Thực tiễn thi hành các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai do người có thẩm quyền của của cơ quan

Một phần của tài liệu Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 65 - 74)

thiệt hại cho người bị oan, sai do người có thẩm quyền của của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra

Cùng với sự phát triển của đất nước, để giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, các cơ quan tư pháp đã đóng góp tích cực trong hoạt động điều tra, truy tố. xét xử và thi hành án. Bên cạnh đó, việc khởi tố, bắt giam, truy tố, xét xử oan sai là điều không tránh khỏi và luôn là vấn đề đáng lo ngại và gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Đánh giá về tình hình công tác tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị nêu rõ: “...chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cơ quan tư pháp.” [6]

Trách nhiệm BTTH của các CQTHTTHS do người có thẩm quyền của các cơ quan đó gây ra trong quá trình tiến hành tố tụng luôn được đặt ra trong đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, và cụ thể là trong BLTTHS (như đã nêu ở phần 1.2).

Báo cáo của ngành tư pháp tại phiên họp thứ 6 Quốc hội khoá XI cho thấy chỉ riêng năm 2004, Cơ quan điều tra đã đình chỉ 950 vụ với 1.262 bị can

(có 125 bị can không phạm tội). Cơ quan Viện kiểm sát đã đình chỉ điều tra 665 vụ với 1.394 bị can (có 108 bị can không phạm tội). Riêng ngành Toà án từ ngày 01/10/2003 đến ngày 31/8/2004 đã có tới 8.500 bản án hoặc quyết định bị sửa, hơn 2.000 bản án, quyết định bị huỷ. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2004, Toà án các cấp mới nhận được 28 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoà giải thành 9 trường hợp, bồi thường 631 triệu đồng.

Theo Báo cáo số 1350/UBPL11 của UBTVQH Khoá 11, tính đến ngày 24/10/2005, sau gần 3 năm thi hành Nghị quyết 388, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thụ lý giải quyết bồi thường theo Nghị quyết được 177 trường hợp bị oan do người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Trong đó, Cơ quan điều tra thụ lý 40 trường hợp, cơ quan Viện kiểm sát thụ lý 73 trường hợp, Toà án thụ lý 64 trường hợp. Trong số này, cơ quan tiến hành tố tụng đã thương lượng thống nhất mức bồi thường và bồi thường được 77 trường hợp bị oan với số tiền gần 2,3 tỷ đồng. Trong đó, cơ quan điều tra bồi thường 3 trường hợp, Viện kiểm sát bồi thường 41 trường hợp, Toà án bồi thường 3 trường hợp. Ngoài ra, có 3 người được bồi thường theo quyết định của toà án với tổng số tiền là 1,9 tỷ đồng, 31 trường hợp bị oan thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra nhưng được xử lý theo diện không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 388.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, trường hợp bồi thường oan sai áp dụng Nghị quyết 388, tính hết năm 2007 (trong vòng 4 năm thi hành) đạt được khoảng gần 200 vụ, với số tiền bồi thường gần 15 tỷ.[9]

Tờ trình số 161/TTr-CP của Chính phủ ngày 13/10/2008 về Dự án Luật bồi thường Nhà nước: Tổng kết thực tiễn cho thấy, Nghị định 47 hầu như không phát huy tác dụng, chưa được áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại trong các lĩnh vực tố tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự. [15]

Ngày 17/3/2010, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã có Báo cáo số 48/TANDTC-TK trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số 388. Theo đó, từ ngày 17/3/2003 (ngày ban hành Nghị quyết số 388) tính đến ngày 12/3/2010, TAND các cấp đã thụ lý 123 vụ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số 388. Trong đó, TAND các cấp đã tiến hành thương lượng với người bị oan hoặc thân nhân của họ để giải quyết bồi thường 83 vụ với 86 người bị kết án oan; Người bị oan hoặc thân nhân của họ đã khởi kiện ra Toà án 40 vụ (Tòa án đã giải quyết được 37 vụ, còn lại 03 vụ đang được Toà án các cấp xem xét giải quyết); Toà án nhân dân tối cao đã tiến hành thẩm định và làm thủ tục đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí bồi thường tổng cộng 83 vụ với 86 người bị kết án oan, tổng số tiền chi trả bồi thường là 9.562.063.804 đồng.[43]

Theo Báo cáo về công tác ngành năm 2010 tại kỳ họp Quốc hội ngày 05/10/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ: Trong năm 2010 có 57.890 người bị cơ quan điều tra bắt giam, trong đó có 121 trường hợp oan, sai với số tiền bồi thường hơn 100 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các vụ bồi thường hậu quả của oan sai mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với yêu cầu ban đầu của người bị thiệt hại. Hơn nữa, để được bồi thường, trước đó người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ phải mất rất nhiều thời gian, khiếu nại...

Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho thấy việc khởi tố, truy tố và xét xử oan sai là điều không tránh khỏi, hậu quả của nó là vô cùng lớn và không phải trường hợp nào cũng đều khắc phục được. Người bị oan sai bị thiệt hại cả về vật chất, tinh thần, nhiều khi cả về tính mạng. Nhiều trường hợp sau khi được minh oan thì họ đã mất cơ hội trong công việc, sự nghiệp,

nhiều trường hợp đã chết trước khi được minh oan như bị cáo Nguyễn Thị Nhung trong vụ án “Vườn điều” ở Ninh Thuận... [20, tr.124, 441]

Trong thời kỳ thực hiện Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/3/2003, những bất cập liên quan đến trách nhiệm BTTH cho người bị oan, sai do người có thẩm quyền của CQTHTTHS gây ra được thấy rõ qua một số vụ việc cụ thể sau:

1. Trường hợp ông Hoàng Minh Tiến bị điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm bồi thường của VKSND thành phố Hà nội: do thương lượng không thành, ông Tiến khởi kiện VKSND thành phố Hà nội tại TAND quận Hai Bà Trưng, Hà nội đòi bồi thường thiệt hại.

Vào thời điểm đó, theo quy định của Nghị quyết 388/2003/NQ- UBTVQH 11, trường hợp thương lượng không thành thì trong thời hạn 30 ngày, người bị oan hoặc thân nhân của họ có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết (Khoản 3 Điều 11) [57]; Toà án có thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại là TAND quận, huyện nơi người bị oan cư trú, làm việc.

Tuy nhiên, tổng cộng 13 khoản tương đương số tiền là 2,2 tỷ đồng và căn nhà số 6/295 phố Bạch Mai mà ông khởi kiện yêu cầu phải bồi thường, TAND quận Hai Bà Trưng chỉ buộc VKSND thành phố Hà nội phải thanh toán cho ông Tiến số tiền 27,887 triệu đồng là thiệt hại về tinh thần (Bản án sơ thẩm số 13/2005/DSST ngày 06/6/2005).

Với 403 ngày bị ở tù oan (từ 22/11/1992 đến 31/12/1993) cộng với thời gian tại ngoại từ 01/01/1994 đến 15/6/1996, kết quả bồi thường như vậy là quá nhỏ so với yêu cầu khởi kiện của ông Tiến. Còn lại các khoản gồm tiền cấp dưỡng cho mẹ đẻ và 3 con vị thành niên trong thời gian bị giam giữ và chờ công lý, thu nhập thực tế bị mất, tài sản kinh doanh, tài sản gia đình bị mất, đặc biệt là ngôi nhà số 6/295 Bạch Mai cũng bị “biến mất” ... thì không được giải quyết.

2. Một trường hợp khác là ông Lưu Việt Hồng trú tại xã Nhơn Thạnh, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Từ một doanh nhân giàu có nhất vùng có đầy nhiệt huyết đóng góp, xây dựng quê hương, dám ứng tiền ra làm công trình cho địa phương, đòi không được trả mà còn bị khởi tố, bắt tạm giam về tôi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (ngày 12/06/1990). Tiếp đó, UBND xã đã bán hết toàn bộ tài sản bị kê biên của ông, kể cả một số tài sản không bị kê biên cũng bị đưa ra bán cùng với 29.000m2 đất trồng dừa. Đến ngày 16/6/2000, khi được Toà phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh minh oan, ông Hồng chỉ còn tay trắng. Suốt 6 năm đi đòi các cơ quan liên quan hoàn trả lại sản và bồi thường thiệt hại không được, ông buộc khởi kiện VKSND tỉnh Bến Tre ra TAND thị xã Bến Tre.

