Yêu cầu thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 36 - 67)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Yêu cầu thực nghiệm

Giáo án và quá trình thực nghiệm phải thể hiện được tương đối rõ nét việc vận dụng phương pháp đối thoại vào thực tế dạy học, đồng thời quá trình vận dụng đó cũng phải thể hiện được hiệu quả bước đầu trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tiếp nhận một văn bản văn học, góp phần vào việc xác định những con đường, mức độ… của việc vận dụng phương pháp đối thoại vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay trong nhà trường THPT.

Do nội dung chủ yếu của khóa luận chủ yếu đề cập đến một phương pháp dạy học còn khá là mới mẻ phương pháp đối thoại. Nên thực nghiệm ở đây không phải là khẳng định một điều này so với một điều khác mà chỉ nhằm mục đích khảo sát, rút kinh nghiệm để có cơ sở thực tiễn nhằm tiếp tục hoàn thiện cho phương pháp ngày càng được hoàn thiện hơn.

3.3. Địa bàn, đối tƣợng và bài dạy thực nghiệm 3.3.1. Địa bàn và học sinh thực nghiệm

Khóa luận sẽ chọn 02 lớp 11 của trường THPT Bình Lư – Tam Đường – Lai Châu. Để tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng thực nghiệm. Sở dĩ, khóa luận chỉ chọn hai lớp trong cùng một điểm trường do: đây là trường tôi đi thực tập thuận lợi trong việc tiến hành khảo sát, thực nghiệm. Phạm vi khảo sát thu hẹp một phần do bài giảng thực nghiệm nằm trong chương trình kì I nên tôi phải xin dạy vào các buổi chiều nghỉ do đó không thể mở rộng phạm vi khảo sát, phần khác khảo sát hẹp còn giúp việc đánh giá, khảo sát, đối chứng dễ dàng hơn.

Ở cả hai lớp, trình độ học sinh tương đối đồng đều, mỗi lớp đều có đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Cụ thể như sau:

Trường THPT Bình Lư: lớp TN – 11A1 và lớp ĐC – 11A2.

Câu hỏi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ở cuối bài học do các giáo viên dạy lớp thực nghiệm và đối chứng cùng thống nhất với nhau theo nội dung và mức độ yêu cầu của chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

3.3.2. Bài dạy thực nghiệm

Văn bản truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1, chương trình cơ bản, NXB Giáo dục, 2007).

3.4. Thời gian và quá trình dạy thực nghiệm 3.4.1 Thời gian và quy trình thực nghiệm 3.4.1 Thời gian và quy trình thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2013 – 2014, cụ thể như sau: Quy trình thực nghiệm gồm bẩy bước:

Bước 1: Giáo viên tổ bộ môn văn đọc, góp ý, đánh giá về giáo án thực nghiệm.

Bước 2: Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh.

Bước 3: Gặp gỡ giáo viên thực nghiệm; nêu nhiệm vụ, giao tài liệu thực nghiệm.

Bước 4: Giáo viên cả hai lớp (thực nghiệm và đối chứng) tiến hành dạy tác phẩm thực nghiệm.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng tiếp thu bài của học sinh sau mỗi tiết học ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bước 6: Thống kê, phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm. Bước 7: Nhận về quá trình và kết quả thực nghiệm.

3.4.2 Quá trình tiến hành thực nghiệm

Một giáo viên trong tổ bộ môn sẽ sử dụng giáo án do người viết khóa luận thiết kế để bước đầu thể nghiệm việc dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo phương pháp đối thoại với sự tham dự của tổ bộ môn và người viết khóa luận. Trên cơ

sở rút kinh nghiệm giờ thao giảng đó, người viết khóa luận sẽ chỉnh sửa giáo án và trực tiếp đứng lớp thực giảng dạy thực nghiệm văn bản với sự tham gia của tổ bộ môn. Kết quả thực nghiệm sẽ được đánh giá trên cơ sở bài thu hoạch của học sinh và những ý kiến nhận xét, góp ý của giáo viên trong tổ bộ môn.

3.5. Giáo án thực nghiệm 3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị 3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị

3.5.1.1 Đối với giáo viên

Quá trình chuẩn bị bài giảng của giáo viên bao gồm hai việc chính: tìm hiểu tác phẩm và soạn giáo án.

* Tìm hiểu tác phẩm

Bao gồm các việc sau:

- Tìm hiểu những tư liệu lịch sử - xã hội liên quan đến thế giới quan sáng tác của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Tìm hiểu những bài viết của những nhà nghiên cứu, phê bình… có liên quan đến tác giả và tác phẩm.

- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung cần cung cấp cho học sinh qua phương pháp đối thoại.

