PHÒNG KINH

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang (Trang 32 - 38)

CHI NHÁNH NHA TRANG

PHÒNG KINH

Nha Trang giai đoạn 2008-2011

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Từ năm 2010 đến nay, hệ thống ngân hàng đều gặp khó khăn trong công tác huy động vốn do thị trường tiền tệ khá bất ổn, cung cầu về vốn khả dụng căng thẳng, nguồn ngoại tệ hạn chế do thâm hụt cán cân thanh toán, lạm phát gia tăng,…Trước sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, Vietcombank chi nhánh Nha Trang đã xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ năm 2008, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Nha Trang đạt được những kết quả sau :

PHÒNG KINH KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG THANH TOÁN THẺ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KHÁCH HÀNG PHÒNG QUẢN LÝ NỢ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2 PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 3 PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN THIỆN THUẬT PHÒNG GIAO DỊCH NINH HÒA PHÒNG GIAO DỊCH CAM ĐỨC TỔ VI TÍNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị: tỷ đồng Tăng trưởng TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 Tăng trưởng bình quân I Ngân hàng trên địa bàn 12.143 15.830 20.638 23.004 30,4% 30,9% 12,5% 24,6%

Trong đó

Tổ chức tín dụng 914 686 839 290 -24,9% 22,3% -65,5% -22,7% Tổ chức kinh tế 3.371 4.430 5.225 5.064 30,3% 19,4% -1,2% 16,2% Dân cư 7.859 10.715 14.574 17.650 36,3 36,0% 21,1% 31,1%

Tỷ trọng dân cư/tổng huy động 64,7% 67,7% 70,6% 76,7% 4,6% 4,3% 8,6% 5.8%

II Chi nhánh

Tổng huy động vốn cuối kỳ 1.189 1.631 2.154 2.582 37,0% 32,,0% 20% 29,7% 1 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ

hạn

- Không kỳ hạn 401 592 558 604 48,0% -6,0% 8,0% 16,7% - Kỳ hạn < 12 tháng 666 945 1.446 1.876 42,0% 53,0% 30,0% 41,7% - Kỳ hạn < 12 tháng 666 945 1.446 1.876 42,0% 53,0% 30,0% 41,7% - Kỳ hạn > 12 tháng 122 94 150 102 -23,0% 60,0% -32,0% 1,7% 2 Cơ cấu huy động vốn theo đối

tượng khách hàng

- Tổ chức kinh tế 590 739 652 724 25,3% -11,8% 11,0% 8,2% - Dân cư 580 874 1.481 1.836 50,7% 69,5% 24,0% 48,1% - Dân cư 580 874 1.481 1.836 50,7% 69,5% 24,0% 48,1% - Tổ chức tín dụng 19 18 21 22 -5,3% 16,7% 4,8% 5,4%

Tỷ trọng dân cư/tổng huy động 48,8% 53,6% 68,8% 71,1% 9,8% 28,4% 3,3% 13,8% Tỷ trọng dân cư/ dân cư địa bàn 7,4% 8,2 10,2% 10,4% 10,8% 24,4% 2,0% 12,4% 3 Cơ cấu huy động vốn theo loại

tiền

- VNĐ 893 1.223 1.680 1.937 37,0% 37,4% 15,3% 29,9% - Ngoại tệ 290 408 474 645 40,7% 16,2% 36,1% 31,0% - Ngoại tệ 290 408 474 645 40,7% 16,2% 36,1% 31,0%

III Thị phần 9,8% 10,3% 10,4% 11,2% 5,1% 1,0% 7,7% 4,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011)

Trong giai đoạn năm 2008-2011, hoạt động huy động vốn của Vietcombank Nha Trang có tốc độ tăng trưởng bình quân là 29,7%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm đang giảm dần do từ năm 2009, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa luôn có sự gia nhập của các ngân hàng thương mại cổ phần mới, nâng tổng số các tổ chức tín dụng lên hơn 33 đơn vị, làm cho thị trường tiền tệ của tỉnh nhà bị chia nhỏ. Các ngân hàng cổ phần lại có nhiều chính sách ưu đãi nhằm lôi kéo và giữ chân khách hàng, khiến cho Vietcombank Nha Trang gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Mặt khác, do sự leo thang của giá vàng trong nước đã khiến cho người dân có xu hướng chuyển sang đầu tư vàng cũng khiến cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng giảm dần .

