Đối thoại về tác phẩm

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 29 - 67)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2.Đối thoại về tác phẩm

2.3.2.1. Nhan đề tác phẩm

Nhan đề là yếu tố đầu tiên của tác phẩm mà người đọc được tiếp xúc: nó được đặt ở đầu văn bản, có sự ngăn cách với phần văn bản tác phẩm và được thể hiện ở khổ chữ khác – thường là lớn hơn. Tên tác phẩm cũng được in rõ ở ngoài bìa sách hay ở phần mục lục. Và khi mà người đọc tiếp xúc với tác phẩm chính là phải tiếp xúc với lại nhan đề của tác phẩm. Một nhan đề hay, chính xác, gợi cảm phải là một nhan đề gây được ấn tượng mạnh, khơi gợi chí tò mò và mong muốn khám phá của người đọc. Nhan đề là một trong những yếu tố tập trung nhất, cô đọng nhất dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn gửi gắm thông qua tác phẩm. Thậm chí có những nhan đề giống như sự đối nghịch, thậm chí giễu nhại nội dung mà tác phẩm chuyển tải. Với ý nghĩa quan trọng như thế, khi phân tích, lí giải giá trị nhan đề tác phẩm… và đặc biệt mối quan hệ với chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Chúng ta biết rằng truyện Chí Phèo ban đầu được Nam Cao đặt tên là “Cái lò gạch cũ”, khi xuất bản bị nhà xuất bản sửa lại thành “Đôi lứa xứng đôi”, đến khi in lại trong tập “Luống cày” (1945) mới có tên là “Chí Phèo”. Như vậy, đây cũng có thể trở thành một đề tài trao đổi, đối thoại rất thú vị trong giờ dạy học tác phẩm này. Ví dụ những câu hỏi đối thoại

- Truyện ngắn Chí Phèo đã mấy lần đổi tên, đó là những tên nào?

- Phát biểu những suy nghĩ của em về những lí do đặt tên, đổi tên và mức độ phù hợp của từng nhan đề cụ thể đối với chủ đề tư tưởng của tác phẩm?

Lí giải cho các câu hỏi:

- Nhan đề “Cái lò gạch cũ” gắn liền với chi tiết, hình ảnh cái lò gạch cũ ở phần đầu câu truyện, nơi người ta nhặt được Chí “trần chuồng, tím ngắt trong cái váy đụp”. Và ở phần cuối truyện, khi Thị Nở nhìn xuống bụng mình, mơ hồ về sự ra đời của một Chí Phèo con, truyện Chí Phèo do vậy có kết cấu vòng tròn. Ý nghĩa chi tiết cái lò gạch cũ không chỉ biểu trưng cho làng xã Việt Nam mà qua sự lặp lại hình ảnh đó, Nam Cao còn muốn khẳng định một quy luật: hiện tượng Chí Phèo còn chưa hết chừng nào bọn địa chủ cường hào còn tắc quai, tác quái trên đầu dân lành, không để ai được sống yên ổn, được “Làm người lương thiện”. Qua một nhan đề tư tưởng hiền lành, tư tưởng chỉ “thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại”, truyện Cái lò gạch cũ đã vạch ra và phê phán quyết liệt cái quy luật tàn bạo, khủng khiếp trong xã hội thực dân phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng tám 1945. “Tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn!”. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã lấy tên nhân vật để đặt tên cho tác phẩm của mình.

- Nhan đề “Đôi lứa xứng đôi” thiên về mối quan hệ giữa hai nhân vật Chí Phèo – Thị Nở và có liên quan đến một câu truyện: “Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi”. Quả thật suốt cuộc đời vật lộn của mình Chí Phèo chỉ được sống vèn vẹn năm đến sáu ngày ngăn ngủi, ấm áp tình người. Việc gặp và chung sống với Thị Nở là một sự bù đắp cho Chí Phèo tất cả mọi loại tình cảm giống loài mà trước đó Chí chưa từng được biết đến. Thị Nở vừa là người yêu, vừa là bạn, vừa là mẹ. Như vậy, mối tình Thị Nở - Chí Phèo đúng là một nội dung quan trọng, nhưng nội dung đó lại không bao quát hết được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó cũng phần nào hiểu được tại sao nhà xuất bản đã tự đổi tên từ “Cái lò

gạch cũ” thành “Đôi lứa xứng đôi” một phần né tránh mối xung đột gay gắt giữa nông dân – địa chủ đang diễn ra hết sức gay gắt, phần khác muốn câu khách, tạo sự giật gân, gợi chí tò mò của độc giả đến một mối tình lãng mạn nào đó, bởi đây là một chủ đề hết sức ăn khách tại Việt Nam những năm 1935 – 1945. Việc đổi tên “Cái lò gạch cũ” thành “Đôi lứa xứng đôi” hướng người đọc đến một chuyện tình bờ bụi của hạng nửa người nửa ngợm, như vậy đã làm cho truyện xa lạ với tâm huyết của tác giả.

