Đối thoại về tác giả

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 28 - 29)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.1.Đối thoại về tác giả

Việc tìm hiểu về tác giả là một nội dung lớn của việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương. Theo phương pháp giảng dạy văn học, tiểu sử và quá trình sáng tác của nhà văn chính là chìa khóa để giải quyết những vấn đề phức tạp của việc phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Hiểu được quá trình hình thành và phát triển thế giới quan của nhà văn có nghĩa là xác định được những đặc điểm tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế của thời kì lịch sử mà nhà văn đó sống và sáng tác, từ đó góp phần giải đáp cho câu hỏi: nhà văn đã phản ánh lịch sử vào tác phẩm của mình như thế nào. Ngoài những kiến thức cơ bản về tác giả đã có ở phần tiểu dẫn, để xây dựng những chủ đề đối thoại vừa sức, hấp dẫn chúng ta nên chú ý đến bút danh của nhà văn.

Bút danh là tên mà người sáng tác chọn để ghi trên sáng tác của mình, nhưng đằng sau những bút danh ấy lại mang nhưng hàm ẩn về một điều gì đó, có

thể là một sở thích, một kí thác… hoặc nói lên đôi điều về người mang cái tên đó. Nếu nói tới nghệ thuật là nói tới cá tính sáng tạo thì trong việc đặt bút danh cho mình, các nhà văn, nhà thơ cũng thể hiện dáng vẻ riêng.

Ví dụ: chúng ta biết Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, trước khi có bút danh là Nam Cao ông đã có nhiều bút danh khác như: Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu khê… Tuy nhiên sự nghiệp sáng tác của Nam Cao chỉ thực sự khởi sắc khi truyện Chí Phèo ra đời (1941) và từ đó nhà văn chủ yếu sử dụng bút danh Nam Cao. Như vậy có thể nói bút danh Nam Cao gắn liền với thiên truyện Chí Phèo và bút danh đó có thể trở thành một tình huống đối thoại với những cách gợi mở sau:

- Nam Cao là tên thật hay là bút danh, nếu là bút danh thì tên thật của Nam Cao là gì?

- Bút danh Nam Cao xuất hiện từ giai đoạn sáng tác nào của nhà văn? Bút danh ấy xuất phát từ đâu?

- Đáp án chuẩn: Nam Cao quê gốc ở làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam Cũ. Từ đó có thể thấy trong bút danh của Nam Cao, Nam là chữ đầu của Nam Sang và Cao là chữ đầu của Cao Đà).

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 28 - 29)