Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Có rất nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dựa trên mô hình kim cương của M. Porter (xem hình 1.1) để đưa ra các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với tiêu đề “môi trường kinh doanh của doanh nghiệp” [30,tr.58] với 56 chỉ tiêu cụ thể thuộc 4 nhóm yếu tố như dưới đây. Các chỉ tiêu này được lượng hóa để xếp hạng cho các quốc gia:

Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng – kỹ thuật; hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trường tài chính.

Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích của người mua, tình hình pháp luật về tiêu dùng, về công nghệ thông tin…

Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lượng và số lượng các nhà cung cấp địa phương, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ đào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các chi tiết và phụ kiện máy móc.

Bốn là, bối cảnh đỗi với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp,

gồm hai phân nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương, hiệu quả của việc chống độc quyền).

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm sau đây: thị trường, thể chế - chính sách, kết cầu hạ tầng, các ngành hỗ trợ,…

1.2.2.1 Thị trƣờng

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt động mua – bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường đồng thời còn là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận… để định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Như vậy, sự ổn định của thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Để phát huy vai trò của các yếu thị trường đối với doanh nghiệp, cần có sự can thị trường của Nhà nước vào thị trường nhằm ổn định thị trường (hạn chế những biến động lớn của thị trường), tạo ra môi trường thị trường cạnh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lận thương mại, hạn chế độc quyển kinh doanh,…

Điều quan trọng là tạo lập môi trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lý, cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm,… tạo động lực cho doanh nghiệp vươn lên.

Để tạo lập và duy trì môi trường thị trường ổn định và hiệu quả, Nhà nước cần xây dựng và thực hiện tốt pháp luật nhằm khuyến khích cạnh tranh tích cực, chống độc quyền, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại… Trong điều kiện thị trường lành mạnh và ổn định thì doanh nghiệp mới có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra nhập thị trường, tạo ra nhiều nhà cung cấp cũng như nhiều đối tác kinh doanh, nhiều khách hàng cho doanh nghiệp.

1.2.2.2 Thể chế, chính sách

Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư hay kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn,… Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường,… nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.

Các thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp có thể được đánh giá theo từng chính sách hoặc bằng chỉ tiêu tổng hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, để đánh giá việc thực hiện thể chế, chính sách đối với các

Việt Nam (VCCI) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá môi trường kinh doanh với 9 chỉ tiêu thành phần: về đăng ký kinh doanh, chính sách đất đai, tình hình thanh tra – kiểm tra, chính sách phát triển, tính minh bạch, chi phí giao dịch, tính năng động của chính quyền.

1.2.2.3 Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất – kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống giáo dục – đào tạo... Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã sử dụng tới 8 tiêu chí phản ánh kết cấu hạ tâng trong tổng số 56 tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh được sử dụng để tính năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có chất lượng tốt. Điều đó đòi hỏi có sự đầu tư đúng mức để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

1.2.2.4 Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp. Trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia hay của một vùng lãnh thổ là yếu tố được quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, mức lương, hệ thống lương, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn, đầu tư cho đào tạo, vai trò của công đoàn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần chú trọng giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để các cơ sở

đào tạo, các hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chi và các biện pháp khác của Nhà nước.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC

2.1 Giới thiệu khái quát chung về Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phƣơng Tiện VTC Đa Phƣơng Tiện VTC

2.1.1 Lịch sử hình thành của Tổng công ty Truyền Thông Đa Phƣơng

Tiện VTC.

Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam VTC (gọi tắt là Tổng công ty VTC), tên giao dịch quốc tế là Vietnam Multimedia Corporation được thành lập theo quyết định số 192/2005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ Truyền hình Việt Nam thành Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam.

Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo quyết định số 01/2006/QĐ-BBCVT ngày 04/01/2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc thành lập Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Hiện nay Tổng công ty VTC có các phòng ban chức năng, tham mưu, giúp việc và 25 đơn vị thành viên, trong đó có 15 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 02 công ty TNHH một thành viên và 03 công ty đã cổ phần hoá. Nhân sự Tổng công ty VTC tính đến hết năm 2009 có trên 2500 nhân viên, và hàng ngàn cộng tác viên trong cả nước. Độ tuổi công nhân viên trung bình 26,7 tuổi, trong đó có 72% có trình độ đại học trở lên.

Trụ sở chính Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC ở 65 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Công ty thành viên, chi nhánh:

2.1.1.1 Chi nhánh

- Chi nhánh phía Nam:

+ Tổng công ty truyền thông đa phương tiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh + Chi nhánh công ty đầu tư và phát triển Công Nghệ Thông Tin tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC

- Kênh VTC1 - Kênh VTC2 - Kênh VTC3 - Kênh VTC4 - Kênh VTC5 - Kênh VTC6 - Kênh VTC7 - Kênh VTC8 - Kênh VTC9 - Kênh VTC10

- Ngoài ra còn một số kênh chuyên biệt như về thiên tai, nông nghiệp,thông tin…..