Tuy nhiên, VKSND tỉnh Bến Tre chỉ chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần gần 100 triệu đồng cho ông Hồng chứ không chấp nhận bồi thường gần 7 tỷ đồng thiệt hại về các tài sản nêu trên với lý do không thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát mà do các cơ quan tự ý phát mại tài sản trái pháp luật phải chịu mặc dù đó là hậu quả của việc khởi tố, truy tố oan sai. Tại phiên toà sơ thẩm ngày 10/5/2007, ông Hồng cũng đã rút bớt yêu cầu bồi thường đối với các thệt hại do UBND xã tự ý bán tài sản, chi còn lại khoản mất thu nhập trong thời gian bị tạm giam, thiệt hại do ngừng thi công... là 2,3 tỷ đồng. Thế nhưng, TAND thị xã Bến Tre cũng chỉ chấp nhận chưa đến 10% số tiền theo yêu cầu đó- gần 216 triệu đồng.

Dấu hỏi mà dư luận đặt ra là tại sao thiệt hại mang tính trừu tượng, không có định lượng đong, đếm cụ thể là “tinh thần” thì Toà án lại dễ dàng xác định để ghi nhận. Còn các tài sản đều là thứ có thể định hình, định lượng, xác định giá trị... thì lại không chấp nhận giải quyết. Sự lý giải về việc bác đơn yêu cầu của ông Tiến, ông Hồng đều được ghi trong bản án nhưng không

làm thoả thuận sự nghi ngại của dư luận về sự khách quan, công bằng khi mà Toà án “cấp dưới” phải xét xử Viện Kiểm sát “cấp trên” (?).

3. Vụ án chị Nguyễn Thị Hiên được tuyên vô tội sau 4 năm tù oan về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vào những năm 1990, chị Nguyễn Thị Hiên (sinh năm 1968- tại xã Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình) là một doanh nhân trẻ năng động ở Thái Bình sản xuất phụ tùng xe đạp với vài chục lao động. Do nhu cầu vốn để sản xuất, chị thế chấp ngôi nhà 3 tầng số 32 đường Phan Bội Châu, thành phố Thái Bình cho Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Bình vay 120 triệu đồng. Do xe đạp Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam ồ ạt gây hàng loạt các cơ sở sản xuất phục tùng xe đạp trong nước phải đóng cửa, ngừng sản xuất và cơ sở sản xuất của chị Hiên cùng không phải là ngoại lệ. Cùng thời điểm đó, vợ chồng chị ly hôn. Để có tiền trả nợ Ngân hàng, chia cho chồng và có chút vốn để chuyển hướng kinh doanh, chị bán ngôi nhà này cho ông Đặng Đình Liêm- Kiểm sát viên VKSND tỉnh Thái Bình với giá 224 triệu đồng. Theo thoả thuận, ngày 31/5/1996, các bên gồm chị Hiên, ông Liêm và Ngân hàng ký khế ước bán nhà với nội dung: ông Liêm mua ngôi nhà với giá 179 triệu đồng và trả thay chị Hiên 138 triệu đồng cho Ngân hàng cả gốc và lãi, 40,9 triệu đồng còn lại được trả cho anh Nguyễn Như Hoà- chồng chị Hiên mới ly hôn. Ngân hàng sẽ giải chấp khi ông Liêm trả hết tiền. Số tiền còn lại là 45 triệu đồng, ông Liêm viết giấy nợ chị Hiên, ghi rõ khi nào anh Liêm trả hết 45 triệu và 2,7 triệu nợ của anh Hoà thì chị Hiên sẽ bàn giao nhà, có sự chứng kiến của anh Nguyễn Khả Minh- cán bộ Ngân hàng.

Ngày 1/6/1996, ông Liêm đã trả cho Ngân hàng toàn bộ số tiền trên, trả cho anh Hoà 38,2 triệu đồng, còn nợ 2,7 triệu đồng. Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường nhà đất có chiều hướng biến động giảm giá nên ông Liêm yêu cầu chị bớt 30 triệu đồng nhưng chị không đồng ý. Ông Liêm mua chuộc anh Hoà

lấy trộm giấy nợ này (mặc dù ly hôn nhưng anh Hoà vẫn ở cùng chị Hiên ở ngôi nhà này và biết chị để Giấy nợ đó dưới đệm). Có giấy này, ông Liêm huỷ đi và quỵt luôn tiền “công” của anh Hoà. Nhưng ông không ngờ rằng anh bản mà ông nhận được chỉ là photocopy còn bản chính anh Hoà vẫn giữ.

