nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của công dân.
Như đã nói ở trên, giải quyết khiếu nại được xem như là công việc mang tính nội bộ của cơ quan công quyền. Việc công dân nắm bắt và tiếp cận với việc
giải quyết của cơ quan nhà nước là rất hạn chế. Chúng ta tiến hành đang xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi hoạt động, việc làm của công dân hay Nhà nước đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Do vậy, không có lý gì lại không công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân.
Hơn thế nữa, khiếu nại không những là quyền của công dân, mà khiếu nại còn là quyền giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, giúp cơ quan nhà nước phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm pháp luật, góp phần làm cho nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại của công dân thể hiện quyền tiếp cận, quyền được biết và quyền giám sát các công việc mà cơ quan nhà nước thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại theo quy định. Khi phát hiện ra những việc mà cơ quan nhà nước thực hiện không đúng thì công dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu người đó phải chấm dứt hành vi sai phạm hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này hoàn toàn là hợp pháp.
Cơ quan, người được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc khi tiến hành các thủ tục giải quyết khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi, quyết định của mình. Có như vậy thì mỗi cá nhân, cơ quan nhà nước mới tự đề cao trách nhiệm. Càng công khai, minh bạch các thủ tục giải quyết khiếu nại thì tính tự chịu trách nhiệm của cá nhân, cơ quan nhà nước càng cao, việc giải quyết khiếu nại càng khách quan, đúng pháp luật hơn.