- Xét theo kỳ hạn: Do từ cuối năm 2008, lãi suất huy động liên tục biến động tăng, có thời điểm lãi suất bị đẩy lên đến 17%, để thu hút khách hàng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất cho các kỳ hạn ngắn làm cho lãi suất ở những kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn lãi suất ở những kỳ hạn trung và dài hạn. Điều này làm cho khách hàng có xu hướng chọn gửi kỳ hạn ngắn để thăm dò và kỳ vọng lãi suất tăng nên tốc độ tăng trưởng của những khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng; đồng thời tỷ trọng của các khoản tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng các khoản tiền trung và dài hạn. Tình trạng này cho thấy sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh xét về lâu dài là không ổn định .

- Theo đối tượng khách hàng : Từ năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư của

chi nhánh tăng trưởng mạnh, tỷ trọng của lượng vốn huy động từ dân cư cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn huy động đã cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang chuyển dịch dần từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ theo định hướng chung của toàn hệ thống Vietcombank và cũng phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh. Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của chi nhánh cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của toàn tỉnh, đồng thời tốc độ tăng trưởng bình quân của chỉ tiêu này cũng cao hơn toàn tỉnh đã cho thấy Vietcombank Nha Trang đã tạo được niềm tin trong lòng người dân tỉnh nhà .

- Theo loại tiền: Tỷ trọng huy động vốn bằng VNĐ luôn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng huy động vốn của chi nhánh. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của VNĐ cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động của đồng ngoại tệ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, đồng VNĐ đang dần mất giá do lạm phát tăng cao nên người dân có xu hướng cất trữ đồng ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD thông qua việc gửi tiết kiệm. Vì vậy lượng tiền gửi bằng đồng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao hơn đồng VNĐ .

- Về thị phần : Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn nhưng do

uy tín của thương hiệu Vietcombank cũng như sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, nên thị phần huy động vốn của Vietcombank Nha Trang vẫn tăng trưởng ổn định và nằm trong top 5 ngân hàng dẫn đầu về thị phần huy động vốn của toàn tỉnh .

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng

Với vai trò là một ngân hàng thương mại lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank

luôn luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: tỷ đồng Tăng trưởng TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 Tăng trưởng bình quân I Trên địa bàn 11.789 15.811 18.851 20.225 34,1% 19,2% 7,3% 20,2% Trong đó + Tổ chức kinh tế 7.028 9.747 9.840 10.241 38,6% 0,95% 4,1% 14,6% + Dân cư 4.761 6.064 9.011 9.984 27,4% 48,6% 10,8% 28,9%

Tỷ trọng Dân cư/Tổng dư nợ 40,4% 38,4% 47,8% 49,4% - 5,0% 24,5% 3,3% 7,6%

II Chi nhánh

1 Tổng dư nợ tín dụng 1.105 1.552 1.667 2.242 40,5% 7,4% 34,5% 27,5% 2 Cơ cấu tín dụng 2 Cơ cấu tín dụng

Theo kỳ hạn

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 740 987 1.105 1.344 33,4% 12,0% 21,6% 22,3% - Dư nợ cho vay trung và dài hạn 365 565 562 898 54,8% - 0,5% 59,8% 38,0% - Dư nợ cho vay trung và dài hạn 365 565 562 898 54,8% - 0,5% 59,8% 38,0%

