a. Lịch sử phát hiện
Staphylococcus aureus do Robert Koch phát hiện năm 1878 sau khi thực hiện
phân lập từ mủ ung nhọt.
Năm 1880 Louis Paster cũng đã thực hiên tiến hành phân lập và nghiên cứu về
Staphylococcus aureus.
Ngày 09/04/1880 bác sĩ người Scotland Alexander Ogston đã trình bày tại hội nghị lần thứ 9 hội phẫu thuật Đức một báo cáo khoa học, trong đó ông sử dụng khái
niệm tụ cầu khuẩn (staphylococcus) và trình bày tương đối đầy đủ vai trò của vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ lâm sàng.
Đến năm 1881 Ogston đã thành công trong việc gây bệnh thực nghiệm, đây là tiền đề cho những nghiên cứu về S.aureus sau này.
Đến năm 1884 Rosenbach đã thực hiện một loạt các nghiên cứu tỉ mỉ hơn về vi khuẩn này. Và ông đã đặt tên cho vi khuẩn này là Staphylococcus aureus.
Năm 1926 Julius von Daranyi là người đầu tiên phát hiện mối tương quan giữa sự hiện diện hoạt động men coagulase huyết tương của vi khuẩn với khả năng gây bệnh của nó. Tuy nhiên mãi đến năm 1948 phát hiện này mới được chấp nhận rộng rãi.
b. Phân loại khoa học
Về phân loại khoa học Staphylococcus aureus được xếp vào: Giới: Eubacteria Ngành: Firmicutes Lớp: Bacilli Bộ: Bacillales Họ: Staphylococcaceae Giống: Staphylococcus
Loài: Staphylococcus aureus Tên khoa học là: Staphylococcus aureus Rosenbach 1884
c. Hình thái
Staphylococcus aureus (còn được gọi là tụ cầu vàng) có dạng hình cầu, gram (+), đường kính 0,8 – 1m và đứng thành hình chùm nho, hình thức tập hợp này do vi khuẩn phân bào theo nhiều chiều trong không gian.
Trong bệnh phẩm thì vi khuẩn thường thường họp lại từng đôi một hay tạo thành những đám nhỏ. Vi khuẩn này không di động, không có lông, không sinh nha bào và thường không có vỏ, hiếu khí hay kị khí tuỳ nghi.
Hình 1.2: Hình thái đặc trưng của Staphylococcus aureus
d. Đặc điểm:
Tính chất nuôi cấy:
Staphylococcus aureus phát triển dễ dàng ở môi trường thông thường, là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi. Phát triển được ở nhiệt độ 10 - 450C, mọc tốt ở 370C nhưng tạo sắc tố tốt ở 200C.
Ở môi trường canh thang thì sau 5 - 6 giờ làm đục môi trường, sau 24 giờ thì làm đục rõ, để lâu có thể lắng cặn.
Ở môi trường thạch, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, óng ánh, đường kính khoảng 1 - 2 mm, có thể có màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng, tương đối lớn sau 24 giờ.
Ở môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, tạo tan máu hoàn toàn. Tụ cầu vàng tiết ra năm loại dung huyết tố (hemolysin):
Tính chất sinh hóa:
Tụ cầu có hệ thống enzyme phong phú, những enzyme được dùng trong chuẩn đoán là:
- Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các chủng tụ cầu vàng.
- Coagulase có 2 loại: một loại tiết ra môi trường (coagulase tự do), một loại bám vào vách tế bào (coagulase cố định).
- Catalase dương tính. Enzyme này thủy phân H2O2, catalase có ở tất cả các tụ cầu mà không có ở liên cầu.
- Lên men đường mannitol.
- Desoxyribonuclease là enzyme phân giải DNA. Khả năng đề kháng:
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 800C trong một giờ. Có thể sống ở môi trường có nồng độ NaCl cao (9%).
Khả năng đề kháng với nhiệt độ thường phụ thuộc khả năng thích ứng nhiệt độ tối đa (450C) mà vi khuẩn có thể phát triển. tụ cầu vàng cũng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ở môi trường.
Nhạy cảm thay đổi với kháng sinh, nhiều chủng đề kháng sinh với penicillin và các kháng sinh khác.
e. Sự phân bố
Tụ cầu vàng có rải rác trong tự nhiên như trong đất, nước, không khí, đặc biệt người là nguồn chứa chính của tụ cầu vàng, chủ yếu là ở vùng mũi họng (30%), nách, âm đạo, mụn nước trên da, các vùng da trầy xước và tăng sinh môn.
f. Các triệu chứng khi nhiễm
Con người rất nhạy cảm với độc tố của tụ cầu khuẩn này (nhất là tụ cầu có màu vàng), có tới 90% số người ăn thức ăn nhiễm khuẩn bị ngộ độc. Bệnh phát sau khi ăn khoảng từ 1- 6 giờ, tùy thuộc vào lượng độc tố có trong thức ăn. Người bệnh lợm giọng, bụng quặn đau, nôn mửa dữ dội, ỉa chảy, mệt mỏi rã rời, có cả bị nhức đầu ra mồ hôi, co giật cơ, huyết áp hạ, mạch yếu,.. nhưng ít khi dẫn đến tử vong.