* Soạn giáo án

Nhìn chung giáo án phải thể hiện được quan điểm dạy học, phương pháp lên lớp, nội dung kiến thức cần truyền đạt… theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. Một giáo án tuy thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là thể hiện sự vận dụng phương pháp đối thoại trong việc dạy học một tác phẩm dạy học cụ thể nhưng giáo án đó vẫn phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa với các phương pháp, biện pháp dạy học truyền thống một cách hợp lí để từ đó dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá, hình thành, củng cố các đơn vị kiến thức của bài học một cách sinh động, linh hoạt.

3.5.1.2. Đối với học sinh

Chủ thể học sinh chiếm một vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học, cho dù sự chuẩn bị của giáo viên có công phu đến đâu mà học sinh không chuẩn bị thì ý tưởng giáo viên (mục đích, yêu cầu đặt ra trong bài) khó thành hiện thực.

Do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sắp tới thông qua câu hỏi gợi ý của giáo viên và một số câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh thâm nhập tác phẩm, chuẩn bị tham gia phân tích và tiếp thu bài giảng trên lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài, học sinh phải đọc tác phẩm một cách nghiêm túc, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Qua sự chuẩn bị này học sinh sẽ nắm được một phần nội dung của tác phẩm, làm cơ sở để tham gia đối thoại về tác phẩm trên lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

3.5.1.3. Hướng tiếp cận và tìm hiểu văn bản

Hướng tiếp cận và tìm hiểu văn bản trước hết hệ thống hóa lại một số đặc điểm thi pháp truyện ngắn Chí Phèo đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học đề cập đến trong thời gian gần đây. Tiếp cận tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) theo hướng đối thoại, chúng tôi đã dựa vào cách tiếp cận thi pháp vừa hệ thống ở trên để làm cơ sở cơ bản cho giáo án thực nghiệm của mình.

3.5.2. Giáo án Đọc văn Đọc văn

(2 tiết) _Nam Cao_

A. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Giúp học sinh:

Hiểu được nhũng khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của ngòi bút Nam Cao trong việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột tàn tệ trước Cách mạng tháng Tám, qua đó thấy được cảm quan hiện thực sắc sảo của tác giả và sức mạnh tố cáo độc đáo của tác phẩm.

Hiểu được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao, đặc biệt thể hiện trong việc đi sâu khám phá bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người.

Hiểu được những giá trị đặc sắc của Nam Cao như: xây dựng những hình tượng sinh động, cá tính nhân vật được khắc họa rõ nét mang tính điển hình cao, nghệ thuật trần thuật mới mẻ qua cách vào truyện, dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn… và từ đó hình thành kĩ năng phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại (truyện ngắn).

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

Sách giáo khoa Ngữ văn 11 (tập một) đã có bài giới thiệu tác giả Nam Cao. Vì thế , những gì giáo viên chọn để trang bị cho học sinh về thể loại truyện ngắn, tác giả Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo” trong phạm vi 2 tiết phải thật chọn lọc, thiết thực để tập trung vào các mục tiêu đọc – hiểu của bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà các nội dung đối thoại xung quanh những kiến thức về yếu tố ngoài văn bản như sau:

- Tìm hiểu những nét đặc sắc của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo.

- Tìm hiểu những vấn đề xã hội xung quanh việc ra đời tác phẩm Chí Phèo và sức khái quát của tác phẩm.

- Tìm hiểu các nhan đề khác nhau của truyện ngắn Chí Phèo và thử giải thích vắn tắt ý nghĩa của các nhan đề ấy trong mối liên hệ với chủ đề tác phẩm.

Câu hỏi chuẩn bị:

Câu hỏi 1: Nam Cao là tên thật hay là bút danh, nếu là bút danh thì tên thật của Nam Cao là gì?

Câu hỏi 2: Bút danh Nam Cao được xuất hiện từ giai đoạn sáng tác nào của nhà văn? Bút danh ấy xuất phát từ đâu?

Câu hỏi 3: Truyện ngắn Chí Phèo đã mấy lần đổi tên, đó là những tên nào? Câu hỏi 4: Phát biểu suy nghĩ của em về những lí do đặt tên, đổi tên và mức độ phù hợp của từng nhan đề cụ thể với từng chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Tìm hiểu đề tài sáng tác của truyện ngắn Chí Phèo bằng cách tìm những tác phẩm của Nam Cao có cùng đề tài sáng tác với Chí Phèo và những tác giả, tác phẩm trong giai đoạn có cùng đề tài sáng tác ấy. Qua đó nêu suy nghĩ của bản thân về khả năng phản ánh của tác giả về mảng đề tài này. Vấn đề đặt ra cho tất cả học sinh suy nghĩ tìm tòi, đặc biệt học sinh khá giỏi, yêu thích môn học huy động củng cố kiến thức đã học ở trung học cơ sở, đồng thời tìm hiểu sâu, bao quát hơn về sáng tác của Nam Cao và văn học giai đoạn này.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a. Kiểm tra bài cũ b. Giới thiệu bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Gọi HS đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa.

1. Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm và vị trí của nó trong sáng tác của nhà văn?