- Khi in tác giả đã đổi lại thành Chí Phèo bởi: Chí Phèo là nhân vật chính của truyện, mọi tình tiết, sự kiện đều xoay quanh số phận bị kịch của câu truyện này. Bi kịch của một người lương thiện bị tha hóa thành quỷ dữ, bi kịch của con người bị từ chối quyền làm người, bị kịch của một sự thức tỉnh quá muộn và phải trả giá bằng cái chết… Hơn thế nữa, cách trần thuật và kết cấu truyện Chí Phèo là trần thuật và kết cấu theo dòng nhận thức của nhân vật chính. Tác phẩm mở ra một hành trình cho nhân vật tự nhận thức, tự phát hiện con người bên trong mình. Hành động tự nhận thức và tự phát hiện này, đặc biệt từ sau khi Chí Phèo tỉnh rượu, được diễn đạt rất hiệu quả, ấn tượng bằng kiểu lời văn nửa trực tiếp độc đáo và bằng một loạt các từ: Hắn + động từ như (hắn thấy…, hắn nghe…, hắn sợ) làm cho người đọc miên man theo dòng chảy cảm xúc, suy tư của Chí Phèo. Điều đáng nói là việc Nam Cao miêu tả Chí Phèo vỡ lẽ, tuyệt vọng mà làm người đọc choắng váng, nhân vật càng tuyệt vọng, người đọc lại càng choáng váng hơn thì tiếng nói khát khao, mở ước được sống như một con người càng khắc khoải thiết tha hơn.

Như vậy, nếu đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác như hệ thống nhân vật, cốt truyện, các chi tiết sự kiện của tác phẩm… đặc biệt mối quan hệ với chủ đề tư tưởng của tác phẩm, ta thấy Nam Cao chọn tên nhân vật Chí Phèo đặt tên cho tác phẩm nhằm hướng người đọc tập trung chính vào nhân vật này… chứ không phải tập trung vào một chi tiết, một nhân vật nào khác. Tất cả nhưng biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa hiện thực đều được toát lên từ chính cuộc đời đau khổ của nhân vật này chứ không phải từ một chi tiết hay một mối quan hệ nào. Do đó Nam Cao đổi tên tác phẩm thành Chí Phèo là hoàn toàn xác đáng.

2.3.2.2. Cốt truyện

phát triển, đỉnh điểm và kết thúc.

Phần mở đầu: Nam Cao miêu tả Chí Phèo từ lúc hắn ra đời đến lúc hắn ở đợ cho nhà Bá Kiến. Cái lai lịch ấy giúp cho người đọc hiểu được bản tính vốn là người lương thiện của Chí. Phần này là cánh cửa mở dẫn người đọc đi vào bên trong câu chuyện.

Phần thắt nút: là chỗ xung đột bắt đầu thể hiện. Trong truyện, xung đột giữa Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân lương thiện, với Bá Kiến tiêu biểu cho bọn cường hào trong xã hội thực dân – phong kiến. Bắt đầu từ khi Bá Kiến vì ghen tuông nên đã đẩy Chí Phèo vào tù. Từ đây, tính cách của nhân vật Chí Phèo bắt đầu được hình thành và phát triển theo sự phát triển của mâu thuẫn truyện.

Phần phát triển: sang phần này, tính cách nhân vật Chí Phèo đã được xác định dần qua một quá trình lưu manh hóa, bắt đầu từ lúc về đến trước khi gặp Thị Nở. Nhà tù và sự độc ác của bọn cường hào đã biến Chí Phèo từ người thành ác thú và rồi tình yêu của Thị Nở lại làm cho Chí Phèo muốn chuyển từ con ác thú, con quỷ dữ của làng Vũ Đại thành người bình thường trong xã hội.

