Thực tiễn thi hành các quy định về thủ tục tài phán đối với bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai do hoạt động tố tụng hình sự gây ra

Một phần của tài liệu Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 80 - 83)

thường thiệt hại cho người bị oan, sai do hoạt động tố tụng hình sự gây ra

Khoản 2 Điều 23 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự [41]. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện tại Toà án, người bị thiệt hại do CQTHTTHS gây ra trong quá trình tiến hành tố tụng phải qua một trình tự yêu cầu BTTH theo quy định của Luật này.

Theo quy định tại Điều 32 LTNBTCNN thì khi nhận được bản án, quyết định của CQTHTTHS có thẩm quyền xác định thuộc trường hợp được bồi thường theo quy định tại Điều 26 của LTNBTCNN thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Thủ tục thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định bồi thường... thực hiện theo quy định tại Điều 17, 18, 19, 20 của LNBTCNN. Điều 17 quy định phải thụ lý trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đơn và thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại biết, Điều 18 quy định phải xác minh trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý. Điều 19 quy định phải tổ chức thương lượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc xác minh, Điều 20 quy định thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định bồi thường. Mặt khác, Điều 22 Luật TNBTCNN quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày nhận được quyết định, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường [41]. Như vậy, mốc giải quyết các công việc tính từ ngày thụ lý trở đi. Vậy nếu cơ quan có trách nhiệm cố tình không

thụ lý hoặc không thông báo bằng văn bản về việc thụ lý cho người bị thiệt hại biết thì họ sẽ không xác định được các mốc thời hạn tiếp theo để tính ngày có quyền khởi kiện? Vấn đề này đương nhiên sẽ gây khó khăn cản trở cho người bị thiệt hại khi khởi kiện.

Việc quy định thời hạn 15 ngày để khởi kiện bồi thường nêu trên là không phù hợp với thực tế và pháp luật về tố tụng bởi thời hiệu khởi kiện dân sự nói chung là hai năm. Khi nhận được quyết định giải quyết bồi thường hoặc hết hạn giải quyết bồi thường mà không nhận được quyết định, người bị thiệt hại chỉ có 15 ngày để quyết định, lựa chọn nên khởi kiện đòi bồi thường hay không là thời gian quá ngắn. Thường thì các trường hợp bị kết án oan, sai đã trải qua những thời gian vất vả, cùng cực cả về vật chất và tinh thần. Sau khi thoát khỏi vòng lao lý, họ còn phải tập trung vào việc gây dựng, ổn định lại cuộc sống chứ không chỉ tập trung vào việc đi yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mặt khác, việc thu thập, tập hợp chứng cứ để chứng minh cho những thiệt hại để yêu cầu Toà thụ lý không hẳn là đơn giản. Quá trình này khác hẳn với quá trình thụ lý của cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, không phải người bị thiệt hại nào cũng có thể đáp ứng kịp những yêu cầu đó của Luật để đòi được phần nào thiệt hại thực tế của mình.

Ngay trong Báo cáo số 48/TANDTC-TK Ngày 17/3/2010 của Chánh án TANDTC trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số 388 cũng đã nêu một trong những khó khăn của người bị thiệt hại là trường hợp họ bị mất hồ sơ, tài liệu, không xuất trình được các bản án, quyết định của Toà án xác định người đó bị oan hoặc đương sự chỉ xuất trình được tài liệu xác nhận của cán bộ Toà án đã nhận đơn yêu cầu minh oan, xem xét việc Toà án kết án oan. Trong những trường hợp này Toà án có chấp

nhận tài liệu xác nhận nêu trên để giải quyết bồi thường cho họ hay không cũng là vấn đề vướng mắc.[43]

Một thực trạng là khi đã có kết luận oan sai, các cơ quan tiến hành tố tụng thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau; hoặc né tránh việc công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại... gây khó khăn cho người bị thiệt hại, đặc biệt là đối với người bị thiệt hại ở xa với nơi tiến hành các biện pháp tố tụng hình sự đối với họ. Và một khó khăn nữa đặt ra là nếu Toà án, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát có trách nhiệm phải bồi thường mà cố tình không chấp hành phán quyết thì cơ quan thi hành án dân sự có thể cưỡng chế được không? cưỡng chế, kê biên tài sản gì vì theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát cũng có chức năng kiểm sát hoạt động thi hành án?

Tại Hội thảo về “Cải cách tư pháp và phòng chống oan sai trong tố tụng hình sự” do Liên đoàn Luật sư Việt nam tổ chức ngày 29/10/2009, một nhân chứng được mời tham dự là ông Lương Ngọc Phi- Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại Thanh Phong, Thái Bình. Năm 1998 ông bị cơ quan tố tụng Thái Bình khởi tố, bắt giam, truy tố và xét xử 17 năm tù về “tội trốn thuế” và “Lạm dụng tín nhệm chiếm đoạt tài sản XHCN” Ngày 25, 26/4/2000, Toà phúc thẩm TANDTC đã xét xử phúc thẩm tuyên bố ông không phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và huỷ án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung về hành vi “Trốn thuế”. Năm 2001 ông được thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại. Ngày 16/10/2006, ông được VKSND tỉnh Thái Bình quyết định đình chỉ bị can xác định không phạm tội “trốn thuế”. Như vậy, tính từ khi khởi tố bị can, bắt tạm giam (ngày 01/5/1998) đến khi đình chỉ điều tra bị can là 8 năm 6 tháng, trong đó có 35 tháng giam oan, 68 tháng tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú. Sau nhiều năm các cơ quan tố tụng đùn đẩy trách nhiệm, ngày 13/6/2006, ông mới được TAND tỉnh công khai xin lỗi về việc xét xử oan về Tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”-. Tuy

nhiên, thiệt hại do oan sai gây ra là ông bị tịch thu 380 tấn ý dĩ (vị thuốc bắc), 31 tấn kê giống tổng trị giá khoảng 15 tỷ đồng thì không đựợc cơ quan nào bồi thường. Ông khởi kiện và Toà án đã xác định ông được bồi thường gần 700 triệu đồng. Thế nhưng, đến nay ông vẫn không nhận được đồng nào theo phán quyết của Toà án.

Như vậy, vẫn còn nhiều bất cập ngay chính trong quy định pháp luật hiện hành. Một văn bản được coi là tiên tiến nhất, có hiệu lực cao nhất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị kết tội oan, vẫn còn gây bức xúc trong dư luận. Đánh giá về thực trạng này, có nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết vụ án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử) đã gây oan, sai nhưng còn đựợc minh oan, còn được xác định là sai. Thế nhưng việc giải quyết vụ án dân sự đòi bồi thường oan, sai lại còn sai nữa thì cơ quan nào xem xét lại? Minh oan đã khó rồi, đòi bồi thường còn khó hơn!

Một phần của tài liệu Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)