Thông thường các tác giả khi viết truyện ngắn rất quan tâm đến cách đặt

tên cho tác phẩm của mình, Nam Cao đã đặt tên cho tác phẩm đến hai lần. Hãy cho biết dụng ý của những lần đặt tên đó?

HS trả lời: GV giải thích thêm để làm rõ vấn đề và tạo thêm tâm thế gợi mở cho HS, trước khi đi vào phân tích truyện.

+ Lần 1: “Cái lò gạch cũ” → Nam Cao muốn nhấn mạnh cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của người nông dân. ● “Đôi lứa xứng đôi” → là do nhà xuất bản tự đổi chứ không phải do Nam Cao đặt, tên gọi giật gân; câu khách.

+ Lần 2: “Chí Phèo” → Nam Cao muốn đặt ra vấn đề về số phận người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

● Nhân vật mà Nam Cao đặt là Chí Phèo vốn là một nông dân ngụ cư ở làng Đại Hoàng, không ai biết tên tuổi, tung tích. Sống hòa cùng một số nông dân lưu manh hóa ở nhiều dạng khác nhau.

2. Theo em hiểu, truyện đã đề cập đến những vấn đề gì? Đề tài gì?

Trong truyện, Nam Cao đã vẽ lại bức chân dung sinh động về làng Vũ Đại ngày ấy với đầy đủ giá trị và ý nghĩa hiện thực của nó. Hãy mô tả lại về bức tranh làng Vũ Đại?

1. Nhan đề

- Viết 1941 tên là “Cái lò gạch cũ”

- NXB Đời Mới đổi là “Đôi lứa xứng đôi”

- Khi in trong tập “Luống Cày” 1946 (Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản) tác giả đặt tên là Chí Phèo.

Làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo là hình ảnh chân thực thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động. Nơi mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm và quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt: nội bộ bọn cường hào; đặc biệt mâu thuẫn giữa bọn địa chủ, cường hào thống trị với người nông dân lao động bị áp bức bóc lột.

Trong truyện ngắn này, nhân vật Chí Phèo được xem là linh hồn của tác phẩm, trước hết là sức hấp dẫn của hình tượng này.

2. Đề tài

- Đây là một trong những tác phẩm giúp Nam Cao khẳng định vị trí của mình trong làng văn học.

- Nam Cao dựa vào một số nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng (quê tác giả) rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm Chí Phèo.

- Đề tài: người nông dân nghèo

3. Tóm tắt cốt truyện

GV: yêu cầu HS đọc kỹ tác phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo hay theo bố cục đoạn trích.

a. Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật

- Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Sau khi ra tù, từ một người hiền lành lương thiện, Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, trở thành tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau đó, Chí Phèo gặp được Thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí Phèo mong muốn Thị Nở giúp mình trở lại cuộc sống bình

GV: yêu cầu HS đọc kỹ văn bản tác phẩm và chuẩn bị ý kiến để tham gia đối thoại với nội dung. Qua số phận bi thảm của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn phản ánh, thể hiện điều gì?

thường nhưng không được. Quá đau đớn, uất ức, Chí Phèo uống rượu, cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

b. Tóm tắt theo bố cục đoạn trích

- Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi” - Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.

- Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự chăm sóc của Thị Nở.

- Thị Nở từ chối Chí Phèo.

- Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện, giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

- Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ.

4. Chủ đề tác phẩm

Qua số phận bi thảm của nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo trà đạp lên nhân phẩm con người. Tác giả đã vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn đương thời, tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội vô nhân đạo, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình tƣợng nhân vật Chí Phèo

- Sự thay đổi ngoại hình của Chí sau khi đi tù về?

- Chí đã trở thành con người như thế nào về tính cách?

GV: có người cho rằng sự tha hóa ở Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật. Anh chị hiểu nhận định ấy như thế nào? (yêu cầu học sinh huy động kiến thức về tác phẩm Chí Phèo, kể cả những tác phẩm khác của Nam Cao để trả lời – câu hỏi dành cho HS khá,

- Thửa thơ ấu:

+ Đứa con hoang (xám ngắt, trần truồng).

+ Không cha, không mẹ

+ Không họ hàng, bà con thân thuộc. + Bị cha mẹ vứt bỏ “bên cái lò gạch bỏ không”, trở thành một món hàng “chuyền tay cho người làng nuôi” (dẫn chứng trang 179).

- Khi trưởng thành:

+ Chí làm thuê, sống kiếp trâu ngựa; đi ở cho nhà Bá Kiến, Chí trở thành công cụ để làm giàu cho Bá Kiến và sự dâm dục của bà Ba (dẫn chứng trang 179). + Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương thiện và biết tự trọng (dẫn chứng trang 182; 184).

- Sau khi đi tù:

+ Chỉ vì một cơn ghen vô cớ, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Ở nhà tù thực doạn 7, 8 năm về Chí Phèo đã trở thành một thằng lưu manh, bị biến

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 36 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)