Phần đỉnh điểm: Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi làm người lương thiện, hai thế lực đã trực tiếp xung đột, trực tiếp đối đầu. Chí Phèo muốn làm người lương thiện nhưng biết rõ không ai cho hắn làm người lương thiện và bản thân hắn cũng không làm sao xóa sạch được nhũng tội lỗi do hắn gây ra. Xung đột giữa Chí Phèo (nạn nhân) và Bá Kiến (thủ phạm) đã lên đến tột đỉnh, không thể dung hòa.

Phần kết thúc: từ sự căm thù cao độ và trong trạng thái bế tắc hoàn toàn, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Từ trong khốn cùng Chí Phèo mong thoát ra, song lối thoát duy nhất cho tình cảnh này chỉ có thể là cái chết. Chí Phèo đã đi đúng theo quá trình vận động, phát triển của sự vật. Cái chết thê thảm của Chí Phèo là sự phê phán gay gắt chế độ thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người.

Ta có thể thấy, tuy cốt truyện Chí Phèo có năm phần đầy đủ nhưng chủ yếu được tổ chức trên hai trục tình tiết chính: trục thứ nhất – xoay quanh mối quan hệ Chí Phèo _ Bá Kiến, gắn với sự hủy diệt linh hồn của Chí, trục thứ hai xoay quanh quan hệ Chí Phèo Thị Nở, gắn liền với sự thức tỉnh linh hồn Chí Phèo.

2.3.2.3. Nhân vật

Có thể nói toàn bộ ý nghĩa nội dung của truyện hầu như đều toát ra từ hình tượng nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho sự tha hóa, bị mất nhân tính do nhà tù và sự hiểm độc, tàn ác của bọn cường hào trong xã hội thực dân nửa phong kiến gây nên. Mở đầu câu truyện, Chí Phèo đã xuất hiện một cách đầy tính dự báo với người đọc “Hắn vừa đi vừa chửi”, chỉ một câu Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách và đã chỉ danh tính một loại người liều lĩnh, bất cần. Nhưng không chỉ có vậy, đằng sau cái dáng vẻ dị biệt kia là cả một tâm trạng chua xót của nhân vật. Nam Cao đã rất thành công khi xây dựng nhân vật điển hình. Hình tượng nhân vật Chí Phèo không chỉ đơn thuần điển hình cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa. Chí Phèo trước hết là một hình tượng có tính quy luật, là sản phẩm của trạng thái áp bức tàn khốc ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng, là điển hình cho người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Ở cấp độ cao hơn Chí Phèo còn là điển hình tình trạng con người không có quyền được làm người, bị xã hội từ chối. Bằng cách làm nổi bật sự thay đổi dữ dội trong tính cách của Chí Phèo trước và sau khi ra tù, Nam Cao đã tố cáo sự hủy hoại ghê gớm đối với phẩm chất, nhân cách của người lao động do xã hội cũ gây nên. Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao như đã nhận thức được cái khốc liệt của mối mâu thuẫn giai cấp ngàn đời giữa nông dân và địa chủ không có gì có thể xoa dịu, cái sức mạnh ghê gớm của mối căm thù giai cấp đang âm ỉ trong lòng trật tự phong kiến nông thôn, càng nén xuống thì càng dễ bùng nổ không gì có thể dập tắt được.

2.3.2.4. Ngôn ngữ và lối kể chuyện

Ngôn ngữ là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách nhân vật. Tuy nhiên, là một tín hiệu nghệ thuật, ngôn ngữ nhân vật không phải lúc nào cũng được xây dựng một cách rõ rang, tường minh, ý đồ nghệ thuật của tác giả không phải lúc nào cũng được bộc lộ một cách trực tiếp để phát hiện được giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ nhân vật, hiểu được đằng sau những lời nói tưởng như bình thường ấy là cái gì, người đọc phải biết liên tưởng, suy nghĩ, giải mã … một cách sáng tạo những câu chữ ấy. Tác phẩm tự sự rất giàu hình thức ngôn ngữ, trong tác phẩm tự sự ta có thể bắt gặp ngôn ngữ của tác giả, ngôn ngữ của nhân vật, mỗi nhân vật lại có ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của nhân vật lại có