Theo đối tượng khách hàng

- Tổ chức kinh tế 674 938 1.122 1.725 39,2% 19,6% 53,7% 37,5%

- Dân cư 431 614 545 517 42,5% -11,2% - 5,1% 8,7%

Tỷ trọng Dân cư/Tổng dư nợ 39,0% 39,6% 32,7% 23,1% 1,5% - 17,4% - 29,4% -15,1%

Tỷ trọng dân cư/ Dân cư địa bàn 9,1% 10,1% 6,0% 5,2% 11.0% - 40,6% - 13,3% -14,3% Theo loại tiền

- VNĐ 901 1.207 1.325 1.641 34,0% 9,8% 23,8% 22,5% - Ngoại tệ 204 345 342 601 69,1% - 0,9% 75,7% 48,0% - Ngoại tệ 204 345 342 601 69,1% - 0,9% 75,7% 48,0%

III Thị phần 9,4% 9,8% 8,8% 11,1% 4,3% -10,2% 26,1% 6,7%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011)

Với phương châm kinh doanh “An toàn – Hiệu quả”, trong những năm qua Vietcombank luôn luôn theo đuổi chính sách tín dụng bền vững, coi trọng nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể là mức tăng trưởng tín dụng bình quân của Vietcombank chi nhánh Nha Trang từ năm 2008 đến nay đạt 27,5%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân của toàn tỉnh.

- Xét theo kỳ hạn: Từ năm 2008, tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn luôn luôn

chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng dư nợ. Lý do là nguồn vốn cho vay hiện nay chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với kỳ hạn vay từ 3 đến 12 tháng. Mảng cho vay bán lẻ, cho vay dự án với thời hạn vay trung, dài hạn mặc dù đã tích cực triển khai nhưng vẫn chưa chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các khoản vay trung và dài hạn cao hơn tốc độ tăng trưởng của các khoản vay

ngắn hạn. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên chi nhánh chủ trương giảm dư nợ chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác do việc thắt chặt cho vay đối với kinh doanh bất động sản cũng như tình hình lãi suất vay liên tục tăng trong giai đoạn này nên cũng khiến cho việc cho vay các dự án lớn với thời gian trung và dài hạn cũng bị hạn chế .

- Xét theo đối tượng khách hàng : Trong giai đoạn năm 2008-2011, cho vay dân

cư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng dần, cơ cấu cho vay của khối Ngân hàng thương mại thể hiện xu hướng chuyển dịch sang cho vay bán lẻ. Vì vậy, từ năm 2008 chủ trương của Vietcombank chi nhánh Nha Trang cũng như của Hội sở chính là tăng tỷ lệ cho vay đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể theo mô hình Ngân hàng bán lẻ. Do đó, từ năm 2009 tỷ trọng cho vay của đối tượng khách hàng này tăng trưởng ngoạn mục (42,5%). Tuy nhiên, sang năm 2010, do chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt tín dụng, đặc biệt là thắt chặt cho vay bất động sản và vay tiêu dùng cá nhân, chỉ ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh nên dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh bị giảm dần. Mặt khác các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn có chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng cũng là một nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của chi nhánh phần nào bị hạn chế, chưa phát huy được chủ trương phát triển tín dụng bán lẻ của toàn hệ thống. Tổng dư nợ vẫn còn tập trung chủ yếu vào những khách hàng lớn đó là: Tổng công ty Khánh Việt, Công ty cổ phần Tân Việt, Công ty cổ phần Phát triển Điện Miền trung, Công ty cổ phần Dệt May Nha Trang, Công ty Yến sào Khánh Hòa, …

- Xét theo loại tiền: Trên bảng số liệu ta có thể thấy dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu ở dư nợ đồng VND. Lý do chủ yếu là do doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang vay bằng đồng VND để tận dụng tối đa chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Bên cạnh đó, sự hạn chế về thành phần, đối tượng được vay ngoại tệ và sự biến động tỷ giá đồng USD cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp chuyển sang vay đồng VND nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá trong điều kiện thị trường tiền tệ đang có nhiều bất ổn. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ đồng ngoại tệ cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ đồng VND là do từ năm 2011, đối tượng cho vay ngoại tệ được mở rộng hơn .