Sau đó ông Liêm tố cáo chị Hiên về hành vi lừa đảo bán nhà không giao nhà và chị Hiên bị bắt giam. Và trong cuộc chiến không cân sức giữa một bên là người phụ nữ trắng tay với một bên là vị Kiểm sát viên cấp tỉnh có đầy đủ mối quan hệ, kinh nghiệm và kiến thức pháp luật, ngày 26/3/1997, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt chị Hiên 4 năm tù về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mãn hạn tù với 1.281 ngày, chị Hiên bắt đầu cuộc hành trình kêu oan và kiện lại Đặng Đình Liêm. Chị đã xuất trình được bản chính giấy nợ chứng minh Liêm còn nợ chị và anh Hoà số tiền 47,5 triệu đồng. Kết quả giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy tờ giấy lưu trong hồ sơ vụ án hình sự với nội dung chị Hiên nợ Liêm 59 triệu đồng là bản photocopy và cũng bị sửa chữa số liệu.

Bản án hình sự đối với chị Hiên đã bị kháng nghị và giám đốc thẩm, tuyên bố vô tội. Đến năm 2006, TAND tỉnh Thái Bình đã công khai xin lỗi chị. Tuy nhiên vấn đề bồi thường thiệt hại bị lờ đi vì cho rằng trách nhiệm đó thuộc về cơ quan khác.

Nguyên nhân của sự oan sai này được xác định là do CQĐT đã thiếu khách quan trong quá trình thụ lý đơn tố cáo, vi phạm tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, hình sự hóa quan hệ dân sự. Những vi phạm này đã bị lặp lại ở việc đánh giá chứng cứ của Viện kiểm sát và Tòa án dẫn đến việc đưa ra phán quyết oan cho chị Hiên.

Hậu quả của việc điều tra, truy tố, xét xử oan sai đó làm cho chị Hiên bị tù oan gần 4 năm, tán gia bại sản, mắc nhiều trọng bệnh (tiểu đường, rối loạn

tiền đình...), chữa chạy qua nhiều bệnh viện, có lúc cơ thể chỉ còn 37 kg nằm chờ chết… từ một chủ doanh nghiệp, nay chị phải thuê nhà sống tạm bợ, ngồi bán rong hoa quả hè phố kiếm tiền chữa bệnh.

Sau khi nhận được lời xin lỗi của TAND tỉnh Thái Bình, chị Hiên yêu cầu TAND tỉnh Thái Bình bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần là 560 triệu đồng. Tuy nhiên, sau ba lần thương lượng, TAND tỉnh Thái Bình chỉ đưa ra mức bồi thường là 260 triệu đồng.

Vậy, liệu chị Hiên khởi kiện TAND tỉnh Thái Bình ra trước TAND huyện Hưng Hà thì có thể đảm bảo khách quan, công bằng để bù đắp cho nhưng thiệt hại vật chất, tinh thần do thời gian bị hàm oan hay không khi mà chính Toà án cấp dưới phải xét xử Toà án cấp trên, và rồi nếu kháng cáo thì chính Toà án cấp trên lại xét xử phúc thẩm chính mình?

Ngày 17/8/2011, Bộ Tư pháp cáo Báo cáo Tình hình triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và kiện toàn tổ chức, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường để phục vụ Hội nghị chuyên đề về một số lĩnh vực công tác tư pháp năm 2011: Theo số liệu tổng hợp của các Bộ, ngành và địa phương, thì đến tháng 7 năm 2011 (sau một năm rưỡi thi hành LTNBTCNN), các cơ quan có trách nhiệm bồi thường tiếp nhận khoảng gần 400 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, đã thụ lý giải quyết khoảng 300 vụ việc (chưa bao gồm các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi quản lý hành chính trong thủ tục giải quyết vụ án hành chính). Tuy nhiên, báo cáo này không chỉ ra được trong các vụ việc

Một phần của tài liệu Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)