thể có nhiều lời nói, giọng nói, cách nói rất phong phú. Đoạn văn ở đầu truyện Chí Phèo thể hiện cái cô đơn trống trải tột cùng của nhân vật, thể hiện một cách tha thiết nguyện vọng được giao lưu, giao tiếp của Chí Phèo. Dù là cách giao tiếp ấy rất đặc biệt: giao tiếp thông qua tiếng chửi, bởi mọi ngõ ngách giao tiếp đều đã bị bịt kín. Trong đoạn văn này ngoài tiếng chửi của Chí Phèo, còn là lời bình luận của người kể chuyển: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi …”. Ngôn ngữ tác giả tạo ra nhiều lối diễn đạt, có ngôn ngữ trần thuật, có ngôn ngữ bình luận: “có hề gì”, “thế cũng chẳng sao”, “không air a điều” … tạo ra một giọng văn đa giọng điệu. Cách trần thuật gián tiếp xen lẫn những đoạn văn nửa trực tiếp, nửa gián tiếp tô đậm hoàn cảnh nhân vật: “ờ thế này thì tức thật,! tức chết mất! … Mẹ kiếp! Thế này thì có phí rượu không? … ” ta thấy tác giả vừa ở bên ngoài nhân vật, vừa nhập thân nhân vật. Có sự chuyển hóa từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật. Nam Cao xây dựng những đoạn vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng (chẳng hạn đoạn kể về bà Tư nhưng cũng kể về tâm trạng cụ Bá) làm cho chuyện chứa đựng những cặp đặc điểm đối nghịch, vừa sắc lạnh; vừa tình cảm, tỉnh táo; nghiêm ngặt vừa chứa chan chữ tình, làm khơi gợi người đọc cả phần lý trí lẫn phần tình cảm. Mối giao hòa giữa người kể, nhân vật và người đọc thường xuyên diễn ra.

Trong truyện Chí Phèo, giọng kể của Nam Cao có vẻ lạnh lung, vô cảm nhưng thật ra không phải như vậy. Ta thấy được lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng khác nhau. Truyện được chia thành sáu đoạn dài , ngắn khác nhau không đồng đều, được đánh dấu bằng những dấu hoa thị nhỏ. Sự phân bố màn cảnh, nhân vật, sự kiện không đồng đều, chất giọng vì vậy cũng không giống nhau:

Ở đoạn đầu: chỉ một nhân vật, một hành động, một bên đối thoại, tác giả sử dụng thủ pháp tăng cấp làm giọng văn căng, đầy kịch tính.

Sang đoạn hai: giọng văn trùng xuống, tác giả đưa bạn đọc về với quá khứ với những câu văn dài. Tiếp đến là những giọng văn căng với thời gian cụ thể, gấp gáp miêu tả ngoại hình và những hành động của Chí Phèo khi ra tù.

Đoạn ba: chỉ ngắn gọn trong khoảng hai trang như một đoạn hồi ức chắp nối quá khứ với hiện tại, một khúc đoạn chuyển tiếp tả sự đắc thắng của Chí Phèo và mở đầu cho cái điệp khúc: say; chửi; rạch mặt ăn vạ; rồi lại say…

Đoạn bốn, năm: cũng tương tự. Giọng văn của tác giả có sự thay đổi linh hoạt lúc trùng, lúc căng tùy theo hành động và diễn biến nhân vật. Giọng văn căng thường được miêu tả theo lối đặc tả sự kiện diễn dồn dập trong một thời gian gấp gáp, cụ thể, những lời đối thoại gây kích thích hành động. Giọng trùng đối với những câu dài, hành động diễn ra chậm chạp , một chuỗi suy nghiệm, tính toán.

Đoạn kết: cái chết như báo hiệu, mặc dù nhân vật Chí Phèo chết nhưng hiện tượng tha hóa chưa thể chấm dứt như nghiệp chướng ở làng quê khi mà còn áp bức bất công vẫn tồn tại.

Chính cấu trúc chất giọng trên được nhà văn sử dụng để kể về tấn bi kịch đau đớn của những người nông dân hiền lành vô tội như Chí Phèo, bị đầy đọa đến mất nhân tính và chỉ còn một con đường, theo cái cách của Chí, là đứng lên cầm dao đòi quyền sống, quyền được làm người. Đó chính là điểm đặc sắc của nhà văn, nhìn mọi vật trong cái nhìn đầy bi kịch. Và vì thế ông có một phong cách riêng, không giống với những nhà văn hiện thực cùng thời. Có thể nói Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân và là kiệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao bằng phương pháp đối thoại (Trang 29 - 67)