- Xét về thị phần: So với toàn tỉnh, Vietcombank chi nhánh Nha Trang luôn nằm

Cụ thể là từ năm 2008, Vietcombank Nha Trang luôn giữ được mức tăng trưởng thị phần ổn định, mặc dù trong năm 2010 có sự sụt giảm thị phần là do lãi suất vay trong năm này liên tục tăng khiến cho doanh nghiệp có sự cân nhắc khi vay vốn ngân hàng .

- Xét về chất lượng tín dụng

Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng của Vietcombank Nha Trang giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: Tỷ đồng Tăng trưởng TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 09/08 10/09 11/10 Tăng trưởng bình quân I Trên địa bàn 1 Tổng dư nợ 11.789 15.811 18.851 20.225 34,1% 19,2% 7,3% 20,2% 2 Nợ xấu 292 380 595 485 30,1% 56,6% - 18,5% 22,7% 3 Tỷ lệ nợ xấu 2,5% 2,4% 3,2% 2,4% - 4,0% 33,3% - 25,0% 1,3% II Chi nhánh 1 Tổng dư nợ tín dụng 1.105 1.552 1.667 2.242 40,5% 7,4% 34,5% 27,5% 2 Nợ xấu 49 48 27 20 -2,0% - 43,8% - 25,9% - 23,9% Trong đó - Nợ xấu vay ngắn hạn 38 35 16 11 - 7,9% - 54,3% - 31,2% - 31,1% - Nợ xấu vay trung và dài hạn 11 13 11 9 18,2% - 15,4% - 18,2% -5,2% 3 Tỷ lệ nợ xấu 4.4% 3,1% 1,6% 0,9% - 29,5% - 48,4% - 43,8% - 40,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011) Ta có thể thấy trong năm 2008 và 2009, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cao hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn tỉnh. Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu là do khách hàng kinh doanh thua lỗ, khó khăn về tài chính, không trả được nợ, công ty phá sản, giải thể. Tuy chi nhánh đã rất tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu nhưng công tác thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, chi nhánh còn phải gánh những khoản nợ xấu lớn của chi nhánh Cam Ranh khi chi nhánh này sát nhập với Vietcombank Nha Trang. Nhưng đến năm 2010 trở đi, Vietcombank Cam Ranh không còn phụ thuộc vào chi nhánh Nha Trang nữa kết hợp với công tác thu hồi nợ được ráo riết thực hiện, từng khoản nợ vay được theo dõi sát, một số khoản nợ khó đòi đã được thu hồi nên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm đáng kể và thấp nhất so với tỷ lệ nợ xấu của toàn tỉnh, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ lệ nợ xấu tối đa theo quy định của Vietcombank Trung ương. Các khoản nợ tồn đọng ngoại bảng hầu hết là các khoản khó thu hồi, không còn khả năng chi trả nên chi nhánh đang tìm mọi biện pháp để tận thu các khoản thu hồi được .

2.1.4.3 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

Tiền thân là Cục Ngoại hối, chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, thế mạnh của ngân hàng Ngoại Thương là thanh toán xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán xuất

nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Châu Âu,…với sự hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ .

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Nha Trang từ năm 2008 – 2011

(Đvt: Triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011)

(1) Đối với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Từ năm 2007, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến cả những ngân hàng lớn trên thế giới. Các thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đang rơi vào suy thoái kinh tế, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh.

- Đối với hoạt động xuất khẩu, một số doanh nghiệp phải hoãn hoặc tạm ngưng xuất hàng mặc dù hợp đồng đã được ký kết do biến động về giá cũng như những dự

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nha trang (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)