Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 36 - 37)

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Sau khi Luật này ra đời, ngày 03/2/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Luật này là sự kế thừa, chắt lọc các quy định pháp luật trước đó còn phù hợp và pháp điển hoá các quy định hiện hành về BTTH do người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ, tiếp thu có chọn lọc các quy định và kinh nghiệm về chế định trách bồi thường nhà nước của một số nước trên thế giới để vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của Việt nam.

Để thi hành đạo luật này, ngày 03/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Ngày 23/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 767/QĐ-TTg thành lập Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường. Ngày 05/7/2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1128/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường nhà nước. Theo đó, Cục Bồi thường nhà nước có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án, phối hợp với TANDTC và VKSNDTC quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng, thực thi nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về công tác bồi thường. Mặt khác, tại Chương 3 của LTNBTCNN có nhiều điều luật quy định về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự như phạm vi trách nhiệm bồi thường [41, Đ.26]; các trường hợp không được bồi thường [41, Đ.27]; cơ quan có trách nhiệm bồi thường [41, Đ.29, 30, 31, 32]; thủ tục yêu cầu và giải quyết việc bồi thường [41, Đ.34, 36, 37, 42].v.v.

Một phần của tài liệu Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)