2.1.1.2 Ban ngành chức năng đoàn thể:

-Văn phòng Tổng công ty -Ban tổ chức cán bộ -Ban tài chính kế toán -Ban kế hoạch

-Ban đầu tư phát triển

-Ban quản lý dự án -Ban kỹ thuật viễn thông

-Ban quản lý dự án miền Trung -Văn phòng đại diện VTC tạo Lào -Phòng kinh doanh

-Phòng hành chính quản trị -Phòng giao nhận hàng hoá

2.1.1.3 Trung tâm trực thuộc

-Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ -Trung tâm truyền dẫn phát sóng

-Trung tâm hợp tác quốc tế

-Trung tâm chuyển giao công nghệ phát thanh truyền hình và viễn thông VTC

-Trung tâm dịch vụ truyền hình số-CDT

-Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình _VTC AD -Trung tâm phát thanh truyền hình Internet Việt Nam

Báo chí:

-Trang điện tử VTC News -Tạp chí truyền hình VTC -Báo thể thao 24H

2.1.1.4 Công ty thành viên

-Công ty truyền hình di động (VTC mobile)

-Công ty đầu tư và phát triển công nghệ thông tin – (Intercom) -Công ty viễn thông số - (Digicom Co).

-Công ty viễn thông không dây – (Wireless Broad Band) -Công ty điện tử và viễn thông VTC – (VTC Telecom)

-Công ty điện tử truyền hình cáp Việt Nam (CEC) -Công ty phát triển truyền thông truyền hình – (CTC) -Công ty thiết bị và quảng cáo truyền hình – (EAC)

-Công ty TNHH 1thành viên giải pháp công nghệ truyên thông VTC - (VTC Comtech)

-Công ty TNHH một thành viên truyền thông đa phương tiện miền Trung VTC

-Công ty Cổ phần truyền thông Hữu Nghị

-Công ty Thiết bị phát thanh truyền hình và đo lường – (MBC) -Công ty cổ phần truyền thông Hội An VTC – (VTC Hội An)

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty truyền thông đa phƣơng

tiện VTC

Cơ cấu tổ chức quản lý

Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành gồm: a) Hội đồng quản trị

b) Ban Kiểm soát c) Tổng giám đốc

d) Các Phó Tổng giám đốc e) Kế toán trưởng

f) Bộ máy giúp việc và cộng tác viên

2.1.2.1 Chức năng:

Đầu tư,quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề,lĩnh vực:

-Nghiên cứu ứng dụng, thiết kế, chế tạo,thử nghiệm, sản xuất,lắp đặt, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị thuộc ngành phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông, điện tử, tin học.

-Kinh doanh xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng ngành phát thanh, truyền hình, điện ảnh, bưu chính, viễn thông, tin học, y tế, điện lực, cơ khí, hóa chất, dầu khí, xây dựng, thể dục thể thao, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, ngân hàng, khoa học đo lường, tự động điều khiển học, kiểm nghiệm, chiếu sáng, ngành mỏ địa chất, điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và điện tử phục vụ các chuyên ngành khác; các thiết bị và phương tiện dùng cho phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vệ sinh môi trường, các thiết bị cho ngành in ấn, chế biến thực phẩm, nông hải sản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng các sản phẩm văn hóa, điện ảnh, phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật

- Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng phát thanh, truyền hình như: dịch vụ phát thanh, truyền hình trực tuyến, dịch vụ “truyền hình trả tiền” qua mạng, dịch vụ mua sắm qua truyền hình.

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin như: cung cấp đường truyền, dịch vụ kết nối đầu - cuối, dịch vụ chuyển tiếp, dịch vụ điện thôại, dịch vụ truy cập Internet theo giấy phép của Bộ Bưu chính, Viễn Thông.

- Kinh doanh tài chính,đầu tư vào các dự án phát triển trong và ngoài nước

- Được thiết lập mạng để cung cấp dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, xây dựng hạ tầng mạng truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình cáp; Xây lắp các cột cao phát sóng phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông, điện lực.

- Phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh quảng bá phục vụ nhiệm vụ công ích trong công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, các chương trình phục vụ nhu cầu thông tin,tuyên truyền của Đảng và Nhà nước; các chương trình phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân

-Biên tập, biên dịch và phát lại các tác phẩm điện ảnh, các chương trình truyền hình trong và ngoài nước theo các quy định của pháp luật

- Sản xuất các chương trình truyền hình: thông tin kinh tế, thể thao, giải trí, ca nhạc, phim, thời trang, trò chơi truyền hình, phổ biến kiến thức, khoa học công nghệ theo giấy phép của Bộ Văn hóa - Thông tin.

- Sản xuất, kinh doanh các chương trình game trên mạng viễn thông và mạng truyền hình.

- Sản xuất các chương trình quảng cáo, cung cấp các dịch vụ về quảng cáo, quảng bá trên sóng phát thanh truyền hình, trên mạng viễn thông và Internet trong nước, quốc tế và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

- Làm dịch vụ truyền thông, tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, nghề nghiệp, xã hội.

- Tư vẫn đàu tư xây dựng các công trình phát thanh, truyền hình, công trịnh bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học tự động điều khiển. Tư vấn cho các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài và làm các dịch vụ có liên quan khác.

- Kinh doanh các dịch vụ đưa lao động, học sinh đi làm việc, học tập, ở nước ngoài và các dịch vụ liên quan về đào tạo, giáo dục định hướng tư vấn du học, kinh doanh các dịch vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm theo quy định của pháp luật.

- Huy động các nguồn vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình, bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học.

- Được phép kinh doanh đa ngành, nghề khác theo quy định của phát luật.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

-Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký, bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định (đối với những sản phẩm và dịch vụ công ích) hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch hoặc trúng thầu theo đúng phạm vi, đối tượng, giá và tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước quy định.

-Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường.

- Đổi mới,hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh

-Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật vè lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Tổng công ty theo quy định của pháp luật.

-Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên, môi trường, quốc phòng an ninh, văn hoá, trật tự, an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)