phá tan bao nhiêu cơ nghiệp Đập nát bao nhiêu cảnh yên vui

Làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện

→ Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

- Bá Kiến tiêu biểu cho bộ mặt tàn ác xấu xa của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Chính Bá Kiến một tay địa chủ gian hùng và nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo một nông dân hiền lành, lương thiện – thành tên lưu manh, con quỷ dữ.

Câu hỏi đối thoại:

- Cách nhà văn đặt tên cho nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo có hoàn toàn ngẫu nhiên, ước lệ không? Đặt tên cho hai cha con địa chủ, cường hào của làng Vũ Đại là Bá Kiến và Lý Cường,

4. Ý nghĩa điển hình và sức tố cáo của nhân vật Chí Phèo là gì?

Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của trạng thái áp bức tàn khốc ở nông thôn trước cách mạng, là điển hình cho hình tượng người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh.

5. Nguyên nhân nào giúp Chí Phèo hồi sinh? Hãy rút ra bài học nhân sinh mà nhà văn đã gửi gắm? (ở câu hỏi này GV gợi ý, dẫn dắt, cung cấp thêm thông tin, HS trả lời, bổ sung, hoàn thiện vấn đề).

HS: nguyên nhân giúp Chí Phèo hồi sinh:

Nam Cao có ngụ ý gì? Những tên đó có phù hợp với tính cách nhân vật không?

- Em có suy nghĩ gì về những câu nói của Bá Kiến khi gặp Chí Phèo đến nhà mình rạch mặt ăn vạ: “có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì phải thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả”, và “ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện là đủ. Chỉ tại thằng Lý Cường nóng tính không nghĩ trước, nghĩ sau. Ai chứ anh với nó còn là họ hàng cơ đấy”?

- Từ một anh Chí hiền lành, lương thiện, sau khi vào nhà Bá Kiến và bị đẩy vào tù, Chí Phèo trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, em có hình dung gì về sự cấu kết của bọn cường hào phong kiến và nhà tù thực dân? - Chí Phèo có ý nghĩa điển hình – tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa trong tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. người dân lương thiện bị đẩy vào con người lưu manh hóa, tội lỗi, rất dễ bị bọn thống trị lợi dụng, dần biến dạng về nhân hình, nhân tính.

b. Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo

- Mối tình Chí Phèo – Thị Nở: là cuộc gặp gỡ của hai con người khốn cùng

- Bản chất Chí Phèo vốn hiền lành , lương thiện.

- Chính tình cảm chân thành của Thị Nở đã làm thức tỉnh, hồi sinh bản chất lương thiện trong con người Chí. Chí Phèo được tái sinh từ “bát cháo hành” – bát cháo hành từ tình yêu thương của Thị Nở.

* Bài học nhân sinh:

- Sống trên đời cần có sự quan tâm, chia sẻ và tình cảm yêu thương giữa con người với con người. Chính tình yêu thương sẽ giảm bớt thù hận, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính, thậm chí có sức mạnh cảm hóa con người.

Khi gặp được Thị Nở con đường làm người lương thiện vừa được mở ra trước mắt Chí Phèo nhưng rồi ngay sau đó bị chặn đứng, để rồi Chí lại lập tức rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn. Bi kịch của một con người không được công nhận làm con người, Chí Phèo quằn quại đau đớn, tuyệt vọng và uống rượu. Chí Phèo càng thức tỉnh thì lại

trong xã hội.

- Thị Nở tuy xấu xí nhưng có tấm lòng chân thành, Thị đã khiến bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo thức dậy.

+ Chí đón nhận bát cháo hành với thái độ ngạc nhiên và xúc động: mắt hắn ươn ướt…

+ Chí Phèo thấy lòng “bâng khuâng” “mơ hồ buồn”.

+ Nhận biết được những âm thanh cuộc sống: tiếng mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia, tiếng người đi chợ về…

+ Hắn bỗng thấy buồn mơ hồ sợ: sợ già, sợ ốm đau, sợ cô độc…

+ Chí Phèo khao khát được làm người lương thiện: sống dậy những ước mơ, muốn được làm hòa với mọi người… → Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh phần người bấy lâu bị vùi lấp ở Chí, giúp Chí cởi bỏ lốt quỷ dữ để sống lại làm người, khát khao hoàn lương.

Câu hỏi đối thoại:

- Tại sao sau khi gặp Thị Nở - Chí Phèo bỗng dưng thức tỉnh? Ý nghĩa của chi tiết “bát cháo hành” đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo?

càng thấm thía nỗi đau, thân phận. Chí đã thức tỉnh về cuộc sống, vùng lên giết Bá Kiến rồi tự sát vì bị chối bỏ cuộc sống của một con người.

6. Nhận xét và suy nghĩ gì về tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu câu truyện? HS: Đó là tiếng chửi của một người say, một kẻ đã bị lưu manh hóa sau khi ở tù về, hễ rượu xong là chửi.

Cũng có ý kiến khác cho rằng: đó là tiếng chửi của một kẻ say nhưng cũng vẫn có sự tỉnh táo. Trong tiếng chửi dường như Chí ý thức được mình rất cô độc trên cõi đời.

7. So với những tác phẩm về đề tài người nông dân nghèo “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. “Tắt

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)