Quy trình giải quyết khiếu nại hành chính cần đảm bảo tính độc lập,

Một phần của tài liệu Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 107)

độc lập, khách quan.

Tại cơ quan hành chính những khiếu nại của công dân cần phải được giải quyết không những nhanh chóng, mà còn đảm bảo khách quan cao. Muốn vậy, các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại phải có tính độc lập. Đây là một trong những điểm yếu nhất trong việc giải quyết khiếu nại ở nước ta hiện nay. Việc đảm bảo tính độc lập trong việc giải quyết khiếu nại là một đòi hỏi trong Nhà nước pháp quyền, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để đảm bảo tính độc lập trong việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước, chúng ta phải dần hoàn thiện những nội dung sau trong quy trình giải quyết, đó là:

- Mở rộng quyền uỷ quyền của người khiếu nại. Người khiếu nại có thể uỷ quyền cho bất kỳ ai có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người có hiểu biết pháp lý. Trong những vụ việc phức tạp, kéo dài, cơ quan nhà nước khi giải quyết khiếu nại có thể mời luật sư cùng tham gia để thống nhất và đi đến kết luận nội dung khiếu nại của công dân;

- Mở rộng quyền của Luật sư trong việc gia giải quyết khiếu nại với vai

trò là người đại diện;

- Tăng cường việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại thông qua hoạt động tiếp công dân, đối thoại. Đổi mới và có những

quy định cụ thể mang tính bắt buộc trong việc tổ chức đối thoại; nâng cao ý nghĩa của kết quả đối thoại trong kết luận nội dung khiếu nại;

- Mở rộng hơn nữa các quyền của công dân trong quá trình giải quyết

khiếu nại và đảm bảo để công dân thực hiện các quyền đó. Cụ thể như: quyền

được nhận văn bản thụ lý giải quyết, quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại đúng trình tự, thủ tục, thể thức, thời hạn; quyền được đưa ra những chứng cứ để chứng minh; quyền phản bác những căn cứ mà người giải quyết khiếu nại áp dụng khi thấy những căn cứ đó là không đúng luật; quyền được giao tiếp đối thoại, yêu cầu người giải quyết phải trực tiếp đối thoại; quyền yêu cầu cơ quan nhà nước phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đúng thời hạn; quyền được yêu cầu bồi thường do hậu quả của quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra; quyền tố cáo người tiến hành xác minh, thẩm tra cố tình sử dụng những chứng cứ giả hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ….;

-Đổi mới mô hình, tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại (sẽ được trình bày ở Mục 3.2.3).

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu Quy trình giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính ở địa phương qua thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)